Không nên uống nhiều nước khi ăn
Uống nước trong khi ăn cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày và khiến nồng độ insulin biến động đáng kể, cảnh báo được đăng tải trên trang Healthmeup.
Ảnh: Shutterstock
Uống nước trong bữa ăn không phải là thời gian tốt nhất để làm dịu cơn khát, tiến sĩ – bác sĩ Shonali Sabherwal của Ấn Độ cho biết. Ông giải thích thêm, đối với những người gặp vấn đề về tiêu hóa, dạ dày có sở trường đặc biệt để nhận biết khi nào cần dung nạp thức ăn, từ đó nhanh chóng tiết ra các dịch tiêu hóa. Nếu vừa ăn vừa uống cùng lúc thì bạn đã vô tình làm loãng dịch tiêu hóa tiết ra để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến hệ quả làm hỏng các chất dinh dưỡng của thực phẩm. Hơn nữa, bác sĩ Sabherwal còn cảnh báo vừa ăn vừa uống rất dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược a xít dạ dày và ợ nóng. Không chỉ vậy, uống nước trong bữa ăn còn có thể khiến nồng độ insulin tăng đột biến, nếu như bạn tiêu thụ thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Khi insulin tăng cao trong máu, khả năng cơ thể lưu trữ chất béo càng nhiều, từ đó gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhấm nháp một vài ngụm nước trong bữa ăn không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng uống một hoặc hai ly có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Theo các chuyên gia, thời gian tốt nhất để uống là trước khi ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn để các chất dinh dưỡng được hấp thu một cách hiệu quả.
Bác sĩ Sabherwal gợi ý một số cách để hạn chế nạp nhiều nước trong khi ăn: Hãy chắc chắn thực phẩm không quá mặn để không làm trầm trọng thêm cơn khát và kích hoạt nhu cầu uống nhiều nước. Tránh ăn nhanh bởi ăn hối hả dễ mắc nghẹn và cần uống nhiều nước để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Nhai kỹ thức ăn cũng là cách giúp hạn chế việc uống nhiều nước bởi trong khi nhai kỹ, dịch tiêu hóa (enzyme) tiết ra nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho dạ dày hoạt động hiệu quả hơn
Rau ngành ngạnh tốt cho tiêu hóa
Rau ngành ngạnh có thể ăn sống, mùi vị thơm ngon, chua, chát, kích thích hệ tiêu hóa chống lại những rối loạn tiêu hóa.
Lá ngành ngạnh - Ảnh: T.X.Chi
Trong bữa ăn đạm bạc dân dã của người miền quê huyện Tây Sơn và huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), đĩa rau sống sạch bao giờ cũng có rau ngành ngạnh. Loại rau này hiếm khi thấy ở các nơi khác trên đất Bình Định. Rau ngành ngạnh thường mọc hoang ở nhiều tỉnh phía bắc, và ở vùng lưng đồi núi vùng trung du.
Ngành ngạnh còn có nhiều tên gọi khác như: lành ngạnh, thành ngạnh, hoàng ngưu trà, cây đỏ ngọn, vàng la, cúc lương... Ngành ngạnh cây nhỏ, có gai ở gốc, cành non có lông tơ, dần trở nên nhẵn, có màu tro, ngọn màu đỏ.
Công dụng
Rau ngành ngạnh kích thích hệ tiêu hóa chống lại những rối loạn tiêu hóa. Rau này còn là loại thuốc trong vườn nhà giúp chữa nhiều bệnh nội khoa rất tốt, đặc biệt cho hệ thần kinh.
Theo đông y, ngành ngạnh có vị ngọt vừa, hơi đắng, chua và chát. Khi ăn sống nhai nhỏ cảm thấy dễ chịu, có tác dụng thanh giải nhiệt, dùng lá non trộn với rau sống, nấu canh chua với cá hoặc thịt gà, ăn rất ngon cơm, giúp tiêu hóa tốt. Lá ngành ngạnh phơi khô cùng với lá vối dùng cho chị em nấu uống sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, mau đói. Rễ vỏ cây ngành ngạnh phơi khô sắc nước uống chữa ho, khàn cổ. Ngày uống chừng 20 - 30 lá (phơi khô hãm như pha trà uống thường xuyên).
Theo VNE
8 sai lầm bạn cần tránh khi ăn sáng Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn sáng sao cho đúng. Nhịn ăn sáng không tốt cho sức khỏe nhưng ăn sáng không đúng cách cũng không có lợi. Nó không những khiến bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng mà thậm chí còn ảnh hưởng đến trọng lượng của bạn. Dưới đây...