Không nên quá lo lắng vì tỷ lệ “chọi”
Ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Ban đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nguyên là chuyên viên tư vấn tuyển sinh văn phòng 2 của Bộ GDĐT đã có những lời khuyên với thí sinh (TS) trước giờ “G”.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường: Thực tế năm nay không có nhiều thay đổi trong quy định có ảnh hưởng tới TS, chủ yếu Bộ GDĐT thay đổi các quy định có liên quan tới tính an toàn, bảo mật, công bằng của kỳ thi.
Ông Nguyễn Quốc Cường tư vấn cho thí sinh qua mạng internet. Ảnh: I.T
Vì vậy, TS cần lưu ý các điểm:
Khi đăng ký xét tuyển, các em cần ưu tiên đặt nguyện vọng yêu thích và là thế mạnh lên trên cùng, sau đó giảm mức độ ưu tiên dần xuống dưới. Hiện nay, nhiều trường ĐH áp dụng tiêu chí phụ để xét tuyển đối với các TS trùng mức điểm và tiêu chí phụ các trường đưa ra là khác nhau, thậm chí còn khác nhau đối với từng ngành trong cùng một trường, TS cần tìm hiểu kỹ. Đối với các TS đã đăng ký thi 2 bài thi tổ hợp thì bược phải dự thi hết các môn thành phần của hai bài thi tổ hợp đó. Nếu TS không dự thi (dù chỉ là một trong hai bài tổ hợp đã đăng ký) sẽ được coi là bỏ bài thi để xét tốt nghiệp, vì vậy TS sẽ không được xét công nhận tốt nghiệp.
Năm nay, xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội tăng (52,6% TS so với 48% năm 2018), ông có lời khuyên nào dành cho TS?
Video đang HOT
- TS phải nhớ không phải cứ học thuộc lòng là làm tốt bài thi xã hội. Muốn đạt được điểm cao khi làm bài thi khoa học xã hội, đòi hỏi TS phải có tư duy tổng hợp, cách xử lý nhanh nhạy thay vì “học vẹt”, học tủ. Xu hướng TS đăng ký bài thi tổ hợp khoa học xã hội ngày càng nhiều vì bài thi này mang tính gần gũi. Các bài thi về khoa học xã hội cũng có nhiều nội dung liên quan đến cuộc sống mà TS có thể vận dụng để mà giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, hiện nay nhóm ngành liên quan đến khoa học xã hội tại các trường cũng rất nhiều.
Là một xu hướng có lợi, thế nhưng, TS phải chọn bài thi phải thật kỹ lưỡng vì nếu chỉ chọn để đỗ tốt nghiệp rất dễ khiến TS hối hận khi chẳng may đỗ đại học đúng ngành mình không yêu thích.
Ông có nhận định gì về tỷ lệ chọi năm nay của các trường top đầu?
- Theo tôi, tỷ lệ chọi là một tiêu chí để xác định độ “hot” của ngành nghề, tuy nhiên nó không phản ánh 100% bản chất của trường, ngành đó, bởi nó còn phục thuộc và chất lượng của TS, thứ sự sắp xếp nguyện vọng bởi nếu TS có điểm thi cao nhưng xét tuyển ở nguyện vọng 2 thì rất có thể đã trúng tuyển ở nguyện vọng 1 nên không tạo ra sức ép đối với các TS khác. TS không cần quá lo lắng khi đã đăng ký vào các trường có tỷ lệ “chọi” cao.
Một thực tế từ các năm trước đó là khá nhiều TS thay đổi nguyện vọng sau khi công bố điểm thi. TS có thể yên tâm với lựa chọn của mình bởi dù sao đi nữa thì vẫn còn “cửa lùi”, quan trọng là phải thật sáng suốt.
Ông có thể tư vấn cho TS có mong muốn được học tại các trường có ngành nông – lâm, nhưng học lực chỉ ở mức trung bình?
- Thực tế các trường có đào tạo ngành nông – lâm điểm đầu vào không phải là quá cao trừ một số ngành “hot”. Vì vậy TS có học lực trung bình hoàn toàn có thể đăng ký vào các ngành liên quan nông lâm của các trường như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp ở phía Bắc hoặc Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 (Đồng Nai), Đại học Tây Nguyên…
Theo Danviet
Tuyển sinh 2019: Đại học Y Hà Nội có tỷ lệ 1 'chọi' 16
Theo thông tin từ Đại học Y Hà Nội, số lượng hồ sơ tuyển sinh nộp vào trường tăng khoảng 2.000 bộ; tỷ lệ chọi là 1/16.
Ngày 20/5, GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho biết, so với năm ngoái, lượng hồ sơ đăng ký vào trường năm nay tăng khoảng 2.000 bộ.
"Trung bình, tỷ lệ chọi vào trường năm nay là 1/16. Xét riêng nguyện vọng đối với từng ngành, tỷ lệ chọi trung bình khoảng từ 1/10 đến 1/20", thầy cho biết.
Trong đó, ngành Y khoa tiếp tục được thí sinh đăng ký nhiều nhất, với 5.200 nguyện vọng. Tuy nhiên chỉ tiêu của trường chỉ 400. Vì vậy, ngành này năm nay sẽ cạnh tranh cao, tỷ lệ chọi 1/13.
Bên cạnh đó, Răng - Hàm - Mặt cũng thu hút lượng thí sinh đăng ký đông. Tỉ lệ chọi vào ngành này khá cao, do chỉ tiêu tuyển sinh chỉ lấy 80.
Trong khi đó, có một số ngành ít thí sinh đăng ký hơn như cử nhân Y tế công cộng.
Năm 2019, Đại học Y tuyển sinh 1.120 chỉ tiêu với 10 ngành học.
Phó Hiệu trưởng lưu ý với các thí sinh, tỷ lệ chọi chỉ là yếu tố tham khảo, đôi khi không phản ánh được thực tế của trường, ngành đó. Nếu thí sinh không cẩn thận sẽ có thể bị nhiễu do những thông tin này. Theo ông, thực tế phụ thuộc vào chất lượng thí sinh đăng ký và thứ tự ưu tiên các nguyện vọng. Vì vậy, các em không nên hốt hoảng hay lo lắng mình sẽ không có cơ hội khi đăng ký vào các trường có tỷ lệ chọi cao.
Thầy Tú đưa ra lời khuyên: "Không phải chọi cao sẽ khó đỗ, cũng như không phải lúc nào chọi thấp cũng dễ trúng tuyển. Do vậy, thí sinh cần phải thật sáng suốt. Sau khi công bố điểm thi, thí sinh có thể dựa vào phổ điểm để điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp".
Năm 2019, Đại học Y Hà Nội tuyển sinh đào tạo 1.120 vào các ngành, khoa trong trường. Trường dành 15% chỉ tiêu cho tuyển thẳng, với các thí sinh đã hoàn thành chương trình dự bị đại học năm học 2018 - 2019 như ngành Y khoa (3 chỉ tiêu), ngành Y học dự phòng (3 chỉ tiêu), ngành Điều dưỡng (3 chỉ tiêu) và ngành Y tế công cộng (3 chỉ tiêu).
Nếu số lượng thí sinh vượt quá chỉ tiêu xét tuyển thẳng, nhà trường ưu tiên theo kết quả thi THPT Quốc gia 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học năm 2018.
Theo VTC
Đà Nẵng: Hơn 9.400 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Năm học 2019 - 2020, Đà Nẵng có 9.440 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố. Ảnh minh họa Tỷ lệ "chọi" khá cao khi chỉ có 9.440 chỉ tiêu tuyển sinh, nhưng có đến hơn 13.000 hồ sơ học sinh lớp 9 đăng ký nguyện vọng 1 (NV1) và hơn 12.000...