‘Không nên phân chia cụm thi đại học và tốt nghiệp’
“Những thí sinh thi ở cụm tốt nghiệp do sở GD&ĐT chủ trì vẫn được xét vào đại học, vậy mục đích phân chia hai cụm thi này là gì?”, PGS Văn Như Cương đặt câu hỏi.
Tối 3/1, Bộ GD&ĐT công bố quy chế của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2016, do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký. So với năm 2015, kỳ thi năm nay có một số thay đổi.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà giáo, những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT khá hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, như: Tổ chức cụm thi ở các tỉnh, thành (năm ngoái chỉ có 35 cụm thi); được nộp 4 nguyện vọng vào 2 trường (thay vì một trường); thời gian xét tuyển được rút ngắn từ 20 ngày xuống 12 ngày; điểm thi sẽ được công bố ở tất cả các cụm, thay vì xem trên website của Bộ GD&ĐT và 8 trường đại học.
Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn về khâu tổ chức, nhất là việc duy trì hai cụm thi do sở GD&ĐT và trường đại học chủ trì, cũng như an ninh trường thi.
Khó tránh bất cập
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM từng đồng tình việc tăng số cụm thi đại học, tuy nhiên ông bày tỏ lo ngại khi Bộ GD&ĐT cho mỗi tỉnh đều có một cụm thi. Trong đó, khó khăn trước mắt là chuẩn bị kinh phí và đảm bảo an ninh.
Vị hiệu trưởng chia sẻ kinh nghiệm thực tế của trường, một số địa phương sẵn sàng gây sức ép với hội đồng thi, nhất là những nơi có “truyền thống” ném phao cho thí sinh. Mặc dù an ninh phòng thi được đảm bảo nhưng khi ra ngoài trường thi, cán bộ coi thi có thể bị gây sức ép, đe dọa.
“Thực ra đây là quay lại cách làm cũ. Trước đây, chúng ta tổ chức thi theo từng tỉnh, nhưng vì quá lộn xộn nên phải tập trung về các thành phố lớn”, ông Dũng nhận định.
Việc thi theo tỉnh cũng sẽ cần huy động cả các đại học địa phương. Từ đó, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đặt ra nhiều băn khoăn: Các trường này có làm tốt không khi chưa có kinh nghiệm tổ chức thi? Giáo viên địa phương chấm thi đảm bảo công bằng không khi chấm bài cho thí sinh ở tỉnh mình? Mặc dù các trường đều cố gắng làm nghiêm nhưng sẽ khó tránh những bất cập.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Video đang HOT
Cũng lo lắng về vấn đề an ninh trường thi, GS.TS Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng Đại học Thủy Lợi cho rằng, địa phương sẽ phải phối hợp chặt chẽ với các trường để đảm bảo kỳ thi thành công ở tất cả các tỉnh, thành.
Theo ông Kim, một trong những điểm thay đổi tích cực của Bộ GD&ĐT là mỗi thí sinh chỉ được nộp hồ sơ một lần để cân nhắc kỹ quyết định của mình. Thời gian thi rút xuống 12 ngày hợp lý hơn so với 20 ngày như năm ngoái.
Vị hiệu trưởng này cũng đề xuất phiếu đăng ký nguyện vọng của thí sinh phải ghi đầy đủ thông tin để trường biết nguyện vọng 2 vào trường nào, ngành nào, có khả năng trúng tuyển không. Trước đây, nhà trường xét tuyển theo điểm chuẩn vào trường và điểm vào ngành. Thí sinh không đủ điểm vào ngành đăng ký có thể được xếp vào các ngành khác thấp điểm hơn và còn chỉ tiêu.
“Bộ GD&ĐT nên cho các trường linh hoạt trong việc điều chỉnh nguyện vọng với những thí sinh mong muốn học tại trường”, ông Kim nêu quan điểm.
Về đề thi, Hiệu trưởng Đại học Thủy Lợi cho rằng, cần phân hóa tốt hơn, mở rộng phổ điểm xét tuyển đại học, tránh trùng điểm, các trường khó tuyển sinh.
Đề xuất chỉ có một cụm thi trong tỉnh
PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, đánh giá, Bộ GD&ĐT đã có sự thay đổi tích cực, nhưng chủ yếu về mặt tổ chức, còn bản chất vấn đề không có nhiều khác biệt.
Ví dụ, ở kỳ thi năm ngoái, dư luận phản hồi nhiều nhất về cách phân bố hai cụm thi do Sở GD&ĐT và trường đại học chủ trì. Cách phân chia này khiến mọi người ngầm hiểu, thi ở cụm tốt nghiệp sẽ không được xét tuyển vào đại học. Nhưng sau đó, thí sinh thi ở cụm tốt nghiệp vẫn được xét vào đại học. Vậy, mục đích phân chia hai cụm thi này là gì? Phải chăng, thi ở cụm thi tốt nghiệp sẽ nhẹ nhàng hơn, thi ở cụm đại học khắt khe hơn?
Theo PGS Văn Như Cương, mỗi tỉnh chỉ nên có một cụm thi mang tính chất như nhau, không nên tách rời thành cụm thi địa phương hay các trường đại học. Ngoài ra, PGS đánh giá, năm nay, việc nộp 4 nguyện vọng vào 2 trường thay vì một trường như năm ngoái có lợi cho thí sinh.
Đồng tình với PGS Văn Như Cương, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, cho rằng, không nên tách rời hai cụm thi địa phương và các trường đại học, phân biệt rõ thí sinh có mục đích thi tốt nghiệp và đại học.
PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất, nên tách rời hai cuộc thi tốt nghiệp (giao cho các sở GD&ĐT chủ trì) và tuyển sinh cao đẳng, đại học (giao cho các trường) thành hai phần riêng biệt. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học lệch vì thi 3 môn bắt buộc Văn, Toán, Ngoại ngữ và lựa chọn một môn học.
“Ngay khi bước vào THPT, nhiều học sinh sẽ chỉ học 4 môn để tốt nghiệp, cùng lắm là 6 môn xét tuyển vào đại học. Những môn như Lịch sử sẽ ngày càng ít người học. Điều này dẫn đến kiến thức của học sinh không toàn diện, nguồn nhân lực nước nhà không đảm bảo”, PGS Nhĩ nêu lo ngại.
Kỳ thi THPT quốc gia 2016 được tổ chức trong 4 ngày, từ 1/7 đến 4/7. Cụm thi do mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, chia thành 2 loại: Cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp.
Thí sinh có thể chọn trong số 8 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ.
Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài mỗi môn 180 phút.
Các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài mỗi môn 90 phút.
Môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.
Theo Zing
Thi nhiều khối được nhận bao nhiêu giấy chứng nhận kết quả
Trả lời băn khoăn của thí sinh, Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục) Trần Văn Nghĩa cho biết, dù có thi nhiều môn để tích hợp nhiều khối thí sinh cũng chỉ nhận được 4 giấy chứng nhận kết quả ghi số điểm từng môn.
Thí sinh mùa thi 2014. Ảnh: Quỳnh Trang.
- Mọi năm, nếu học sinh thi hai khối, chẳng hạn A và A1, các em sẽ được cấp hai giấy trúng tuyển nguyện vọng 1. Năm nay, nếu các em thi nhiều tổ hợp môn thi của nhiều khối thì sẽ được nhận mấy phiếu kết quả điểm để xét tuyển nguyện vọng một?
- Năm nay, dù thi bao nhiêu môn thì thí sinh vẫn chỉ nhận được một giấy chứng nhận duy nhất để sử dụng cho nguyện vọng 1. Giấy chứng nhận sẽ ghi rõ điểm số của tất cả môn thí sinh đã thi, vì thế các em có thể đăng ký vào tối đa bốn ngành khác nhau của một trường có tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với môn thi. Khi đã trúng tuyển ở nguyện vọng 1, thí sinh sẽ không được đăng ký các nguyện vọng bổ sung.
Mọi năm, dù có hai giấy báo trúng tuyển, các em cũng chỉ có thể đăng ký học được ở một trường. Vì vậy, có hai giấy báo trúng tuyển hay có một giấy chứng nhận nguyện vọng 1 như năm nay chỉ khác nhau một điều là các em không được "khoe" trúng tuyển vào nhiều trường.
Mặt khác, ngoài giấy chứng nhận kết quả thi sử dụng để xét tuyển nguyện vọng 1, các em còn có ba giấy chứng nhận để đăng ký xét tuyển nguyện vọng hai vào các trường đại học, cao đẳng. Và nếu thi nhiều môn, thí sinh có thể có nhiều lựa chọn trong việc đăng ký các trường, ngành với các tổ hợp môn xét tuyển khác nhau, cơ hội đỗ cũng cao hơn.
Tuy nhiên, thí sinh không nên đăng ký quá nhiều môn vì sẽ gây tốn kém do phải đóng thêm lệ phí thi, đồng thời phân tán thời gian ôn tập, dẫn đến kết quả thi không tốt.
- Nếu học sinh đã thi một số môn nhưng bị ốm, không dự thi được môn tiếp theo, hoặc thí sinh đăng ký thi nhiều môn nhưng sau đó chỉ thi những môn để xét tốt nghiệp, bỏ các môn còn lại, thì sẽ được xét tốt nghiệp và sử dụng điểm như thế nào?
- Nếu thí sinh đã thi đủ các môn dùng để xét tốt nghiệp thì hoàn toàn có thể được xét tốt nghiệp dựa trên điểm số các môn này, các môn còn lại chỉ để thí sinh lấy điểm xét tuyển đại học.
Nếu thí sinh chưa thi đủ các môn để xét tốt nghiệp và bị ốm thì các em có thể được xét đặc cách nếu đủ điều kiện quy định trong quy chế.
- Nếu thí sinh đoạt các giải quốc gia, quốc tế, được miễn thi tốt nghiệp THPT nhưng muốn thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học thì đăng ký thế nào?
- Trường hợp này, thí sinh chỉ cần đăng ký thi các môn có nhu cầu lấy điểm, không cần thi các môn dùng để xét tốt nghiệp và vẫn được xét đặc cách tốt nghiệp như bình thường.
- Trường Trung học phổ thông chuyên ngữ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trường dạy đến 6 ngoại ngữ khác nhau. Tuy nhiên, nếu học sinh đăng ký môn ngoại ngữ không học trong trường để thi hoặc xét miễn thi tốt nghiệp có được không?
- Bộ sẽ quy định điều này cụ thể hơn trong hướng dẫn và sẽ sớm gửi cho các trường. Tuy nhiên, tinh thần là Bộ sẽ tạo mọi điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Ví dụ các em học tiếng Trung ở trường, học thêm tiếng Anh ở bên ngoài và học rất giỏi thì được phép đăng ký thi.
Theo VNE
Bộ Giáo dục xây dựng 'ma trận' đề thi THPT quốc gia Cả 8 môn thi sẽ được xây dựng 'ma trận' đề thi đảm bảo các cấp độ nhận thức từ dễ đến khó với nội dung kiến thức chủ yếu ở lớp 12. Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hàng năm Bộ đều xây dựng "ma trận" đề thi cho tất cả...