Không nên nóng vội thực hiện nhiều bộ sách giáo khoa?
“Nếu trong thời gian tới chỉ có một bộ sách giáo khoa (SGK) thì cũng không có gì ngạc nhiên. Chúng ta không nên nóng vội, có thể giai đoạn đầu sẽ dùng thống nhất một bộ SGK chung, làm căn cứ tiến tới giai đoạn sau phát triển ra nhiều bộ SGK…”
Đây là ý kiến được một số chuyên gia giáo dục đưa ra sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: “ chủ trương của T.Ư và Quốc hội là phải có lộ trình thực hiện “một chương trình, nhiều bộ SGK”. Trước mắt, điều kiện chưa cho phép, vẫn nên thống nhất thực hiện một bộ SGK, đến khi nào đảm bảo các điều kiện cần thiết sẽ thực hiện chủ trương trên” tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây.
Tập trung khâu biên soạn bộ SGK
Trao đổi với PV Dân trí, GS. TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí TƯ Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không phải không có căn cứ. Nhiều nước trên thế giới khi áp dụng có nhiều bộ SGK trong cùng một chương trình dạy học cũng đã gặp phải khó khăn lớn khi thực hiện, nên việc lo ngại là hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại ở ý kiến của riêng cá nhân Chủ tịch Quốc hội; để chính sách này đi vào hiện thực, cần có thời gian và được sự biểu quyết thông qua của đa số các đại biểu Quốc hội.
“Sách nào viết tốt, giáo viên và học sinh dễ hiểu thì họ được quyền lựa chọn, miễn sao đảm bảo được chất lượng và đánh giá của các kì thi chung toàn quốc”, GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Theo GS Phạm Tất Dong, sử dụng một hay nhiều bộ SGK thì cơ bản về nội dung là như nhau; có thể ở địa phương này chọn bộ SGK A là chính, bộ SGK B là tham khảo… miễn sao đảm bảo cung cấp đủ số lượng kiến thức do Bộ GD&ĐT yêu cầu là được.
Nếu trong trường hợp, Quốc hội thông qua quy định việc dạy thống nhất một bộ SGK thì Bộ GD&ĐT và NXB không được tự viết sách, tự thẩm định và tự ban hành, vì như vậy khác gì “vừa đá bóng vừa thổi còi” dễ xảy ra hiện tượng độc quyền như trước đây.
Từ đó, GS Dong đề xuất biện pháp tránh tiêu cực và tham nhũng, cần quy định lại vai trò của các đơn vị tham gia như: Viện Nghiên cứu chịu trách nhiệm đưa ra khung chương trình chung; các Giáo sư đầu ngành và nhóm tác giả sẽ viết sách; Hội đồng thẩm định Quốc gia và Bộ GD&ĐT đóng vai trò thẩm định chất lượng nội dung của sách; NXB chỉ đóng vai trò in ấn và phát hành, không liên quan tới vấn đề biên soạn sách.
Ngoài ra, trước nhiều ý kiến băn khoăn nếu thực hiện thống nhất một SGK có gây ra lãng phí và mất công cho các NXB đang tập hợp nhóm tác giả để biên soạn bộ SGK, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, các NXB đang trong quá trình biên soạn chưa có công bố dự kiến thời gian hoàn thành và đưa vào sử dụng cụ thể. Chúng ta không thể ngồi đợi, phải có chuẩn bị phương án Bộ GD&ĐT ban hành bộ SGK chung, lấy đó làm gốc, làm chuẩn.
Không nên nóng vội
Theo GS.TS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là đúng. Phải hiểu đúng bản chất của Nghị quyết 88, quy định một chương trình có thể được dạy bằng một số bộ SGK.
Phải chú ý đến từ “một số” trong Nghị quyết, nghĩa là một, hai hoặc ba… và “có thể” nhiều bộ sách chứ không “bắt buộc” là phải có nhiều bộ SGK. Cho nên ý kiến đề xuất của Chủ tịch Quốc hội không đi ngược lại với Nghị quyết.
Video đang HOT
Do đó, GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh, nếu trong thời gian tới thống nhất chỉ có một bộ SGK cũng không có gì ngạc nhiên. Chúng ta không nên nóng vội, có thể giai đoạn đầu sẽ dùng thống nhất một bộ SGK chung, làm căn cứ tiến tới giai đoạn sau phát triển ra nhiều bộ SGK… như vậy sẽ tuần tự, không gây xáo trộn trong giáo dục và được dư luận đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh đó, các NXB khác vẫn cứ tiếp tục tham gia biên soạn và thẩm định sách. Các bộ sách đó hoàn toàn vẫn được lưu hành trên cương vị sách tham khảo và các địa phương, các trường có quyền lựa chọn dạy song hành một môn học bằng nhiều SGK tham khảo. Vị trí số một với số hai thì không quá quan trọng bằng chất lượng và độ tin dùng.
“Sách nào viết tốt, giáo viên và học sinh dễ hiểu thì họ được quyền lựa chọn, miễn sao đảm bảo được chất lượng và đánh giá của các kì thi chung toàn quốc”, GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Tuy nhiên, khi chúng ta thảo luận vấn đề này nên lắng nghe ý kiến từ các NXB đang mong muốn được đưa “con ruột” của mình cạnh tranh công bằng theo Nghị quyết 88. Và bây giờ thống nhất chỉ có một bộ SGK liệu các NXB có mất niềm tin và ngại muốn đầu tư cho các lần đổi mới sau hay không?.
“Chúng ta chấp nhận những ý kiến trái chiều ban đầu để đánh đổi lại sự phát triển cạnh tranh công bằng, hay lựa chọn giải pháp an toàn truyền thống… điều đó sẽ được tập thể các đại biểu Quốc hội thảo luận và thông qua”, GS Đào Trọng Thi cho hay.
Hà Cường
Theo Dân trí
Những trường phổ thông có mức học phí "khủng" từ 500 triệu đồng/năm
Đây là mức học phí của một số trường phổ thông quốc tế thông báo dự kiến cho năm học 2019-2020. Trong đó, có trường đưa mức học phí là 30,8 nghìn USD, tương đương theo giá trị quy đổi tiền tệ sang tiền Việt Nam hơn 725 triệu đồng/năm.
Đi đôi với chất lượng của chương trình dạy - học thì bài toán học phí luôn được các bậc phụ huynh cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định chọn môi trường giáo dục để gửi gắm con em mình.
Theo thống kê cho đến thời điểm hiện tại, mức học phí của trường Quốc tế Liên hiệp quốc Hà Nội (UNIS) đang dẫn đầu trong đường đua các trường có mức đóng góp cao ngất ngưởng.
Đối với cấp học mầm non, từ 2 - 5 tuổi, học phí sẽ có giá từ 15,2 - 22,5 nghìn USD/năm học; cấp tiểu học (lớp 1-5) học phí khoảng 25,3 nghìn USD; cấp trung học (từ lớp 6-8 và 9-10) học phí từ 26,9 - 28,8 nghìn USD.
Cao nhất trong hệ thống là cấp phổ thông có mức học phí lên tới 30,8 nghìn USD, tương đương theo giá trị quy đổi tiền tệ sang tiền Việt Nam hơn 725 triệu đồng/4 học kỳ/năm.
Chưa kể đến các loại chi phí xe bus đưa đón học sinh, các hoạt đông ngoại khóa, thể dục thể thao...tùy theo nhu cầu tham gia và tự nguyện đăng kí từ phía gia đình
So sánh với mức học phí năm học 2017-2018, trung bình mỗi cấp học tăng đều khoảng 3 nghìn USD/năm học.
Mức học phí của trường Quốc tế Liên hiệp quốc Hà Nội (UNIS).
Về vị trí thứ 2 trong đường đua học phí phải kể tới trường Quốc tế Anh (BIS) với mức học phí cũng hơn nửa tỷ đồng/năm học.
Theo đó, mức học phí để học sinh được tham gia vào ngôi trường này tối thiểu phải nộp từ 170 triệu đồng đối với các em nhỏ lớp mẫu giáo học nửa ngày và 241 triệu đối với các bé học cả ngày.
Còn đối với mức học phí cực khủng hơn nữa mà phụ huynh sẽ phải nộp đó là cấp học phổ thông (lớp 12 và dự bị Đại học) hơn 683 triệu đồng/năm, đó là trong trường hợp nộp một lần; nếu nộp lẻ theo từng kỳ học thì sẽ tăng thêm hơn 120 triệu đồng.
Nếu tính tổng con số nộp theo từng kỳ học riêng trong năm học, thì ngôi trường danh tiếng này có mức đóng góp cao hơn cả trường top 1 trong đường đua học phí này.
Bảng học phí của trường Quốc tế Anh (BIS).
Tiếp đến là trường Quốc tế ParkCity HaNoi (ISPH) (The International School @ Parkcity HaNoi), năm 2019 trường mới bắt đầu tuyển sinh nhưng cũng đã có mức học phí quy định thuộc hàng Top dẫn đầu hiện nay.
Được biết, con số cao nhất về học phí trong khoảng hơn 589 triệu đồng/ năm học dành cho học sinh lớp 12 và dự bị Đại học.
Mức học phí của Trường Quốc tế ParkCity HaNoi (ISPH) (The International School @ Parkcity HaNoi)
Trường TH School cũng có mức học phí chẳng kém gì so với các trường học trên.
Cụ thể, dự kiến năm học 2019-2020, mức học phí đối với học sinh lớp 11 và 12 (dự bị Đại học) lên tới 520 triệu đồng cho toàn bộ 3 kỳ học/năm; nếu phụ huynh có thể đóng góp luôn một lần trước khi vào năm học mới thì số tiền sẽ được ưu ái giảm xuống còn 468 triệu đồng.
Cùng với đó, cấp học mầm non (từ 2-5 tuổi) dao động khoảng 230 - 350 triệu đồng/ năm học; cấp tiểu học (từ lớp 1-5) có giá chung 430 triệu đồng và cấp trung học (lớp 6-9) rơi vào khoảng 450 - 490 triệu đồng tùy năm học.
So sánh với mức học phí năm học 2018 - 2019, trung bình ở mỗi lớp học số tiền phụ huynh phải đóng góp tăng khoảng trong 20 - 30 triệu đồng.
Thông tin từ TH School, học sinh sẽ được học chương trình quốc tế Cambridge hoàn toàn bằng tiếng Anh International Primary Curriculum (IPC) với bậc mầm non và tiểu học, International Middle Years Curriculum (IMYC) với lớp 6, 7, 8, International General Certificate of Secondary Education (IGCSE) với lớp 9 và 10, AS/A level - Pearson Edexel với lớp 11 và 12.
Học phí trường TH School.
Trường quốc tế Anh Việt (BVIS) đạt mức học phí cần có khi theo học khoảng hơn 539 triệu đồng/3 học kỳ năm học 2018 -2019 (lớp 11-12). Mức thấp nhất của trường này là 223 -330 triệu đối với cấp học mầm non và tiền mầm non.
Học phí năm học 2018-2019 của trường quốc tế Anh Việt (BVIS).
Bên cạnh đó, có những trường có mức học phí nhẹ nhàng hơn 1 chút. Cụ thể, trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring mức học phí thấp nhất từ 128,3 - 177,9 triệu đồng tăng dần từ lớp 1 đến lớp 12 và các bậc dự bị hoặc các chương trình học chất lượng cao hơn.
Bảng học phí trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring
Hà Cường ( tổng hợp )
Theo Dân trí
Chuẩn hiệu trưởng: Thước đo năng lực trong đổi mới GD Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành chính thức có hiệu lực từ năm học 2018 - 2019 đã tạo nên một hy vọng mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý Trong năm 2019, đồng thời với...