‘Không nên dùng kỹ năng học vần ngày xưa để dạy trẻ’

Theo dõi VGT trên

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng kỹ thuật dạy học mỗi thời một khác, phụ huynh chỉ nên theo dõi, động viên, không dùng kỹ thuật ngày xưa để dạy trẻ.

Theo kế hoạch ngày 12/10, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Chủ biên sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trả lời trực tuyến VnExpress. Do bận việc đột xuất, ông Hùng không thể tham gia. Ngày 21/10, ông đã trả lời một số trong hơn 800 câu hỏi độc giả gửi về, tập trung về bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Khi biên soạn sách giáo khoa lớp 1, Ban biên soạn căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh và đã nghiên cứu cụ thể tại các vùng miền khác nhau thế nào?

-Việc biên soạn sách giáo khoa lớp 1 trước hết căn cứ vào Chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 12/2018. Sách phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần đạt mà chương trình đề ra, đồng thời phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Nói cách khác, dung lượng và độ khó của các bài học cần bảo đảm vừa sức với học sinh.

Khi biên soạn sách, chúng tôi coi sự phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh là ưu tiên hàng đầu. Để bảo đảm điều này, trước hết chúng tôi tham vấn các giáo viên đang trực tiếp đứng lớp. Ngoài một số giáo viên tiểu học ở Hà Nội được mời tham dự thường xuyên các cuộc họp triển khai biên soạn sách, chúng tôi còn xin ý kiến tư vấn của nhiều cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học ở Quảng Trị và TP HCM.

Tiếng Việt 1 đã được tổ chức dạy học thử nghiệm ở một số trường tại Hà Nội, ở các quận nội thành (Hà Đông, Bắc Từ Liêm) và huyện ngoại thành (Sóc Sơn). Lựa chọn ưu tiên là những trường thuộc địa bàn khó khăn để đo lường được chính xác hơn những thách thức từ thực tiễn đối với sách mới. Tiến độ dạy học và độ khó của các bài học đều được xem xét qua thực nghiệm.

Các ngữ liệu có thể khó đối với học sinh đều được chúng tôi nhờ giáo viên cho học sinh lớp 1 đọc và thử trả lời câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu. Số âm chữ và vần trong mỗi bài, ngoài căn cứ vào việc dạy thực nghiệm, chúng tôi còn dựa vào kinh nghiệm biên soạn sách giáo khoa dạy Tiếng Việt ở Việt Nam qua các giai đoạn.

Chẳng hạn, Tiếng Việt 1 của chúng tôi có nhiều bài 3 vần. Trước đây, ở Việt Nam từng có một số sách thiết kế nhiều bài 3 vần như vậy. Sách Học vần lớp 1 do bà Nguyễn Thị Nhất chủ biên (1977) có đến 17 bài 3 vần. Trước đó, ở miền Nam, sách Em học vần (1969 và 1971), phần vần chỉ có 25 bài, trong đó có 24 bài thiết kế 3-6 vần. Nhờ vậy, với cuốn sách này, giai đoạn học âm chữ và vần kết thúc trong hơn 4 tháng.

- sao tôi không thấy bóng dáng của các bộ sách trước đây trong sách giáo khoa mới?

- Nếu đọc kỹ có thể thấy sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống kế thừa rất nhiều kinh nghiệm của các bộ sách giáo khoa Tiếng Việt trước đây. Hệ thống âm chữ và vần thì vẫn phải dựa vào hệ thống âm chữ và vần của tiếng Việt, không thể khác.

Bên cạnh nhiều đổi mới để có được một bộ sách dạy tiếng hiện đại, chúng tôi đã học hỏi khá nhiều kinh nghiệm của các tác giả đi trước. Chẳng hạn, hoạt động nói và nghe ở tập một sách Tiếng Việt 1 mới đã kế thừa sách Tiếng Việt 1 năm 2000, nhưng thay đổi ở cách thức kết nối với nội dung khác của bài học. Nhiều bài đọc quen thuộc với học sinh qua nhiều thế hệ cũng có trong sách mới của chúng tôi như các tác phẩm của Thanh Tịnh, Huy Cận, Phan Thị Thanh Nhàn, Tô Hà, Hoàng Minh Chính, Lê Huy Hòa, Thạch Quỳ…

Tuy nhiên, ngữ liệu mới vẫn là chủ yếu vì yêu cầu giáo dục có nhiều nội dung mới như chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, bình đẳng giới… Có nhiều bài học cùng chủ điểm với sách trước đây như gia đình, nhà trường nhưng ngữ liệu cũng cần thay đổi để phù hợp với thực tiễn đời sống của trẻ em Việt Nam ngày nay.

Sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, không dạy hết tất cả vần ở học kỳ 1 như nhiều người nghĩ mà vẫn để 27 vần sang học kỳ 2, nhưng không dạy các vần riêng biệt mà cài đặt vần mới vào các văn bản trọn vẹn. Các bài 3-4 vần ở học kỳ 1 hầu hết gồm những vần đơn giản và giống nhau về cách đọc và chữ viết. Trên cơ sở một vần đã học, ví dụ vần “on”, học sinh có thể vận dụng cách đánh vần o – nờ – on để đánh vần các vần “ôn”, “ơn”. Nhìn kỹ trang sách thì sẽ thấy số lượng các tiếng, từ ngữ học sinh cần đọc và viết trong những bài này không nhiều hơn so với các bài 2 vần. Những bài kiểu này chúng tôi ưu tiên lựa chọn để dạy thực nghiệm. Kết quả, học sinh học rất hiệu quả.

Ý kiến cho rằng những bài 3-4 vần học sinh phải học nặng gấp đôi là hoàn toàn không có cơ sở. Nhờ kỹ thuật thiết kế bài học có tham khảo kinh nghiệm biên soạn sách Tiếng Việt 1 trước đây, chúng tôi rút ngắn được thời gian học vần mà vẫn phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, tạo cho các em cơ hội phát triển kỹ năng suy luận, phát huy được vốn ngôn ngữ nói vào việc học đọc và viết.

- Tôi có con chuẩn bị vào lớp 1, hiện tại nếu theo chương trình sách thì cải cách và đổi mới liên tục. Nếu nhà có 2 anh em thì không thể học cùng bộ sách được. Phụ huynh chúng tôi ngày xưa đi học một buổi, về ôn bài một buổi không học thêm vẫn phát triển cả thể chất tinh thần và kiến thức. Ông nghĩ sao về việc này?

- Trước hết, tôi muốn đính chính rằng chương trình và sách giáo khoa không cải cách và đổi mới liên tục. Sách giáo khoa lớp 1 đã dùng 20 năm, thường được gọi là sách giáo khoa năm 2000. Quãng thời gian 20 năm này dài hơn chu kỳ dùng sách của nhiều nước như Hàn Quốc, Phần Lan vì họ thường đổi mới theo chu kỳ khoảng 10 năm. Như vậy, chu kỳ 20 năm của chúng ta là khá lâu. Có lẽ, ý kiến cho rằng sách đổi mới liên tục là do một số thử nghiệm tài liệu dạy học (chứ không phải đổi mới chương trình và sách giáo khoa) trong thời gian qua.

Ngày xưa, anh chị em có thể chỉ cách nhau 2-3 năm, bây giờ cách nhau nhiều năm khá phổ biến nên việc anh chị để lại sách cho em không thuận lợi như trước. Bên cạnh đó, điều kiện sống hiện nay tốt hơn nên phần lớn gia đình cũng muốn mua sách giáo khoa mới cho con. Tuy nhiên, nói như vậy không phải sách giáo khoa học một năm rồi bỏ đi. Nhiều học sinh vẫn có thể dùng lại sách cũ được tặng bởi theo quy định mới, học sinh không điền, viết, làm bài tập vào sách giáo khoa và được khuyến khích giữ gìn sách để tặng lại cho các em lớp sau.

Video đang HOT

Trước kia, học sinh chỉ học một buổi, vẫn có thời gian chăn trâu, cắt cỏ và lớn lên thành công vì nội dung giáo dục và tiến độ học phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực của ngày đó. Bây giờ, ngoài những kiến thức mới được bổ sung theo đà phát triển của khoa học và công nghệ, học sinh còn phải học nhiều môn và nội dung giáo dục khác như ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới… Nếu sử dụng sách giáo khoa ngày xưa với tiến độ như cũ thì nguồn nhân lực trong tương lai sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Chúng ta không nên nghĩ rằng con mình vừa học vừa chơi mà vẫn đủ kiến thức, kỹ năng để có công ăn việc làm tốt. Nếu không đặt ra áp lực cho việc học thì nguồn nhân lực rất khó đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Không chỉ Việt Nam, các nền giáo dục đều phải đổi mới, đặt ra yêu cầu cao hơn với người học. Vấn đề là học sinh phải được học những điều thực sự hữu ích và chịu áp lực vừa phải. Đấy là tôi đang nói về việc dạy học ở phổ thông nói chung. Còn đối với lớp 1 thì tôi nhất trí với quan điểm không nên bắt các cháu học nhiều thứ mà nên ưu tiên cho việc bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách, rèn luyện thể chất và phát triển một số kỹ năng thiết yếu, trong đó có kỹ năng ngôn ngữ.

Xin nói thêm, tôi cũng không đồng tình với việc có quá nhiều sách giáo khoa cho học sinh lớp 1. Trên thế giới không có nước nào có sách giáo khoa lớp 1 cho môn Giáo dục thể chất (về căn bản vẫn là môn Thể dục như lâu nay) và những hoạt động giáo dục như Hoạt động trải nghiệm. Tôi từng có ý kiến trên nhiều diễn đàn về vấn đề này. Cần phải kiểm soát lượng sách các loại vào nhà trường để không tăng gánh nặng lên học sinh.

Không nên dùng kỹ năng học vần ngày xưa để dạy trẻ - Hình 1

PGS TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ảnh: Thanh Hằng

- Theo khuyến cáo của ngành giáo dục, tôi không cho con học trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên đi học được mấy tuần, cháu vẫn chưa đọc được các vần trong sách, từ đó có cảm giác tự ti. Cháu đã học cả ngày trên trường, tối về hai bố con đánh vật đến 11h đêm mà vẫn không giải quyết hết đống bài học. Vậy xin hỏi phó giáo sư là sách giáo khoa giảm tải ở khâu nào?

- Tôi rất thông cảm với phụ huynh và giáo viên năm nay. Covid-19 làm các cháu học mầm non phải nghỉ học 3 tháng, không được học chương trình tiền tiểu học, còn giáo viên bị rút ngắn thời gian tập huấn sách giáo khoa mới. Thầy cô còn lúng túng với sách mới nên học sinh cảm thấy khó khăn là điều dễ hiểu. Do đó, những điều phụ huynh nêu hoàn toàn có cơ sở và chúng tôi rất chia sẻ.

Tuy nhiên, đổi mới ngay trong hoàn cảnh khó khăn cũng không có nghĩa là ép học sinh học dồn. Theo cách thiết kế của Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, phần âm chữ học rất chậm. Sách cũ học 6 tuần, sách Tiếng Việt 1 mới có 7 tuần, gồm tuần đầu tiên chỉ học tô, viết các nét đơn giản và làm quen với các con chữ. Đến tuần thứ hai, các em mới học chữ a, số lượng các âm chữ cần học, số tiếng, từ cần đọc và viết ở mỗi bài trong suốt 6 tuần không có sự khác biệt đáng kể so với sách cũ trong khi thời gian được tăng thêm 2 tiết/tuần.

- Tôi thấy những ngày qua mọi người tranh cãi về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong sách giáo khoa. Trong bộ sách ông chủ biên, ngôn ngữ được dùng là gì và sách giáo khoa nên dùng ngôn ngữ nào cho phù hợp?

- Ngôn ngữ dùng trong sách giáo khoa cấp tiểu học được chương trình quy định là “phải được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hóa, có ý nghĩa tích cực, đảm bảo mục tiêu giáo dục phẩm chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ và phù hợp với tâm lý học sinh”. Tuy nhiên, chương trình không giới hạn chỉ được dùng những từ mà cả nước đều sử dụng.

Chẳng hạn chúng ta có từ lợnheo, đậu phụnglạc. Dùng từ nào thì cũng không bao quát được hết phạm vi các vùng miền trên cả nước. Vì vậy, ngoài những từ toàn dân cả nước đều dùng, tôi nghĩ sách giáo khoa vẫn được dùng một số từ thuộc phương ngữ nếu những từ đó được “phủ sóng” trên một phạm vi tương đối lớn.

Trong sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, số lượng từ địa phương chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 10-20 từ, nhưng đó cũng là những từ phổ biến trên một địa bàn lớn. Chẳng hạn, chúng tôi sử dụng một số từ như cá hố, quả muỗm. Quả muỗm phổ biến tại miền Bắc, được coi là phương ngữ. Tương tự, cá hố chỉ phổ biến ở miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên. Hai từ này tuy là phương ngữ nhưng phổ biến trên một phạm vi không gian tương đối lớn, lại đáp ứng yêu cầu về ngữ liệu của bài học.

Giới thiệu cho học sinh các vùng khác biết về cá hố, quả muỗm cũng là điều cần thiết để các em được tăng thêm vốn từ và hiểu biết về cuộc sống. Khi đưa phương ngữ vào sách, chúng tôi chỉ lấy danh từ và có kèm theo hình ảnh minh họa. Sách dạy tiếng nên hạn chế tối đa sử dụng từ ngữ địa phương là đại từ, tính từ, động từ, phụ từ…

- Triết lý giáo dục của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là gì?

- Ngay từ cái tên “Kết nối tri thức với cuộc sống” đã thể hiện triết lý giáo dục của bộ sách. Các bài học trong sách được lấy chất liệu từ cuộc sống của học sinh. Ngay từ tập 1, ngữ liệu được dùng rất gần gũi với những tình huống giao tiếp và trải nghiệm của trẻ.

Cách thiết kế các bài học cũng nhằm đến việc giúp học sinh cảm nhận việc học tiếng Việt gần với giao tiếp tự nhiên hàng ngày. Ngay từ bài 1 khi học chữ a, các em được nói câu “Nam và Hà ca hát”. Nhiều người băn khoăn tại sao lại để học sinh đọc một câu quá dài ngay bài đầu tiên. Tuy nhiên, các em không phải tự đọc mà chỉ nói hoặc đọc theo thầy cô sau khi đã xem tranh và nói về những gì xem được.

Cách giới thiệu các âm chữ hoặc vần thông qua một câu trọn vẹn gắn với những hình ảnh sinh động, thay vì thông qua các từ ngữ rời, được chúng tôi học hỏi từ sách giáo khoa Tiếng Việt trước đây. Năm 2014, sách giáo khoa dạy tiếng của Phần Lan, nhà xuất bản Otava, cũng giời thiệu các âm chữ cần học theo cách này.

Không nên dùng kỹ năng học vần ngày xưa để dạy trẻ - Hình 2

Sách Tiếng Việt 1, bộ Kế nối tri thức với cuộc sống. Ảnh: Thanh Hằng

- Tôi xin được trình bày một vài thắc mắc về cuốn sách Tiếng Việt của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống như sau: Khi dạy các nguyên âm đôi (ia, ua, ưa,…) thì cho học sinh đánh vần, đọc trơn như thế nào? Bài 14 ch – kh (trang 40), trong bảng phân tích tiếng “khỉ” tại sao có dấu hỏi ở trên chữ i trong khi các tiếng khác bỏ hết dấu thanh đi? Bài 16 m, n (trang 44), sao lại dạy âm m trước n trong khi nếu dạy vậy thì khi dạy viết sẽ gặp khó khăn hơn vì chữ m có cấu tạo nhiều nét hơn?

- Về đánh vần, học sinh được đánh vần bình thường i-a-ia, tương tự với ua, ưa. Với bảng phân tích tiếng “khỉ”, đây là lỗi về chế bản. Đúng ra chữ i không có dấu hỏi ở phía trên trong mô hình âm tiết. Lỗi này chỉ có ở một số sách in đợt đầu tiên, sách in đợt sau không còn lỗi nữa.

Còn về hai chữ m và n, khi học đến bài này, việc viết chữ nào trước không còn quan trọng nữa. Trước đó, trẻ đã học viết chữ b khó hơn rất nhiều. Việc xếp chữ m trước n tuân thủ theo nguyên tắc trật tự các con chữ trong bảng chữ cái.

Một số người nói sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, đưa nhiều từ khó, chẳng hạn trong phần luyện đọc có “gụ”, “ngót”, “hoạt”, “khoát”… Tôi nghĩ đã có sự hiểu lầm ở đây. Các tiếng này không được đưa vào sách với tư cách là từ mà chỉ được dùng làm ngữ liệu để học sinh luyện đánh vần và đọc trơn. Về nguyên tắc, các tiếng này có thể vô nghĩa, nhưng chúng tôi luôn cố gắng chọn tiếng có nghĩa. Phần này chỉ để giúp học sinh luyện đọc các tiếng chứa vần mới học, không đặt ra yêu cầu học sinh hiểu nghĩa, do đó cũng không tính đến việc những tiếng này có dễ hiểu, có phải thuộc phương ngữ hay không.

- Con tôi đang học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau 5 tuần, cháu mới thuộc bảng chữ cái. Cháu chán học, mệt mỏi còn tôi dạy cháu mà cảm giác bất lực vì mấy lý do: cháu học chậm, chương trình đã dạy đến bài 19, viết câu dài “ngõ nhỏ nhà bà”. Tôi tự hỏi con mình dốt hay do chương trình, nội dung cuốn sách nhiều và nặng?

Ngoài ra, ở trang 113 sách Tiếng Việt, chúng tôi tranh cãi câu chuyện về nhân vật thỏ. Khi va vào sóc, nó nói cảm ơn nhưng khi được bác voi cứu, nó lại xin lỗi. Thực sự tôi không rõ ý đồ tác giả, xin PGS Hùng giải thích.

- Phụ huynh không nên lấy kỹ năng học vần ngày xưa để dạy con vì kỹ thuật dạy học ở mỗi thời một khác. Quý phụ huynh chỉ nên theo dõi, động viên con học tập và tăng cường trao đổi với giáo viên xem tiến độ học của con như thế nào. Nếu có hỗ trợ thì chỉ nên ở mức phù hợp, không can thiệp sâu và bắt trẻ học theo cách của mình ngày xưa.

Trong Tiếng Việt 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, học sinh cần 7 tuần mới học hết bảng chữ cái chứ không phải 5. Ngoài ra, “ngõ nhỏ nhà bà” là cụm từ, không phải câu. Bình thường, học sinh vẫn luyện viết hai từ gồm bốn tiếng nên cụm từ “ngõ nhỏ nhà bà” không dài hơn so với phần luyện viết hàng ngày trong sách mới và cũng không nhiều hơn so với số lượng chữ viết trong Tiếng Việt năm 2000. Bài 19 trong sách Tiếng Việt mới thì tương ứng với khoảng bài 23 trong Tiếng Việt 1 năm 2000. Ở bài 23 này, học sinh cũng cần viết 4 chữ (gà ri, ghế gỗ).

Câu chuyện Bài học đầu tiên của thỏ con được dùng cho tiết kể chuyện. Chuyện kể trước khi ra khỏi nhà, thỏ được mẹ dặn khi được ai giúp đỡ thì nói cảm ơn, khi gây ra lỗi với ai thì nói xin lỗi. Tuy nhiên, thỏ đã nhớ nhầm lời mẹ dặn, dẫn đến việc va vào sóc thì cảm ơn, được bác voi giúp lại xin lỗi. Qua sự nhầm lẫn đó, thỏ đã học được bài học đầu tiên về giao tiếp. Tranh in trong sách giáo khoa thể hiện tình huống thỏ nói nhầm như vậy. Văn bản truyện đầy đủ được in trong sách giáo viên, thầy cô sẽ kể và giải thích cho học sinh tình huống nhầm lẫn của thỏ.

- Mấy ngày qua, nhóm biên soạn sách của ông chịu sức ép thế nào trước phản ánh của dư luận nói chung về sách giáo khoa lớp 1 mới?

- Tôi rất quan tâm đến phản ứng của dư luận về sách giáo khoa lớp 1 nói chung trong thời gian qua. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng cảm thấy chịu áp lực. Chúng tôi hiểu sách giáo khoa là tài liệu đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến xã hội, vì vậy luôn chú ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến góp ý của giáo viên, phụ huynh và công chúng nói chung.

Cho đến nay, Tiếng Việt 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, nhận được phản hồi tốt từ cán bộ quản lý và giáo viên ở các địa phương. Chúng tôi đã biên soạn cuốn sách này với tất cả tâm huyết dành cho trẻ và cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Vì vậy, nếu có sai sót thì tôi tin là không có sai sót lớn và sẽ nhận được góp ý với tinh thần xây dựng.

Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 14.000 trường tiểu học, tỷ lệ chọn bộ Cánh Diều cao nhất 32%, kế đó là Kết nối tri thức 28%, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục 8%, hai bộ sách Chân trời sáng tạo và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục mỗi bộ quanh ngưỡng 16%.

Sau một tháng đưa sách mới vào sử dụng, nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá việc dạy, học môn Tiếng Việt “nặng và khó hơn” so với chương trình cũ. Trẻ bị dồn ép phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học không hiệu quả, gây áp lực. Sách nhiều chữ, dùng từ địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1.

Sách giáo khoa lớp 1: Lắng nghe, để cần thì điều chỉnh

Trước phản ánh của báo chí về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý phù hợp vấn đề này.

Trên thực tế, không chỉ từ phía Hội đồng biên soạn và thẩm định, chính các bậc phụ huynh cũng cần lắng nghe để không vội vàng, bởi giáo viên vẫn là người quyết định cuối cùng trong một giờ học.

Những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu và báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 17-10-2020.

Công văn nêu rõ, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.

Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở một số địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy, sách giáo khoa lớp 1 đã được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học bước đầu đáp ứng yêu cầu; học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.

Sách giáo khoa lớp 1: Lắng nghe, để cần thì điều chỉnh - Hình 1

Một giờ học tiếng Việt theo chương trình mới, sách mới của học sinh trường TH Lê Quý Đôn, quận Hà Đông. (Ảnh: P.T)

Tuy nhiên, trước ý kiến về số tiết học môn Tiếng Việt tăng, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: Thời điểm chương trình, sách mới triển khai một tháng mà nói sách nặng hay nhẹ là chưa đủ căn cứ, tuy nhiên, Bộ sẽ có kiểm tra, đánh giá, có điều chỉnh nếu cần.

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Phó tổng Chủ biên CT GDPT 2018 cho rằng: Trong giai đoạn đầu, giai đoạn học âm chữ, không phải sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mới nào cũng tăng nhiều kiến thức, kĩ năng như phụ huynh phản ánh. Chẳng hạn, có thể tham khảo vài so sánh Tiếng Việt 1 năm 2000 và Tiếng Việt 1 mới, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXBGD Việt Nam).

Ở sách giáo khoa Tiếng Việt 1 năm 2000: Phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 31 bài, trong đó có 5 bài ôn tập và kể chuyện. Mỗi tuần 5 bài, mỗi bài 2 tiết, tổng: 62 tiết (khoảng 6 tuần, 10 tiết/tuần). Còn với sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống": Phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 30 bài, trong đó có 6 bài ôn tập và kể chuyện. Như vậy, tổng thời gian cho phần âm chữ là: 60 tiết (buổi sáng) 12 tiết (buổi chiều) = 72 tiết. Như vậy, cùng số lượng âm chữ như nhau, nhưng sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mới dành thời gian nhiều hơn hẳn so với Tiếng Việt năm 2000.

Còn với những bài học mà nội dung đang gây băn khoăn (như bộ sách Cánh Diều đang bị ý kiến về việc dạy trẻ con thói lười nhác, thủ đoạn và khôn lỏi...), PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn - Chương trình Giáo dục phổ thông mới nhận xét: "Tôi nghĩ, việc đưa 1 câu chuyện vào dạy cho trẻ thế nào còn phụ thuộc vào câu hỏi hướng dẫn đọc và cách dạy của thầy cô giáo.

Cũng truyện ấy nhưng giáo viên hướng học sinh hiểu thế nào cho đúng, cho nhân hậu, có ý nghĩa giáo dục cao là do tấm lòng, từ nhận thức, hiểu biết của người thầy... Trong chuyện này, nếu có hạn chế thì chỉ là các tác giả khi phỏng theo, biên tập lại cần chau chuốt hơn để câu văn hay, tránh thô thiển dễ gây hiểu nhầm" .

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống viện dẫn, chẳng hạn bài học "Chữ số 4" với ví dụ về "Bốn cái làn" được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua là sai hoàn toàn bởi thực chất không cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 nào có nội dung như vậy.

Trước ý kiến về việc sách đưa nhiều ngữ liệu là truyện ngụ ngôn được dịch từ nước ngoài có nội dung phản giáo dục; PGS. TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng, truyện nếu lấy từ tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng nước ngoài thì sao có thể bảo là phản giáo dục được?

Chẳng qua là truyện ngụ ngôn thường có nhiều ý nghĩa và có thể suy luận theo nhiều cách hiểu khác nhau. Và nếu cứ suy luận kiểu như thế thì tất cả các câu chuyện cổ đều sẽ bị phê phán.

Vì vậy, PGT.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng: "Mỗi cuốn sách đều có những ưu điểm và hạn chế. Không nên chỉ nhìn thấy một vài thiếu sót rồi vội vã khái quát, phủ nhận sạch trơn toàn bộ cuốn sách".

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, với những ý kiến phản ánh, Bộ GD&ĐT, các hội đồng viết sách, thẩm định sách lên lắng nghe và có sự cầu thị, với những nội dung chưa thật sự phù hợp, gây hiểu lầm cần có điều chỉnh nếu cần.

Tuy nhiên, ngay cả phía phụ huynh, dư luận, cũng cần có cái nhìn khách quan, lắng nghe thông tin đúng, để không phủ nhận sạch trơn, chỉ trích cá nhân. Đổi mới giáo dục là một quá trình dài mà trong khi thực hiện, toàn xã hội phải có sự chung tay, đóng góp, phản biện có tính chất xây dựng, như vậy, những bước đi của đổi mới mới vững chắc và tiến đến thành công được.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27
10:53:44 04/02/2025
Vụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặtVụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặt
10:41:35 04/02/2025
Mẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật BảnMẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật Bản
10:57:35 04/02/2025
Chồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa tángChồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa táng
11:21:39 04/02/2025
Truy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốnTruy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốn
12:44:16 04/02/2025
Mẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọMẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọ
09:55:52 04/02/2025
Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?
13:58:03 04/02/2025
Mai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc GiangMai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc Giang
14:02:13 04/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Sao châu á

15:28:44 04/02/2025
Ngày 4/2, tờ Sohu đưa tin gia đình Từ Hy Viên cho biết tro cốt nữ diễn viên nổi tiếng sẽ được đưa về Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 6/2.
Phạm Hương lộ diện đón Tết ở Mỹ, 1 chi tiết dấy lên tò mò

Phạm Hương lộ diện đón Tết ở Mỹ, 1 chi tiết dấy lên tò mò

Sao việt

15:25:35 04/02/2025
Mới đây nhất, Phạm Hương tung loạt ảnh diện áo dài khoe nhan sắc ngày càng mặn mà. 2 nhóc tỳ Maximus và Apollo cũng được mẹ diện áo dài đỏ, hào hứng check in mừng Tết Việt.
Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

Thế giới

15:19:09 04/02/2025
Bất chấp sự cố này, ISRO đảm bảo rằng các hệ thống của vệ tinh vẫn hoạt động tốt và hiện tại vệ tinh đang ở quỹ đạo hình elip. Tổ chức hiện đang tìm hiểu các chiến lược nhiệm vụ thay thế để sử dụng vệ tinh cho mục đích dẫn đường trên qu...
Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Phim việt

15:15:24 04/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 34, biết bác Nậm - bố của thủ trưởng Đại cũng chính là thủ trưởng của cô Hồi - mẹ Hạnh, Hùng ngay lập tức sang có đôi lời xin trợ giúp.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Hậu trường phim

15:04:31 04/02/2025
Dù ba Thắng, Ngân, Thành Công có hợp sức để bảo vệ tổ ấm cho Thắng Lộc trước nguy cơ đổ vỡ, nhưng xem chừng không đơn giản.
Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Mọt game

14:59:23 04/02/2025
Ngành công nghiệp game thế giới luôn rất tàn nhẫn khi theo thời gian, số lượng các trò chơi rơi vào quên lãng, bị đào thải ngày càng nhiều.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Sao âu mỹ

14:57:23 04/02/2025
Tờ PEOPLE xác nhận thông tin chính xác liên quan tin đồn Kanye West và Bianca Censori bị cảnh sát hộ tống khỏi lễ trao giải Grammy 2025 vì trang phục gây sốc.
Mẹ Quang Hải tiết lộ cách khiến nàng dâu Chu Thanh Huyền chủ động chăm sóc nhan sắc cho mẹ chồng

Mẹ Quang Hải tiết lộ cách khiến nàng dâu Chu Thanh Huyền chủ động chăm sóc nhan sắc cho mẹ chồng

Sao thể thao

13:58:34 04/02/2025
Mẹ Quang Hải để lọ mỹ phẩm đã hết lên bàn Chu Thanh Huyền và không nói gì, cách con dâu phản ứng khiến mẹ chồng gật gù khen ngoan.
Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Thời trang

13:52:35 04/02/2025
Cardigan - món đồ thời trang dễ dàng kết hợp, không bao giờ lỗi mốt, đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều tín đồ thời trang trong những ngày xuân se lạnh này.
Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Nhạc quốc tế

13:40:12 04/02/2025
Sáng 4/2, BLISSOO - công ty của chị cả BLACKPINK Jisoo cập nhật tin chấn động. Theo đó, Jisoo sẽ tổ chức tour fanmeeting toàn châu Á Lights, Love, Action - đi qua 7 thành phố bao gồm cả Hà Nội.
Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Pháp luật

13:30:07 04/02/2025
Công ty này mới nộp hơn 1,6 tỷ đồng, không còn khả năng nộp lại hơn 105 tỷ đồng, khiến ngân sách Nhà nước bị thất thoát.