Không mua được bằng tiền, mua được bằng rất nhiều tiền!
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ “cướp điểm” ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử…
LTS: Lời khai của bị can Trần Xuân Yến – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về số tiền để nhận chạy điểm đang khiến dư luận hết sức bất bình.
Thầy giáo Sơn Quang Huyến đã có bài viết về vấn nạn mua điểm, chạy điểm trong giáo dục.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Một tỷ có nhiều không? Chẳng biết nhiều hay ít, trường tôi gần 40 giáo viên và nhân viên; có 14 lớp học, năm ngoái chỉ có 1,7 tỷ ngân sách; như vậy một tỷ lớn thật.
Anh B. kế toán, ngồi tính nếu lương một người đi dạy, từ khi mới ra trường đến khi về hưu chưa được… một tỷ. Một tỷ đủ để khiến “Ma quay cối, người bán mình”!
Theo lời khai của bị can Trần Xuân Yến – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, chính giám đốc sở này, ông Hoàng Tiến Đức đã đưa thông tin của 8 thí sinh để nhờ tổ chấm sửa nâng điểm.
Về “chi phí” để giúp rút bài sửa nâng điểm, có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp “giá” là 1 tỷ đồng.
Được biết, quá trình điều tra, một số bị can trong vụ án đã tự giác nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
Điểm thi không phải không mua được bằng tiền, mà mua được bằng rất nhiều tiền! Ảnh minh họa: Họa sĩ Danh
Một tỷ, người ta đã mua được cái gì?
Phần lớn các trường hợp mua điểm ở Sơn La đã nhập học khối trường Công an, Quân đội. Như vậy người ta đã “mua được” quá trình học đại học nhà nước nuôi miễn phí; một “suất công chức”; một công việc ổn định, lương cao sau khi ra trường.
Video đang HOT
Theo “dư luận”, một suất công chức giáo dục ở Hà Nội đã được “rao giá” vài trăm triệu đồng với các cô giáo “hợp đồng”. Như vậy “đầu tư” một tỷ cho mỗi trường hợp nâng điểm ở Sơn La quả là “đồng tiền thông thái”.
Song, cái “rẻ nhất” mà họ đã mua được là cái “vô giá” mà chúng ta đã phải mất biết bao máu xương mới có được là niềm tin của nhân dân với Đảng, với nhà nước!
Trước cổng trường đại học Nam Phi có khắc câu nói nổi tiếng của Nelson Maldela về giáo dục và sự phát triển của đất nước: “Muốn phá hủy một đất nước, không cần dùng bom nguyên tử hay tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và làm ngơ cho gian lận thi cử”.
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ “cướp điểm” ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử; chúng ta đang tàn phá đất nước thân yêu của chính mình.
Có người bảo “Chuyện gian lận thi cử vừa rồi nhằm nhò gì. Chỉ là không may bị lộ”. Chuyện thanh tra được thực hiện ở một số địa phương khác, kết quả thanh tra cho thấy không có vấn đề. Tin hay không tin tùy bạn, nhưng chúng ta mong sự thật là như thế.
Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 sắp đến, phụ huynh, học sinh đã được ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo – đưa ra cảnh báo “Thi Trung học phổ thông quốc gia 2019: Thí sinh, phụ huynh đừng nghĩ chuyện gian lận!” khi trao đổi với báo chí sáng 17/5/2019.
“Lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ phải cẩn thận và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ quy trình và trách nhiệm. Tập huấn kỹ càng cán bộ coi thi để đến trường thi, ai làm vị trí nào đều phải làm tốt”.Về phía các công chức đảm nhận công tác thi và chấm thi, ông Trinh cho rằng:
Ông Trinh cho biết khu vực lưu trữ đề thi, bài thi có camera an ninh giám sát, công an trực an ninh 24/24 giờ.
Việc trực đêm tại phòng lưu trữ đề thi, bài thi tại điểm thi do phó trưởng điểm hoặc thư ký là cán bộ, giảng viên của đại học, cao đẳng thực hiện. Quy trình phân công cán bộ coi thi, phát đề thi, chấm thi trắc nghiệm cũng có thay đổi so với năm 2018.
Đặc biệt, năm nay phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử để ngăn ngừa việc can thiệp, gian lận. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng được điều chỉnh để phát hiện gian lận, can thiệp. Mọi thao tác trên phần mềm chấm thi lưu dấu vết. Chỉ người có trách nhiệm mới có thể truy cập.
Giáo viên, giám khảo trên cả nước đã có bài học “Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”; Đà Nẵng đã chi 5 tỷ để chống gian lận, cấm chỉ đạo miệng trong kì thi Trung học phổ thông; các địa phương khác đã triển khai công tác thi Trung học phổ thông kĩ lưỡng; Bộ đã có các phương án kĩ thuật phòng chống gian lận. Những kẻ có ý đồ “cướp điểm” hãy đợi đấy!
Mong rằng kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019, không có ai có thể mua được, bán được điểm, dù bằng rất nhiều tiền!
Quả báo nhãn tiền, chẳng cần phải chờ lâu; những kẻ gian lận thi cử rồi cũng bị lôi ra ánh sáng, trừng trị trước pháp luật chứ không chỉ dừng lại ở dư luận phán xét.
Tài liệu tham khảo:
https://tuoitre.vn/thi-sinh-phu-huynh-dung-nghi-chuyen-gian-lan-20190517115359532.htm
https://tuoitre.vn/gian-lan-thi-cu-o-son-la-gia-nang-diem-moi-truong-hop-trung-binh-1-ti-dong-20190525084513726.htm
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Lộ diện danh sách thí sinh Sơn La được "nhờ" nâng điểm để đỗ Đại học, giá trung bình 1 tỷ đồng/trường hợp
Theo lời khai của Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, Giám đốc Sở này đã chỉ đạo ông để nâng điểm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Theo Người Đưa Tin, Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức đã bức xúc trả lời rằng không có chuyện ông chỉ đạo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La này là ông Trần Xuân Yến để nâng điểm cho 8 thí sinh: "Bố láo bố lếu, làm gì có chuyện đấy".
Khi phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi: "Tức là thông tin ông Yến khai là không đúng?". Ông Hoàng Tiến Đức đáp: "Ừ". Ngay sau đó, vị giám đốc sở này liền cúp máy.
Theo Tuổi trẻ, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, ông Trần Xuân Yến đã nâng điểm cho 13 thí sinh, đây là những trường hợp do cấp trên, do đồng nghiệp, người quen nhờ vả. Ngày 28/6/2018, ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, gọi ông Yến đến phòng làm việc của ông Đức. Tại đây, ông Đức đưa cho ông Yến hai tờ giấy ghi thông tin cá nhân của 8 thí sinh nhờ nâng điểm kèm theo "đặt hàng".
Cũng ngày 28/6/2018, ông Nguyễn Ngọc Hà - trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La - đến gặp ông Yến tại phòng làm việc và đưa thông tin của 4 thí sinh để nhờ nâng điểm. Trong số này có 2 trường hợp trùng với danh sách giám đốc sở đã nhờ trước đó.
Sau khi có thông tin của 13 thí sinh, ông Yến trực tiếp đưa danh sách này cho Nguyễn Thị Hồng Nga - chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm - để Nga giải quyết.
Đại diện Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đọc lệnhh khởi tố bị can Trần Xuân Yến. (Ảnh: VTV)
Trong 8 trường hợp mà ông Tiến Đức chỉ đạo ông Yến nâng điểm, thí sinh có số báo danh 1400.0619 nhờ nâng điểm Toán, Ngữ văn, Lịch sử để đạt tổng số 27 điểm.
Thí sinh có số báo danh 1400.1279 nhờ nâng điểm Toán, Vật lý, Tiếng Anh để đạt tổng 27 điểm.
Thí sinh có số báo danh 1400.1545 nhờ nâng điểm Toán, Ngữ văn, Lịch sử để đạt tổng 27 điểm.
Thí sinh có số báo danh 1400.1293 nhờ nâng điểm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để đạt tổng 27 điểm.
Thí sinh có số báo danh 1400.1415 nhờ nâng điểm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để đạt tổng 24 điểm.
Thí sinh có số báo danh 1400.1479 nhờ nâng điểm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để đạt tổng 27 điểm.
Thí sinh có số báo danh 1400.1394 nhờ nâng điểm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để đạt tổng 24 điểm.
Thí sinh có số báo danh 1400.1480 nhờ nâng điểm Toán, Vật lý, Hóa học để đạt tổng 24 điểm.
Cũng theo Tuổi trẻ, về "chi phí" để giúp rút bài sửa nâng điểm, có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp "giá" là 1 tỉ đồng. Được biết, quá trình điều tra, một số bị can trong vụ án đã tự giác nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
Ngày 25/5, trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Sơn La cho rằng, thông tin về giá nâng điểm 1 tỷ đồng cho một thí sinh là không chính xác. Đây chỉ là lời khai của bị can, chưa đủ căn cứ khởi tố tội danh này, nguồn tin nói.
Theo Zing, 8 bị can bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự gồm: Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT), Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Sở này), Đặng Hữu Thủy (Hiệu phó trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La), Cầm Thị Bun Sọn (Phó phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT), Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí - Quản lý Chất lượng giáo dục) và Nguyễn Thanh Nhàn (Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng).
Hai người còn lại từng công tác tại Phòng An ninh Chính trị Nội bộ - PA03 Công an tỉnh Sơn La, gồm Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, từng là Phó đội trưởng) và Đỗ Khắc Hưng (54 tuổi, cựu trung tá).
Theo Trí thức trẻ
Giám đốc sở GD&ĐT Sơn La nói thông tin chỉ đạo nâng điểm 8 thí sinh là "bố láo, bố lếu" Liên quan đến thông tin Giám đốc sở GD&ĐT Sơn La Hoàng Tiến Đức chỉ đạo Phó Giám đốc Trần Xuân Yến nâng điểm cho 8 thí sinh, báo Người Đưa Tin đã liên hệ với vị Giám đốc Sở này. Cụ thể, qua điện thoại phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi: "Thưa ông, trên một số báo có đưa...