Không lộ đề, liệu có ‘lọt’ đề?
(Tấm Gương) – Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia kết thúc, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp báo để trao đổi về những vấn đề đặt ra từ cuộc thi. Các nhà báo đã đặt rất nhiều các câu hỏi khác nhau từ dư luận xã hội về kỳ thi.
Trước câu hỏi của một phóng viên, “Đâu là thước đo để đưa ra kết luận kỳ thi an toàn, nghiêm túc trong khi thí sinh cho biết, vẫn xảy ra tình trạng nhìn bài và chép bài của nhau, mất trật tự diễn ra ở nhiều cụm thi địa phương”, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT khẳng định: Những sự lộn xộn, hiện tượng “phao” thi rải trắng trường thi ở các kỳ thi trước đây không còn xuất hiện ở kỳ thi này.
Việc lộn xộn “phao” rải trắng ở Thanh Hóa không phải ở trong trường thi mà ở ngoài trường thi, đây không phải là hình ảnh đẹp. Chúng tôi cũng đã yêu cầu tỉnh Thanh Hóa quán triệt, thực hiện tốt hơn việc này. ?Các buổi sau không xảy ra hiện tượng này.
Video đang HOT
Thí sinh làm bài thi môn Lịch sử. Ảnh: Như Ý .
Về thông tin ở Thanh Hóa, Thái Bình thí sinh bị “ăn bớt” thời gian làm bài, ông Mai Văn Trinh giải thích: Có sự hiểu nhầm do nhiều thí sinh khi nhận đề thi nghĩ là thời gian làm bài được tính luôn.
Thực ra đối với môn thi trắc nghiệm, sau khi phát đề 15 phút thí sinh mới được phép làm bài. Trong thời gian 15 phút, cán bộ coi thi có thể điều chỉnh nếu phát hiện sai sót.
Trong trường hợp này, cán bộ phát hiện có hai thí sinh ngồi gần nhau cùng mã đề nên đã tiến hành thu đề và phát lại cho thí sinh. Thời gian thực hiện việc này kết thúc trước khi thời gian bắt đầu làm bài của thí sinh.
Với câu hỏi, có thí sinh không nhớ lịch thi và không đến dự thi môn Địa lý, lãnh đạo Bộ GD&ĐT giao cho các cụm thi xử lý liệu có đúng quy chế hay không ? Ông Mai Văn Trinh trả lời rằng, Bộ đã cho phép các cụm thi giải quyết cho thí sinh đăng ký thi môn thi ?khác để xét tốt nghiệp và cho rằng việc làm này thể hiện tính nhân văn nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Liên quan đến dư luận về việc rò rỉ đề thi môn ngoại ngữ trên Facebook, ông Trinh nói: Ngay khi biết thông tin, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ Công an đề nghị phối hợp làm rõ và hiện sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra.
Theo ông Trinh, thông tin ban đầu, đây là tài khoản Facebook lập năm 2013, và từ đó đến nay chỉ có 4 lần post thông tin lên; lần gần nhất là ?ngày 17/1. Như vậy, ông Trinh nói, Facebook này đã bị hack và đây là thông tin chính thức từ phía công an.
Tương tự như vậy, theo ông Mai Văn Trinh, ?22 giờ ngày 3/7, trên 1 tài khoản Facebook cũng có đề thi môn Lịch sử nhưng đây là việc lạm dụng công nghệ.
Về việc này, Thứ tưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, lộ đề thi phải là đề thi được biết trước khi thời điểm bóc đề, còn khi đề đã được sử dụng rồi mà lọt ra ngoài thì là vi phạm của thí sinh, giám thị làm lọt đề ra bên ngoài.
Trước câu hỏi về trách nhiệm của giám thị, hội đồng thi, ngành giáo dục khi mà thí sinh giải đề môn Lịch sử với công nghệ cao từ bên ngoài vào phòng thi và bị công an bắt vào ngày thi cuối cùng (4/7), ông Mai Văn Trinh nói: Sau khi nhận thông tin từ cụm thi Học viện kỹ thuật quân sự và trường ĐH Sư phạm , chúng tôi yêu cầu tăng cường công tác thanh tra ở khu vực đó để phát hiện xem có sự việc gì khác không.
Theo ông Trinh, hiện nay chưa nhận được văn bản chính thức từ cơ quan điều tra. ?Sau khi có kết luận sẽ xử lý theo quy chế, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ xử lý hình sự.
Theo Tấm gương