Không liên quan đến lão hóa hay tuổi tác, bạn vẫn bị mất trí nhớ nếu rơi vào những trường hợp sau
Hay quên tuy là hiện tượng thường xuất hiện ở người cao tuổi nhưng mọi người đều có thể phải đối mặt với tình trạng này vì những nguyên nhân như thiếu ngủ hoặc stress…
Scott Noorda, bác sĩ gia đình kiêm chuyên gia về sức khỏe não ở St. George, Utah, Hoa Kỳ cho biết, ở một mức độ nào đó, hay quên là hiện tượng bình thường trong xã hội hiện nay. Công việc bận rộn kèm theo căng thẳng kéo dài khiến não bộ trở nên quá tải và không thể nhớ những gì cần thiết. Nói cách khác, nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ thường là thiếu ngủ hoặc vấn đề về tâm lý như stress, trầm cảm.
Theo bác sĩ Noorda, bạn nên đi khám nếu đột ngột gặp phải vấn đề về trí nhớ, xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa hoặc chấn thương đầu.
Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ không liên quan đến lão hóa và tuổi tác:
Bộ não phải làm việc quá tải và không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây suy giảm trí nhớ.
Bác sĩ Noorda giải thích, để thực sự học và ghi nhớ một điều gì đó, bạn cần phải có sự tập trung. Khi hormone gây căng thẳng cortisol tăng cao, chúng sẽ đẩy bộ não vào chế độ sinh tồn, khiến bạn giảm khả năng lưu trữ những ký ức mới.
Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ Noorda khuyên, hãy thực hiện những hoạt động giải tỏa căng thẳng mỗi ngày như tập thể dục, đi chơi, hòa mình vào thiên nhiên, đọc sách hoặc chơi môn thể thao yêu thích.
Thiếu ngủ
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên, người trưởng thành nên chợp mắt ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
Giấc ngủ mang lại nhiều lợi ích hơn mọi người vẫn nghĩ. Theo bác sĩ Noorda, chúng không chỉ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái và tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, ghi lại ký ức ngắn hạn và chuyển đổi thành ký ức dài hạn.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ vào năm 2015 đã chỉ ra, phụ nữ trung niên ngủ ít hơn 5 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có nhận thức kém hơn so với những người ngủ 7 tiếng.
Trầm cảm
Các triệu chứng cảnh báo trầm cảm bao gồm cảm thấy lo lắng, tuyệt vọng hoặc bất lực, mệt mỏi, mất năng lượng, khó ngủ, thay đổi cân nặng và suy nghĩ về cái chết, tự tử.
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm lý học vào năm 2018, những người mắc trầm cảm có xu hướng suy giảm trí nhớ và khả năng lưu trữ thông tin kém hơn người khác. Nguyên nhân chủ yếu do sự gia tăng của hormone cortisol.
Theo bác sĩ Noorda, trầm cảm có lẽ là yếu tố phổ biến nhất làm suy giảm nhận thức. Khi không thể suy nghĩ về bất cứ điều gì ngoài việc chống chọi với vấn đề về tâm lý này, trí nhớ của bạn sẽ chịu ảnh hưởng lớn.
Nhiễm trùng
Theo bác sĩ Noorda, viêm màng não, bệnh Lyme và nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng sương mù não và các vấn đề về trí nhớ. Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn, nóng rát, đi tiểu thường xuyên. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải các triệu chứng này.
Mắc bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp có nhiệm vụ tạo ra các hormone kiểm soát hoạt động của cơ thể, trong đó có quá trình trao đổi chất.
Nếu tuyến giáp gặp phải vấn đề, dẫn đến tình trạng suy giáp, não của bạn chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Thyroid vào năm 2014 đã chỉ ra, kích thước của hồi hải mã ở người mắc suy giáp nhỏ hơn so với bình thường. Đây là khu vực trong não chứa các thụ thể tuyến giáp và liên quan đến khả năng học tập, ghi nhớ.
Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, suy giáp có thể xảy ra do các bệnh tự miễn, một số loại thuốc và tổn thương tuyến yên. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như không thể dung nạp lạnh, da khô, mệt mỏi hoặc trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu sắt hoặc vitamin B12 có thể gây ra hiện tượng sương mù não và chứng hay quên.
Trên thực tế, một nghiên cứu vào năm 2020 đã chỉ ra, những người cao tuổi bổ sung đủ vitamin B12 thường có trí nhớ tốt và thực hiện các bài kiểm tra về nhận thức đạt kết quả cao.
Nhìn chung, bộ não sẽ làm việc nhanh và hiệu quả hơn nếu được cung cấp đủ năng lượng. Trước khi bổ sung các chất này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra nồng độ B12 hoặc sắt thông qua xét nghiệm máu đơn giản.
Hay quên do đâu?
Tôi năm nay tôi 34 tuổi, tôi sinh con thứ hai cách đây 2 năm. Gần đây tôi thấy trí nhớ của mình rất kém, rất hay quên, nhiều khi tài liệu để sẵn trên bàn khi đi tôi cũng quên không cầm theo.
Xin bác sĩ cho lời khuyên để cải thiện tình trạng này.
sanha@gmail.com
Hay quên là tình trạng thường xuyên gặp ở phụ nữ sau sinh mà do nhiều nguyên nhân như áp lực công việc, cuộc sống, thiếu máu não, suy giảm nội tiết tố, thoái hóa tế bào thần kinh ....
Phụ nữ sau sinh hay bị suy giảm trí nhớ
Để cải thiện tình trạnh không mong muốn này, lưu ý áp dụng một số biện pháp như: Sắp xếp công việc hợp lý, tránh thức khuya, tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, làm việc cần kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn.
Hạn chế uống nhiều chè đặc, cà phê vì đây là các chất có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới dinh dưỡng thần kinh, dễ gây mất ngủ, gây nghiện, làm suy giảm trí nhớ.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, giữ trọng lượng cơ thể hợp lý. Cần ăn uống điều độ, không bỏ bữa, tăng cường các thực phẩm tốt cho não, giàu estrogen tự nhiên như các loại hạt điều, hướng dương, đậu nành, vừng lạc, tỏi, cá hồi, trứng, rau xanh, trái cây... Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường tuần hoàn máu não, tăng cường dinh dưỡng các vùng não có chức năng ghi nhớ như thùy trán, thái dương, hồi hải mã... Chú ý rèn luyện trí nhớ: tăng cường ghi chép, đọc sách, giải trò chơi đố chữ, tham gia các hoạt động xã hội ngoài trời, sắp xếp đồ đạc hay dùng ngăn nắp, thứ tự, dễ thấy, dễ tìm...
Kiểm soát đường máu kém, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ Đường máu cao, thấp thất thường ở người lớn tuổi mắc đái tháo đường loại 1 có liên quan đến tăng đáng kể nguy cơ mất trí nhớ (sa sút trí tuệ). Một nghiên cứu mới cho thấy. Tác giả nghiên cứu Rachel Whitmer, Trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer, Đại học California cho biết: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường,...