Không kiểm tra, giám sát, quy định chống bạo lực học đường cũng chỉ… “nằm trên giấy”
Bạo lực học đường (BLHĐ) đang diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng cho biết, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử trong trường học…
Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử trong trường học… để ngăn chặn BLHĐ. Ảnh: Internet
Tổ chức thanh tra chuyên đề
Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thừa nhận, thời gian qua tình trạng BLHĐ vẫn diễn biến phức tạp ở 1 số địa phương, cơ sở giáo dục. Cá biệt, có một số vụ việc nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Điển hình như vụ 1 nữ sinh lớp 9 bị 5 bạn đánh, lột quần áo tại Hưng Yên; vụ cô giáo ở Bà Rịa – Vũng Tàu đánh 22 học sinh vì mất trật tự (tháng 3/2019); rồi vụ 1 nữ sinh lớp 11 ở Quảng Ninh nhập viện vì bị nhóm thanh niên, học sinh đánh hội đồng ngoài trường học…
Theo ông Linh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có lý do quan trọng được đại diện Bộ GD&ĐT nhắc đến là do công tác thanh tra, kiểm tra về BLHĐ chưa được thực hiện thường xuyên. “Rõ ràng, không thanh tra, kiểm tra thường xuyên thì rất khó có thể kiểm soát được BLHĐ…” – ông Linh khẳng định.
Từ thực tế đó, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết: “Trước tháng 8/2019, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức chuyên đề thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở giáo dục”.
Nội dung thanh tra tập trung vào việc quán triệt nội dung Chỉ thị, Thông tư quy định quy tắc ứng xử của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; việc thành lập đường dây nóng (cả di động, cố định) để tiếp nhận phản ánh của học sinh, giáo viên khi có vụ việc xảy ra…
Video đang HOT
Trong quá trình làm việc, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ sẽ xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) ngay tại hiện trường và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài các đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT, ông Linh cho biết: Bộ cũng chỉ đạo các Sở GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở giáo dục về triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn trường học; phòng, chống BLHĐ. Kết quả xử lý phải được công bố công khai để xã hội giám sát…
Ông Linh cũng thông tin, trong tháng 5, 6/2019, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng Bộ tài liệu về cách nhận diện, quy trình xử lý khi có BLHĐ, các tài liệu dạng poster, infographic, video để phát lên mạng, trên báo và dán ở bảng tin các trường. Trước tháng 8/2019 sẽ nghiên cứu đưa nội dung về kiến thức phòng, chống BLHĐ vào chương trình chính khóa.
Kiểm tra công tác bảo vệ trẻ em
Để ngăn chặn tình trạng BLHĐ, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, chúng ta đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo ban hành khá đầy đủ như: Luật Giáo dục 2005, Luật Trẻ em 2016. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 80 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 Quyết định, 1 Chỉ thị; Bộ GD&ĐT ban hành 25 văn bản chỉ đạo.
Hệ thống văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc bảo đảm tốt an ninh, an toàn trường học… Tuy nhiên, thời gian qua tình trạng BLHĐ vẫn diễn biến phức tạp.
Để các văn bản chỉ đạo thực sự phát huy hiệu quả, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Các Sở cũng như Phòng GD&ĐT, nếu không kiểm tra, giám sát hoạt động của từng cơ sở giáo dục để phát hiện vấn đề, chỉ ra hạn chế, bất cập thì công tác thực hiện kế hoạch không thiết thực.
“Tôi nhấn mạnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện kế hoạch phòng chống BLHĐ. Nếu không kiểm tra, giám sát thì kế hoạch chỉ… “nằm trên giấy” – người đứng đầu ngành Giáo dục nhấn mạnh. Đồng thời khẳng định: Việc kiểm tra, giám sát ngoài nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm còn phát hiện những gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, nhân rộng, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”.
Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em cũng cho biết: Năm 2019, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực ở các trường mầm non ngoài công lập tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Tiếp đến sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra nói chung về công tác phòng, chống bạo lực ở trong trường học…
Hải Hà
Theo thanhtra.com.vn
Các chuyên gia giáo dục đề xuất mô hình phòng chống bạo lực học đường
Bạo lực học đường là vấn đề không riêng biệt của học đường Việt Nam, mà bạo lực học đường ở nhiều quốc gia cũng diễn biến phức tạp và "khó đoán" hơn. Chính vì thế, các chuyên gia đề xuất giải pháp, mô hình cụ thể để phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam thực sự hiệu quả.
Chương trình phòng chống bạo lực: Không thể chỉ dạy vài giờ
PGS.TS.Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục (trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN) cho biết: Theo số liệu của UNESCO (2017) con số trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường hàng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới. Số liệu của Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát trên 5 quốc gia là Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%.
PGS.TS.Trần Thành Nam cũng chỉ ra những mô hình phòng chống bạo lực học đường trên thế giới, từ các mô hình đó, TS Trần Thành Nam nêu quan điểm: Cần đưa ra một quy trình hành động phòng chống bạo lực học đường áp dụng một cách nhất quán và liên tục, kết hợp phòng ngừa và can thiệp, phối hợp các chương trình xã hội, nhà trường, nhóm nhỏ và cá nhân.
Cũng cần nhận ra và xử lý tốt những yếu tố làm suy giảm hiệu quả của chương trình phòng chống bạo lực học đường như chương trình chung không phân biệt đối tượng lứa tuổi, lý do sử dụng bạo lực. Không đánh giá và có kế hoạch hỗ trợ cho tất cả học sinh tham dự hoặc chứng kiến hành động bạo lực. Không có hoạt động sàng lọc phân loại và chương trình can thiệp tập trung cho những trẻ đã và đang sử dụng bạo lực (5% số này gây ra đến 30-40% các vụ việc). Có tài liệu, văn bản hướng dẫn nhưng không áp dụng hay thực hiện. Chỉ dạy vài giờ cho có, cho qua về giáo dục pháp luật, ý thức về phòng chống bạo lực học đường cho giáo viên, học sinh hay ban giám hiệu Nhà trường.
Không tiếp tục giám sát và kiểm tra sau một thời gian thực hiện các hoạt động phòng chống bạo lực học đường dẫn đến suy giảm chất lượng. Không đánh giá được hoặc không khai thác sử dụng được hiệu quả các nguồn lực của Nhà trường và các bên liên quan trong thiết lập môi trường an toàn xung quanh trường học.
Quan tâm đến niềm hạnh phúc của học trò là giải pháp vì thế hệ tương lai. Ảnh:P.T
Thầy cô chủ nhiệm phải là điểm tựa của học sinh
Ở địa phương vừa xảy ra nữ sinh bị đánh hội đồng gây chấn động thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Phê - GĐ Sở GD&ĐT Hưng Yên cho rằng: Sự việc bạo lực học đường xảy ra tại một trường THCS của Hưng Yên, là một trường hợp đáng tiếc, cá biệt. Tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời, quyết liệt xử lý nghiêm để làm gương. Ngành giáo dục cũng đã có văn bản chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống bạo lực học đường.
Ông Nguyễn Văn Phê, cũng chia sẻ rằng, mặc dù Sở đã triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường hàng năm đến tận các cán bộ quản lý, nhưng một số cán bộ quản lý triển khai tại đơn vị mình còn hời hợt nên giáo viên chưa nắm chắc, từ đó xử lý các việc chưa được hiệu quả như mong muốn.
"Các thầy cô chủ nhiệm phải là điểm tựa của học sinh, phải là người tin cậy nhất để các em chia sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, học tập; là cầu nối giữa học sinh và gia đình, giữa học sinh với đội ngũ thầy cô trong nhà trường với lãnh đạo trường, với các tổ chức trong nhà trường. Và là người gần gũi nhất, phân tích giúp học sinh, cùng học sinh đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra xa trường học" - ông Nguyễn Văn Phê trao đổi.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, khi cô giáo, nhà trường quan tâm đến hạnh phúc của học trò thì bạo lực sẽ giảm dần, sẽ không hết được nhưng từ chuyện to sẽ thành nhỏ, từ nhỏ sẽ thành không có gì. "Tôi cho đây là cách giải quyết hiệu quả trong vấn đề giải quyết bạo lực học đường".
"Trong 8 năm đưa giá trị sống và kỹ năng sống vào trường, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thay đổi hoàn toàn về cách tiếp cận và xử lý những vấn đề thuộc về an toàn nhà trường và bạo lực học đường. Các thầy cô giáo của chúng tôi đã được học những khóa giá trị sống và đã xử lý vấn đề của mình tốt hơn, trường học trở nên thân thiện hơn, học sinh hạnh phúc hơn" - ông Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị ngành giáo dục các cấp tăng cường phổ biến các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh, an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường, đặc biệt là các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Thông tư của Bộ liên quan đến vấn đề này. Trước tình trạng vẫn còn một số nơi chưa xử lý nghiêm giáo viên vi phạm, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo 63 Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành là nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì trước hết không cho đứng lớp, chứ không thể đẩy từ lớp nọ sang lớp kia. Sau đó, căn cứ vào mức độ vi phạm đến đâu thì xử lý nghiêm đến đó theo quy định của pháp luật.
Phan Thủy
Theo phapluatxahoi
Phòng, chống bạo lực học đường: Không nghiêm thì sẽ bị nhờn Văn bản, quy định pháp lý để phòng ngừa và xử lý bạo lực học đường đã khá đầy đủ nhưng diễn biến của tình trạng này ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Điều đó đòi hỏi sự 'vào cuộc' có trách nhiệm hơn từ những người có liên quan thay vì những quy định chỉ mãi nằm trên giấy. Nữ sinh...