Không khí khô hanh của mùa này rất dễ khiến bạn gặp phải nhiều bệnh vặt và đây là một số cách phòng tránh
Mặc dù thời tiết mùa thu thường man mát, dễ chịu nhưng do nhiệt độ giữa ngày và đêm khá chênh lệch nhau nên có thể gây ra một số bệnh về hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, hay tim mạch…
Tiết trời của mùa thu thường khá mát mẻ, dễ chịu, nhưng ban ngày lại nắng gắt còn về sáng và đêm nhiệt độ sẽ giảm xuống nhiều, kết hợp với độ ẩm cũng giảm dần nên không khí có phần hanh khô, từ đó là nguy cơ dẫn đến hàng loạt căn bệnh gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp nhất trong mùa thu và cách phòng tránh để bạn chủ động ngăn ngừa bệnh từ sớm.
Các bệnh về đường hô hấp
- Một số bệnh phổ biến: Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phổi…
- Cách phòng tránh: Trong thời điểm này, các loại virus cúm A, B, C gây bệnh về đường hô hấp thường bùng phát mạnh. Đặc biệt, cúm A sẽ tạo thành bệnh dịch và gây ra nhiều biến chứng có thể kể đến như viêm xoang cấp, viêm tai giữa… Do đó, bạn nên chủ động đi khám chữa ngay tại các cơ sở y tế gần nhất chứ không nên tự chữa trị tại nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Các bệnh về xương khớp
- Một số bệnh phổ biến: Đau nhức xương khớp, thấp khớp…
- Cách phòng tránh: Những bệnh về xương khớp thường gặp rất nhiều vào mùa thu và để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên chú ý tới việc ăn uống đầy đủ chất trong ngày, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hãy giữ ẩm cơ thể khi nhiệt độ giảm xuống và điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng của mình để ngăn ngừa bệnh.
Các bệnh về tim mạch
- Một số bệnh phổ biến: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Cách phòng tránh: Để phòng ngừa các bệnh về tim mạch thì bạn nên chú ý điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng trong ngày như bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và tập luyện thường xuyên.
Video đang HOT
Các bệnh về tiêu hóa
- Một số bệnh phổ biến: Viêm loét dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích…
- Cách phòng tránh: Bạn nên có chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo vệ sinh trong thời điểm này để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Các bệnh dị ứng
- Một số bệnh phổ biến: Viêm da dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…
- Cách phòng tránh: Do thời tiết khô hanh nên xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói… từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Để phòng tránh bệnh, bạn cần tránh tiếp xúc với những thứ gây dị ứng này và đeo khẩu trang kín mỗi khi ra đường.
Theo Helino
Món ăn được mệnh danh là 'thần dược' cho người bị thoái hóa cột sống
Người bị thoái hóa cột sống hay các vấn đề về xương khớp nên thường xuyên ăn món thịt rắn hầm thuốc bắc để tốt cho việc điều trị.
Theo thống kê, khoảng 80% người trên 50 tuổi thường mắc các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ khá cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống như: sự lão hóa tự nhiên theo tuổi tác, nghề nghiệp lao động nặng, tiền sử chấn thương cột sống, tư thế lao động không phù hợp,... Nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tê bì chân tay, teo cơ, thậm chí có thể tàn phế.
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh thoái hóa cột sống nên thường xuyên ăn bổ món thịt rắn hầm thuốc bắc để tốt cho việc điều trị bệnh. Món ăn này được xem là "thần dược" cho các vấn đề về xương khớp.
Nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tê bì chân tay, teo cơ, thậm chí có thể tàn phế - Ảnh minh họa: Internet
Thịt rắn hầm thuốc bắc
Thịt rắn (xà nhục) là vị thuốc quý trong Đông y. Thịt rắn có vị ngọt, tính ấm thường được dùng để khử phong, giảm đau, ghẻ lở.
Theo y học hiện đại, thịt rắn giàu leucin, lysin, arginin, valin, chất mỡ và chất saponosid, là những chất rất cần thiết cho xương khớp cũng như cơ thể người.
Các món ăn từ thịt rắn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp cũng như thoái hóa cột sống. Một số món ăn đơn giản và bổ dưỡng thường gặp là ruốc rắn, rim mặn, xào sả ớt.
Món thịt rắn hầm thuốc bắc sẽ giúp bạn tối ưu hóa công dụng chữa trị thoái hóa cột sống.
Các món ăn từ thịt rắn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp cũng như thoái hóa cột sống - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
1/2 kg thịt rắn
30 gram thiên niên kiện
100 gram lá lốt
30 gram trần bì
30 gram đỗ trọng
Gia vị: Đường, nước mắm, muối, bột ngọt, tiêu xay
Chế biến món thịt rắn hầm thuốc bắc
Nấu xoong nước sôi rồi rồi nhúng nguyên con rắn vào, cạo sạch vẩy. Rạch bụng rắn từ đầu đến đuôi, tách bỏ phần ruột, đầu và gân máu trong bụng; giữ lại phần gan và mỡ. Rửa kỹ rắn thêm vài lần cho thật sạch phần máu trên sống lưng.
Tiếp đến, cho nguyên con rắn vào xoong, thêm nước ngập, vặn lửa lớn. Luộc sao cho rắn vừa chín tới thì vớt ra và chặt thành khúc vừa ăn.
Lưu ý: Không nên chặt rắn khi còn sống, cách này khiến thịt bị dai.
Trút rắn vào xoong, thêm các vị thuốc trần bì, đỗ trọng, thiên niên kiện và một ít lá lốt xắt nhỏ. Hầm đến khi rắn mềm thì tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Thưởng thức món thịt rắn hầm thuốc bắc ngay khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn. Món ăn có tác dụng ổn định thần kinh, chữa chứng tê liệt, các vấn đề về xương khớp cũng như thoái hóa cột sống.
Người bị thoái hóa cột sống nên ăn thịt rắn hầm thuốc bắc khoảng 3 lần 1 tuần để mang lại hiệu quả cao.
Người bị thoái hóa cột sống nên ăn thịt rắn hầm thuốc bắc khoảng 3 lần 1 tuần để mang lại hiệu quả cao - Ảnh minh họa: Internet
Theo phunusuckhoe.vn
Phóng đại tính năng bút dò huyệt Bút dò huyệt châm cứu kết hợp đèn laser hồng ngoại được quảng cáo rầm rộ trên mạng là "bút thần kỳ chữa bá bệnh". Trong đó, bút có thể chữa khỏi cả bệnh mạn tính và cấp tính như tiểu đường, tim mạch, đau nhức cơ xương khớp. Trên một website bán hàng online, bút thần kỳ được quảng cáo: "Bút kết...