Không học trước, năm lớp 1 của con tôi thành cơn ác mộng
Chỉ vì không cho con học trước như lời khuyên của chuyên gia, năm lớp 1 của con tôi trở thành cơn ác mộng với cả nhà, tôi thậm chí phải chuyển việc để dạy con học.
Hơn một năm trước, khi con đầu lòng chuẩn bị vào lớp 1, tôi rất băn khoăn về việc có nên cho con học chữ trước hay không? Tất cả người thân của tôi, dù từng có con học lớp 1 hoặc chưa, đều nói phải cho bé đi học trước. “ Nếu không, thằng bé sẽ không thể theo kịp các bạn“, họ cảnh cáo.
Tôi lên mạng tìm hiểu và đọc được rất nhiều lời khuyên của các chuyên gia giáo dục. Họ bảo không nên cho con học trước. Nếu biết hết rồi, vào năm học con sẽ chủ quan, không còn sự hứng thú, không tập trung học tập; rằng chương trình lớp 1 không quá khó, cứ để con vui chơi, vào năm học chắc chắn sẽ nắm được kiến thức.
Tôi nhớ lại trước đây mình vào học lớp 1 thậm chí còn chưa biết cách cầm bút. Tôi cũng không phải là người quá quan trọng chuyện thành tích của con. Mục tiêu của tôi chỉ là cháu có một năm học vui, đáng nhớ và được lên lớp 2.
Nghĩ thế nên tôi không cho cháu học trước, không học hè. Và tôi đã sốc ngay buổi đầu tiên con vào lớp 1.
Trước khi vào lớp 1, nhiều bé đã phải biết đọc, biết viết và biết cộng trừ trong phạm vi 10.
Ngay sau ngày khai giảng, con không học các chữ cái như tôi tưởng mà đọc cả từ luôn. Thậm chí cô giáo yêu cầu con đọc trơn, không được đánh vần.
Phần lớn các bạn lớp con, nếu không muốn nói tất cả, đều đã có khả năng đọc tương đối tốt. Chỉ có con tôi mới bắt đầu tập ghép chữ, tập đánh vần. Bạn của con tôi thậm chí có thể đọc hết cả cuốn truyện, không sai một câu, một chữ. Hỏi cộng trừ trong phạm vi 10, nó ngay lập tức đưa ra đáp án. Nó cũng đã có thể viết tương đối thành thục.
Những ngày sau đó là cơn ác mộng của hai mẹ con tôi. Tối nào chúng tôi cũng vật vã cùng nhau tập đánh vật, tập viết, tập làm toán. Mới 6 tuổi nhưng cháu đã phải học liên tục từ 19h cho tới 22h mới xong bài; hết làm bài cô giao ở lớp đến đọc bài cho ngày hôm trước rồi làm toán nâng cao. Cuối tuần, cô giao các phiếu bài tập về nhà, nếu làm hết nghĩa là con không có một ngày nghỉ đúng nghĩa. Sáng thứ 7, con phải học thêm ở nhà cô nữa.
Về chuyện viết chữ, con tôi phải làm quen với chữ in thường, chữ in hoa, sẽ phải viết dạng chữ to, chữ nhỏ, rồi thi vở sạch chữ đẹp.
Tôi chỉ muốn con là cậu bé học bình thường mà vui vẻ, nhưng không được. Hôm nào con không tập trung, cô sẽ không chỉ nghiêm khắc nhắc nhở con mà còn nhắc nhở phụ huynh qua tin nhắn. Con bị điểm thấp cô cũng nhắn; con viết chưa ngay ngắn cô cũng nhắn. Xếp điểm thi đua vở sạch chữ đẹp, chỉ cần ở hạng B cô cũng nhắn.
Khi con tôi được 7 – 8 điểm, tôi xoa đầu khen con giỏi nhưng không ngờ, đó là điểm thuộc dạng thấp ở lớp.
Video đang HOT
Con tôi bị stress, tôi bị stress và cả gia đình tôi phải thay đổi lịch sinh hoạt để phù hợp với lịch học của con. Mỗi lần nhận được tin nhắn của cô giáo là tôi mất bình tĩnh, về trút lên người con. Thằng bé gặp áp lực trên lớp, về nhà lại chứng kiến những cơn giận lôi đình của mẹ, nó càng sợ hãi hơn.
Mỗi buổi học trở nên cực kỳ căng thẳng với hai mẹ con tôi. (Ảnh minh họa).
Hóa ra con tôi không phải trường hợp duy nhất. Nói chuyện với một phụ huynh khác, tôi được biết con họ cũng gặp tình trạng tương tự. Thằng bé ấy thậm chí sáng nào cũng khóc, xin bố mẹ đừng đưa tới lớp.
Sự việc này sẽ tiếp tục kéo dài nếu như không có một lần con được đón đi học về. Ánh mắt nó sợ sệt. Nó không dám bước vào nhà. Khi nhìn thấy tôi, nó co rúm lại sợ hãi. Không cần hỏi, tôi cũng biết lý do là gì. Và lúc đó, tôi thấy tim đau nhói. Chỉ vì nhận điểm thấp mà nó sợ hãi đến thế; chắc ở lớp nó đã bị cô dọa một trận rồi. Là mẹ, lẽ ra tôi phải là chỗ dựa cho nó, là chỗ nó tìm tới khi sợ hãi, khi hoang mang. Đằng này, tôi lại khiến nó sợ hãi thêm.
Tôi chợt nhớ lại, bao lâu rồi tôi không ôm con vào lòng, không hôn nó, không thủ thỉ khen “con của mẹ giỏi quá”. Bao lâu rồi, tôi và nó không có một ngày nghỉ trọn vẹn, chỉ nằm bên nhau, rúc rích kể cho nhau những câu chuyện vu vơ rồi phá lên cười, hay đơn giản là cùng xem một bộ phim hoạt hình. Bao lâu rồi, con tôi chưa có một ngày nghỉ thực sự, không bị áp lực bởi bài vở.
Ngay tối hôm đó, tôi cho con nghỉ. Con được xem trọn một bộ phim hoạt hình yêu thích. Ngày chủ nhật, cả nhà đi chơi.; không tập đọc, không làm toán, không tập viết. Ngày hôm đó, con tôi nở nụ cười thật hạnh phúc.
Và cũng kể từ hôm đó, mỗi lần con tôi đi học về, tôi không hỏi con được mấy điểm. Tôi chỉ hỏi con đi học có vui không.
Tôi cũng nhắn tin trao đổi với cô chủ nhiệm. Tôi xin lỗi nếu như việc con tôi học không giỏi ảnh hưởng tới thành tích của lớp, nhưng tôi mong cô cho con thời gian để quen với bạn bè, quen dần với việc học.
Rồi tôi tạm phải gác lại tất cả những kế hoạch riêng của mình. Tôi phải chuyển sang chỗ làm mới lương ít hơn, không đúng với chuyên môn, cũng không phải là đam mê của mình để có thể dành nhiều thời gian cho con hơn, dạy con học.
Tôi phải lên mạng, lần tìm các phương pháp dạy học cho trẻ lớp 1. Con tôi dù không còn sợ hãi mỗi khi ngồi vào bàn nhưng vẫn phải nỗ lực gấp đôi để đuổi kịp những đứa trẻ được học trước khi vào lớp 1.
Cuối năm, thành tích học tập của con tôi không tệ nhưng quả thực, mỗi khi nhìn lại hành trình hai mẹ con đi qua, tôi đều thấy sợ hãi. Nếu con học trước, có lẽ mẹ con tôi đã đỡ vất vả hơn trong năm học đầu tiên của cuộc đời, năm mà lẽ ra con phải có nhiều nụ cười hơn là nước mắt. Nếu được học trước, con tôi đã không phải chịu áp lực tinh thần lớn đến mức ám ảnh như vậy.
Tôi biết mình không sai khi không cho con học trước. Các chuyên gia cũng đã khuyên đúng về điều này. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là không dạy trước. Nhưng không hiểu tại sao các cô giáo lại coi những đứa trẻ chưa biết đọc biết viết, biết làm toán trong những ngày đầu tiên đến trường là cá biệt, yếu kém và khiến cả học trò lẫn phụ huynh phải khổ sở như vậy? Lẽ ra tất cả các cháu đều đứng ở vạch xuất phát khi năm học bắt đầu, các cô lại thất vọng với học sinh theo đúng quy định, chỉ vì đa số những trẻ khác đã “chạy trước hiệu lệnh”.
Tôi thực sự không hiểu, nhưng nếu bây giờ ai đó có con vào lớp 1 xin lời khuyên, sẽ bảo, nếu cho con vào trường công, đừng mơ chuyện không dạy chữ trước khi năm học bắt đầu.
Phụ huynh đua nhau khoe, con mới lớp Lá đã học xong... chương trình lớp 1
"Con mình vừa xong lớp Lá đã đọc viết trôi chảy, làm toán xong chương trình học kỳ 1 lớp 1. Có nên cho bé học tiếp không các mẹ ơi?".
Trẻ lớp Lá đã học xong chương trình lớp 1
Chia sẻ của một phụ huynh trên một diễn đàn dạy con thu hút rất nhiều quan tâm của các phụ huynh khác, đặc biệt là những bố mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1.
Có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng không ít phụ huynh tiết lộ, con họ cũng đã hoàn thành xong sách lớp 1, đọc viết, làm toán vèo vèo ngay khi đang học mầm non.
Nhiều đứa trẻ được bố mẹ cho học trước chương trình lớp khi chưa vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Phụ huynh còn giới thiệu hướng dẫn nhau cách chọn bộ sách, chọn thầy cô như thế nào... để chỉ cần vài tháng tháng là bé xong chương trình.
TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội kể bà đọc nhiều diễn đàn, nhóm các phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1... mà thấy sợ hãi. Bố mẹ cho học trước đến hết kỳ 1 của lớp 1 rồi còn khoe nhau om xòm, trong khi việc học trước có thể dẫn đến việc thiếu tập trung về dài của trẻ.
Cùng với đó, nhiều người khoe các trang chữ viết, các bài tập làm toán trong sách lớp 1 của của con vừa kết thúc mầm non.
Thậm chí có bé vừa xong lớp Chồi, chuẩn bị lên lớp Lá đã được bố mẹ khoe... viết trôi, tính thạo.
Bố mẹ có người than con mình chưa viết, chưa tính được như vậy. Có người lại khoe... con mình viết đẹp hơn, nét hơn.
Cứ vậy, chữ viết, bài tập Toán của một đứa bé mầm non được đưa ra phân tích, mổ xẻ.
Nhiều phụ huynh khoe con đang học mầm non đã đọc giỏi, viết thạo, làm được các bài tập trong sách lớp lớp 1.
Không chờ đến 5 tuổi, nhiều đứa trẻ khi mới 3 - 4 tuổi đã được bố mẹ đẩy đến các lớp học chữ hoặc tìm giáo viên về nhà kèm. Nhiều năm trở lại đây, không dừng lại ở việc học chữ trước, nhiều đứa trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đã được phụ huynh "gói gọn" xong chương trình lớp 1.
Nguy hiểm cho con đường học tập lâu dài của trẻ
Lâu nay, nhiều người than con phải học chữ trước khi vào lớp 1 vì con ai cũng học chữ trước, sợ con mình thành "lạc loài", bị cô giáo kỳ thị... Vậy nhưng, việc học chữ trước giờ đây bị nhiều gia đình tiếp tục đẩy lên thành học trước chương trình.
Không còn là chuyện sợ con mình không theo kịp bạn bè, theo một hiệu trưởng ở TPHCM, nhiều phụ huynh có tâm lý con mình phải hơn con người.
Nhiều người thấy những đứa trẻ khác đọc trôi, tính thạo trước thì sốt ruột không yên, nhiều người chạy đua cho bằng được để con mình phải vượt trội hơn bạn bè cùng lứa. Họ bất chấp việc này có cần thiết, có tốt cho trẻ hay không.
Trẻ luyện chữ trước khi vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Trao đổi về việc trẻ mầm non được bố mẹ cho học trước chương trình lớp 1, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, phụ huynh không nên dạy hay cho con học trước chương trình trước khi vào lớp 1.
Điều này trước hết xuất phát từ thể chất, tâm lý của trẻ. Người dạy thiếu kỹ năng sư phạm dạy không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến trẻ, ảnh hưởng đến việc học lâu dài về sau của trẻ.
"Bố mẹ cho con học trước chương trình, nhiều người ngộ nhận con mình là giỏi, là khác biệt, là thần đồng này nọ... Từ đó, có thể kéo theo đánh giá, nhìn nhận về trẻ không phù hợp, rất áp lực cho các con", ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT TPHCM.
Ông Vinh cho hay, bố mẹ cần giữ tuổi thơ cho con, đừng ép trẻ kéo theo những áp lực, căng thẳng không đáng có.
Lứa tuổi này, bố mẹ có thể cho con học thêm về năng khiếu để các con có thêm có những cảm thụ về nghệ thuật, từ đó phát hiện về thiên hướng, khả năng của con. Hoặc là chú trọng đến rèn con các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
140 học sinh nhận được thông báo trúng tuyển ĐH, rồi lại nhận được tin... nhà trường nhầm Hơn 140 học sinh đã choáng váng khi nhận được tin rằng, cái thông báo trúng tuyển đại học mà mình nhận được trước đó là một... sơ suất! Ai nộp đơn vào trường đại học mà chẳng mong nhận được giấy báo trúng tuyển của nhà trường. Bởi vậy mà vào ngày 12/6, nhiều người nộp hồ sơ vào khoa Hệ thống...