Không học trước khai giảng, một số địa phương than gặp khó
Một số địa phương có đông học sinh dân tộc thiểu số cho biết đang gặp vướng mắc khi Bộ GD-ĐT quy định không được dạy trước khai giảng, học sinh không có thời gian học trước tiếng Việt.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết giai đoạn 2016-2020, triển khai giai đoạn thực hiện đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số diễn ra hôm nay (13/11) tại Quảng Ninh.
Chia sẻ tại hội nghị, bà Bùi Thị Minh Tú, Sở GD-ĐT Bình Phước cho biết, là một tỉnh miền núi thuộc miền Đông Nam Bộ với 41 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen, tính đến cuối học kỳ 1 năm học 2019 – 2020, số học sinh là người dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Phước chiếm tỷ lệ 20,59% tổng số học sinh dân tộc thiểu số của toàn tỉnh. Trong đó, một số huyện, trường tiểu học có tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số rất cao như huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập…
Việc dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 đang vấp phải quy định không dạy học trước khai giảng. (Ảnh minh họa)
Theo bà Tú, khi đến trường, những học sinh này học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Các em sử dụng ngôn ngữ học tập một cách khó khăn, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt còn nhiều hạn chế vì ít hoặc không được giao tiếp với người Kinh, gia đình luôn giao tiếp bằng tiếng của dân tộc. Thêm vào đó, một số học sinh khi vào lớp 1 chưa qua lớp mẫu giáo 5 tuổi do không có điểm trường của trường mầm non nên rất hạn chế về khả năng tiếng Việt.
Để khắc phục những khó khăn trên, bà Bùi Thị Minh Tú cho biết, Sở GD-ĐT Bình Phước chỉ đạo Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã hướng dẫn cho các trường triển khai, tổ chức huy động học sinh là người dân tộc thiểu số và học sinh chưa qua lớp mẫu giáo 5 tuổi ra lớp học chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1 vào thời gian trong tháng 7, 8 hàng năm.
Sau các tuần dạy chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1, tùy theo mức độ tiếp thu của đối tượng học sinh cụ thể để linh hoạt tiếp nối với chương trình chính thức. Sở GD-ĐT cũng yêu cầu giáo viên tiếp tục theo dõi, tăng cường tiếng Việt cho học sinh thông qua các tiết dạy ở các buổi dạy trong suốt năm học.
Bà Tú nhận định, qua nhiều năm thực hiện, chất lượng môn Tiếng Việt của các trường được nâng lên rõ rệt, học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, giáo viên làm quen, xây dựng nề nếp cho học sinh, học sinh được chuẩn bị tốt tâm thế trước khi vào lớp 1.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, năm học 2020-2021, năm đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 nhưng Bộ GD-ĐT quy định thời gian tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9 nên Sở GD-ĐT phải ban hành văn bản không tổ chức thực hiện các lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh chưa qua lớp mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1 năm học 2020 – 2021 dẫn đến nhiều khó khăn cho các trường thuộc vùng sâu vùng xa.
Vùng có tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao không có thời gian giúp học sinh làm quen tiếng Việt cũng như ổn định tổ chức lớp học trước khi vào lớp 1. Chúng tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT có chỉ đạo riêng với các tỉnh miền núi, tiếp tục duy trì việc học tiếng Việt cho trẻ trước năm học như trước đây”, bà Tú kiến nghị.
Bên cạnh đó, đại diện Sở GD-ĐT Bình Phước cũng cho biết, hiện nay nguồn kinh phí và định mức chi trả cho giáo viên dạy các lớp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 chưa có trong quy định phân bổ ngân sách hàng năm. Do đó, thời gian nghỉ hè giáo viên vẫn phải đi dạy mà không được hưởng hỗ trợ.
Đại diện Sở GD-ĐT Bình Phước cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng và quy định chế độ, mức phụ cấp, hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác huy động và dạy các lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt trong hè vì đây là thời gian giáo viên được nghỉ hè theo quy định.
Cần hỗ trợ ăn trưa cho trẻ
Cùng là địa phương có tỷ lệ lớn học sinh là người dân tộc thiểu số, bà Lê Thị Tuyết Hường, Hiệu trưởng trường mầm non xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, Điện biên cho biết, Điện Biên có khoảng 60 vạn dân với gần 19 dân tộc anh em sinh sống, trong đó số dân tộc thiểu số chiếm 81,2%.
Bà Lê Thị Tuyết Hường, Hiệu trưởng trường mầm non xã Thanh Nưa.
Trường mầm non xã Thanh Nưa là trường thuộc xã biên giới với trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số. Bà Lê Thị Tuyết Hường cho biết, trường mầm non Thanh Nưa nằm trên địa bàn xã biên giới, đời sống của đại bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, nên việc huy động các nguồn lực địa phương cho nhà trường còn nhiều khó khăn. Một số giáo viên chưa linh hoạt trong lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy tiếng Việt phù hợp với trẻ. Hầu hết trẻ em là người dân tộc thiểu số ở độ tuổi nhà trẻ và trẻ mới đi học vốn tiếng Việt hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Bà Lê Thị Tuyết Hường cho rằng, tăng cường tiếng Việt là nội dung giáo dục mang tính đặc thù của giáo dục vùng dân tộc. Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số đạt hiệu quả, đòi hỏi cán bộ quản lý mầm non phải hiểu, nắm vững ác quy tắc, yêu cầu về nội dung, phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt phải hiểu rõ bối cảnh địa phương để có những biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
Để nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số, bà Hường kiến nghị Chính phủ xem xét để có chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ nhà trẻ như hỗ trợ trẻ mẫu giáo để tạo thuận lợi, tăng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đại diện trường mầm non Thanh Nưa cũng đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét, phối hợp với các ban ngành ban hành văn bản quy định danh mục tối thiểu về thiết bị, đồ dùng y tế, thuốc đối với các phòng y tế của giáo dục mầm non./.
Theo số liệu báo cáo của Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 5/2020, toàn quốc có 4.984 trường mầm non có đông trẻ em là người dân tộc thiểu số; có 49.396 nhóm lớp có trẻ em người dân tộc thiểu số (tăng 133 trường, 3.638 nhóm lớp so với năm 2015, thời điểm xây dựng Đề án).
Tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số đến trường là 884.689 trẻ. Có 875.920/884.689 (99,0%) trẻ dân tộc thiểu số đến trường được tăng cường tiếng Việt (tăng 36.774 trẻ so với năm 2015), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ dân tộc thiểu số được rèn kỹ năng nghe nói, giao tiếp tiếng Việt, tắm mình trong môi trường tiếng nói và chữ viết tiếng Việt. Trẻ em người dân tộc thiểu số đã mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động giáo dục và hoạt động khác trong cuộc sống.
Các hội đồng xem xét kỹ ngữ liệu, chịu trách nhiệm với Bộ GD&ĐT trong việc giải trình trước xã hội
Bộ GD&ĐT, cho biết, có 40/46 cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 6 được tiếp tục thẩm định ở vòng 2. Như vậy đã có những bản sách chưa đạt.
Thẩm định nhiều nhất 2 đợt/năm
Kết thúc vòng 1 thẩm định SGK lớp 6 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có 4 cuốn SGK của môn Tin học không đạt. 40 cuốn còn lại xếp loại "đạt" hoặc "đạt nhưng cần sửa chữa" tiếp tục được thẩm định vòng 2.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đã có buổi làm việc với Hội đồng thẩm định SGK lớp 6. Được biết, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 6 gồm 128 thành viên của 12 môn học và hoạt động giáo dục, gồm: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Theo Luật Giáo dục 2019, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định. Vai trò của Hội đồng thẩm định như vậy là rất quan trọng.
Theo Thứ trưởng, để tổ chức thẩm định SGK, Bộ GD&ĐT đã ban hành số 33/2017/TT-BGDĐT ban hành về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 33.
Một điểm mới đáng lưu ý của Thông tư 23 so với Thông tư 33 là quy định về trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định SGK. Theo đó, Bộ GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ để tổ chức thẩm định SGK nhiều nhất 2 đợt trong một năm; trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu SGK được thẩm định nhiều nhất 2 vòng, mỗi vòng nhiều nhất 5 ngày.
Để bảo đảm chất lượng công tác thẩm định, Thứ trưởng đề nghị Hội đồng thẩm định cần nghiên cứu kỹ, bám sát Thông tư số 33 và Thông tư số 23. Các văn bản này đã quy định rõ 5 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí trong thẩm định SGK, được Bộ GD&ĐT cụ thể hóa thành 40 chỉ báo. Đây là những nội dung quan trọng các thầy cô cần nắm vững để thẩm định và giúp tác giả hoàn thiện bản mẫu, cho ra được những SGK tốt.
Thẩm định SGK lớp 6 cần xem xét kỹ ngữ liệu, ngôn ngữ. Ảnh tư liệu
Xem xét kỹ ngôn ngữ, ngữ liệu
Bên cạnh tính tinh giản, kế thừa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đồng thời đề nghị các thành viên khi thẩm định cần xem xét kỹ về ngữ liệu, ngôn ngữ của từng bản mẫu SGK; cộng đồng trách nhiệm cùng với Bộ GD&ĐT trong việc giải trình trước xã hội; mong các thầy cô trong Hội đồng tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học, khách quan, góp phần mang tới những cuốn SGK lớp 6 chất lượng tốt nhất cho học sinh, giáo viên và xã hội.
Năm 2020, Bộ GD&ĐT nhận được 43 bản mẫu SGK của đầy đủ các môn học/hoạt động giáo dục giáo dục bắt buộc, bản mẫu SGK môn tự chọn Tiếng Anh. Trong đó, môn Tin học có 4 bản mẫu, Tiếng Anh có 9 bản mẫu, các môn còn lại mỗi môn có 3 bản mẫu SGK.
Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Trong đó, ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học/hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.
Giáo viên lớp 5, lớp 9 lại chuẩn bị thay đổi phân phối, kế hoạch dạy theo Bộ? Mỗi lần điều chỉnh nội dung không chỉ đơn thuần là soạn lại giáo án các bài dạy mà giáo viên còn phải làm lại phân phối chương trình, kế hoạch dạy học... Chương trình, sách giáo khoa năm 2000 mà ngành Giáo dục thực hiện đại trà cho đến nay cũng đã ngót nghét 20 năm trời và đến năm học này...