Không gian văn hóa vui tươi trong ngày hội đọc sách ở Thạch Hà
Sân trường THCS Minh Tiến (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) một buổi chiều ấm áp và ngập tràn niềm vui. Thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh và đại biểu cùng tìm cho mình những cuốn sách hay để được tiếp thu nhiều kiến thức thực tiễn cuộc sống bổ ích.
Hưởng ứng Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4), chiều 3/4/2021, Trường THCS Minh Tiến phối hợp với Thư viện tỉnh Hà Tĩnh, Thư viện huyện Thạch Hà tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách – người bạn của mỗi chúng ta”. Tham gia ngày hội đọc sách có thầy cô, cha mẹ học sinh và học sinh của nhà trường.
Không khí ngày hội vui tươi với màn văn nghệ đặc sắc của các em học sinh…
Đến với ngày hội đọc sách, các em học sinh thỏa thích tìm tòi, khám phá tri thức, chân trời kiến thức rộng mở trong những trang sách… Qua đó, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống, học tập và trau dồi tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy.
Video đang HOT
Tại ngày hội đọc sách, các em học sinh cũng đã hào hứng kể những câu chuyện cảm động về giờ giấc làm việc, tiết kiệm thời gian quý báu mà Bác Hồ dạy và tham gia trò chơi trả lời các câu hỏi do Thư viện tỉnh bố trí tại xe sách lưu động.
Dịp này, lãnh đạo xã Việt Tiến, BCH Công đoàn nhà trường và Hội cha mẹ học sinh đã trao tặng hàng chục đầu sách cho Thư viện trường THCS Minh Tiến.
Đối với nhà trường, những năm qua, phong trào đọc sách phát triển sâu rộng, trở thành nét đẹp và là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi thế hệ thầy trò yêu quý. Qua đó cập nhật được những thông tin cần thiết trong học tập và đời sống, hướng ta đến trò vui chơi giải trí lành mạnh, để mỗi người biết quý trọng thời gian, yêu quý, đam mê sách, ham học hỏi, thỏa sức sáng tạo, khám phá khoa học.
Thầy Nguyễn Văn Tứ – Bí thư Chi bộ, – Hiệu trưởng Trường THCS Minh Tiến
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh.
Qua đó, từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh.
Cô và trò Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) cùng đọc sách trong giờ giải lao.
Với sự đầu tư của tỉnh, các địa phương, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Theo đó, tỷ lệ các trường học có thư viện cũng tăng lên. Các thư viện cũng được các nhà trường đầu tư trang thiết bị đảm bảo điều kiện phòng đọc, cập nhật, bổ sung các loại sách, báo, truyện, sách tham khảo thường xuyên. Song căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, các trường cũng chủ động hình thành không gian đọc hấp dẫn với đa dạng loại hình thư viện như: Thư viện vườn trường, thư viện lớp, thư viện xanh, tủ sách di động, tủ sách dùng chung... nhằm thu hút học sinh tham gia.
Là một ngôi trường vùng cao ở huyện Bình Liêu, song các cô giáo ở Trường Mầm non Húc Động đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm hình thành cho học sinh thói quen đọc sách thông qua những giờ đọc sách bổ ích hằng ngày.
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động, chia sẻ: Nhà trường đã chủ động sắp xếp, bố trí riêng một phòng thư viện rộng rãi để hằng tuần, mỗi lớp học đều dành từ 2-3 buổi sang phòng thư viện cho học sinh đọc sách, tham gia các hoạt động thi kể chuyện, đọc thơ... Ở lứa tuổi mầm non, các con chưa biết chữ cái nên chủ yếu sách tại thư viện là sách tranh, ảnh hoặc có rất ít chữ nhằm mục đích chính là giới thiệu, giúp các con làm quen với sách và các cô giáo sẽ giữ vai trò hướng dẫn cũng như đọc sách. Qua mỗi giờ đọc sách tại thư viện các con đều rất hào hứng, say mê. Từ đây, góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích, tạo hứng thú với việc đọc sách cho các con ngay từ nhỏ.
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động đọc sách với học sinh tại thư viện của trường.
Còn ở Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long), nhà trường lựa chọn xây dựng thư viện thân thiện đặt tại sân trường, tạo một không gian mở, thuận tiện cho học sinh đọc sách vào giờ ra chơi. Các đầu sách được phân loại, sắp xếp khoa học theo nội dung, chủ đề tiện cho việc tìm đọc của học sinh.
Em Đào Gia Khánh, học sinh Trường THCS Bãi Cháy, cho biết: Chúng em thường tranh thủ vào giờ ra chơi đến thư viện tìm sách và ngồi đọc. Nếu lựa chọn được cuốn sách yêu thích có thể đăng ký mượn cô thủ thư về đọc và trả lại đúng hẹn. Đặc biệt, ngoài số sách nhà trường trang bị chúng em cũng thường xuyên đóng góp thêm sách cho thư viện để có thể trao đổi, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích mà mình đã đọc cho các bạn cùng đọc.
Bên cạnh những mặt tích cực, thực tế hoạt động thư viện ở hệ thống trường học trong tỉnh vẫn còn những hạn chế cần được đổi mới. Theo đó, tỷ lệ thư viện trường hoạt động hiệu quả chưa cao, thiếu đồng đều. Ở một số trường học, thư viện chỉ như nơi chứa sách, các hoạt động đọc chưa phong phú nên chưa thu hút học sinh. Một nguyên nhân khác là thư viện trường thường được bố trí ở các tầng cao, không thuận tiện để học sinh lui tới vào mỗi giờ ra chơi trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, nguồn sách ở các thư viện trường học ít được bổ sung cập nhật, phần lớn là sách giáo khoa, sách tham khảo nên học sinh chưa thực sự hứng thú tìm đến thư viện.
Mô hình thư viện thân thiện tạo hứng thú, thu hút học sinh đọc sách nhiều hơn tại Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long).
Thiết nghĩ để nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, trước hết chính thầy cô giáo cần làm gương, truyền cảm hứng, định hướng lựa chọn sách, hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả để từng bước hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.
Đồng thời, các trường học nên chủ động bố trí, xếp lịch để các lớp có thể luân phiên cho học sinh đọc sách tại thư viện trong khung giờ cố định hằng tuần coi đó như một tiết học ngoại khóa; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa dạy các phương pháp đọc đúng, đọc nhanh, biết chắt lọc thông tin và khám phá thế giới qua trừng trang sách; tổ chức các chương trình thuyết minh về cuốn sách hay khuyến khích học sinh đọc sách và biết chia sẻ những kiến thức bổ ích từ sách với nhau; dùng sách làm quà tặng, phần thưởng ghi nhận cố gắng, phấn đấu của học sinh trong học tập, rèn luyện...
Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức tiếp nhận thông tin, kiến thức mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Vì vậy, xây dựng văn hóa đọc sách hiệu quả trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Qua đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, mà còn giúp cho học sinh tích lũy tri thức, hình thành nhân cách.
Không có đứa trẻ nào "sinh ra ở vạch đích" Trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường nghe thấy những lời nhận xét về ai đó đã "sinh ra ở vạch đích". Câu nói này hàm ý rằng nhân vật đó ngay từ khi sinh ra đã có đầy đủ mọi thứ là đích đến của cuộc đời con người, thứ mà những người khác phải phấn đấu, vật lộn, xoay xở...