Không gian sống vintage trong căn hộ 40m2 truyền năng lượng tích cực cho gia chủ
Căn phòng 40m2 được chị Phương Anh cải tạo thành không gian sống trong trẻo và yên tĩnh, kết hợp nội thất vintage, đầy đủ công năng với bồn tắm nghệ thuật, bếp mini đẹp mắt…
Căn phòng ngập nắng, gió nằm trong ngôi nhà ở khu phố trung tâm Hà Nội, yên tĩnh, tinh tươm và đẹp. Chị Phương Anh – chuyên gia decor nhà cửa hi vọng biến không gian sống thành nơi truyền cảm hứng cho bản thân.
Căn phòng diện tích 40m2 nhưng đủ công năng, góc nào cũng có thể “sống ảo”. Mỗi ngày trôi qua trong không gian này thật đặc biệt.
Tone chủ đạo của phòng là màu nóng, kết hợp cùng xanh lá cây làm điểm nhấn. Sự ấm áp, dễ chịu sẽ bao trùm bạn ngay khi bước vào căn phòng. Chăn, ga, gối chị Phương Anh mua qua mạng, còn khăn trải bàn, rèm che nắng và che bếp chị đặt may theo sở thích.
Phòng nhỏ nhưng view cực chất với khung cửa kính lớn, bàn ăn, bếp và bồn tắm màu xanh rêu được hưởng trọn vẹn góc đẹp, sang chảnh.
Một chút ánh nắng của mùa xuân tạo thành bức ảnh trong veo. Tủ bếp mini gia chủ đặt đóng theo kích thước, phù hợp với diện tích phòng nhưng vẫn đủ công năng đặt bếp nấu, bồn rửa và tủ đựng bát đĩa, nồi niêu.
Bàn ăn tròn, có thể tận dụng thành nơi đọc sách, làm vệc.
Tranh treo tường chị Phương Anh tự làm, một bức được lấy từ miếng vải trải bàn và ghép vào khung khá độc đáo.
Video đang HOT
Sự xinh xắn, đáng yêu đến từ chiếc giường màu hồng và đèn ngủ cây cổ điển.
Vòi nước vàng đồng mua khá dễ dàng trên các trang thương mại điện tử, vài đồ trang trí nho nhỏ là đủ biến hình cho góc nhà thành nơi “sống ảo”.
Lưu ý quan trọng khi làm giếng trời, ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ
Trong khoa học phong thủy, giếng trời sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất.
Với những ngôi nhà nhỏ không có nhiều mặt thoáng thì thiết kế giếng trời được xem là giải pháp hàng đầu giúp không gian sống thông thoáng hơn.
Về mặt kỹ thuật, giếng trời là khoảng thông tầng từ mái xuống tầng trệt ngôi nhà theo phương thẳng đứng và không che khuất tầm nhìn lên bầu trời.
Giếng trời là giải pháp thông khí cho nhà phố bí bách.
Đây là hạng mục có thể có hoặc không có trong kiến trúc nhà ở. Loại hình nhà ống, nhà phố chật hẹp với ba bên đều giáp tường nhà hàng xóm thì giếng trời là giải pháp tối ưu trong việc lấy sáng và thông gió tự nhiên, đồng thời tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống.
Trong khoa học phong thủy, giếng trời sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất.
Về mặt kiến trúc xây dựng thì giếng trời là giải pháp giúp tăng khả năng lấy sáng, tạo sự thông thoáng từ tự nhiên thay vì quạt và điện.
Nó giúp không gian có được sự giao hòa của tự nhiên, giảm sự bí bức trong xây dựng những căn nhà khó lấy sáng từ bên hông và hiện trở thành những thiết kế giúp tạo ra điểm nhấn ấn tượng về không gian. Chính vì vậy, việc bố trí giếng trời sẽ được tính toán làm sao để đảm bảo khai thác tối đa ánh sáng, gió nhờ việc chọn vị trí cầu thang, ba mặt tường cho các không gian trong nhà từ phòng khách, bếp ăn, ngủ...
Giếng trời còn có ý nghĩa phong thủy quan trọng.
Về mặt phong thủy, giếng trời trong nhà có tác dụng lớn đối với việc mang lại sự cân bằng sinh khí cho không gian, giúp mang lại tài lộc, sức khỏe... Vì vậy cần phải xem xét bố cục phong thủy kỹ càng trước khi tiến hành thiết kế.
Giếng trời đặt ở trung cung
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh, với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung).
Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng - Thủy giáng - Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển - Kim ẩn - Thổ trung dung.
Giếng trời thường đặt ở trung cung.
Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng.
Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt, ví dụ như cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Nhìn chung trong phong thủy của giếng trời thì 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa đều lấy Thổ làm cầu nối để có thể tăng giảm hay tương tác với nhau thông qua các yếu tố: màu sắc, kiểu dáng, vật liệu mà tạo nên một không gian cân bằng sinh khí tốt nhất cho gia chủ.
Một giếng trời hợp phong thủy là được đặt ở những cung tốt.
Ngoài ra, làm giếng trời và phong thủy cho nhà méo nên đặt vào các góc méo nhọn thuộc Hành hỏa để tạo ra sự vuông vức cho không gian, đúng quy luật ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
Đối với giếng trời nhỏ, tiết kiệm diện tích có thể đặt kết hợp ô trống giữa hoặc cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (hành Hỏa) cũng giúp không khí luân chuyển tốt, Hỏa sinh Thổ và trang trí vách cầu thang thành điểm nhấn thẩm mỹ.
Giếng trời không đặt ở trung cung
Nếu như vị trí của giếng trời không đặt ở trung cung thì có thể đặt ở vị trí khác cho hợp phong thủy và mặt bằng như:
Đặt giếng trời ở góc để sửa chữa góc khuyết. Đồng thời nên kết hợp bố trí giếng trời và tiểu cảnh phong thủy giúp tạo sự cân bằng và kích hoạt luồng sinh khí tốt.
Tạo không gian hồ nước trong giếng trời như nước chảy trên tường và giảm sự nóng bức mà ánh mặt trời chiếu vào, vẫn đảm bảo cường độ ánh sáng, không gian sinh động, thoải mái hơn.
Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc Mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng Mộc sinh Hỏa trên đỉnh phải có mái che.
Hồ nước dưới giếng trời khó sử dụng và gây ẩm thấp.
Khi bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa. Ví dụ như một cầu thang lượn có hồ nước đặt dưới gầm là dạng thủy vượng, sẽ khó sử dụng và gây ẩm thấp.
Còn nếu đặt hồ nước ấy trong giếng trời, cho nước chảy trên tường, có ánh sáng trực tiếp chiếu xuống thì thổ sẽ khắc thủy vượng, dương sẽ bù âm, giảm được tù đọng tối tăm, tăng sự mát mẻ cho không gian.
Gặp dạng nhà mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để trả lại hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang.
Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà.
Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp.
Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới.
Giếng trời còn có tác dụng chữa lỗi cho những ngôi nhà méo.
Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng.
Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (Thổ, Mộc hoặc Thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.
Căn hộ sở hữu tầng lửng thu hút vạn ánh nhìn Mỗi một căn hộ, mỗi một không gian sống luôn là những gì gia chủ muốn hướng tới cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thêm tiện nghi và thoải mái. Không gian sống còn phản ánh phong cách và óc thẩm mỹ tinh tế của gia chủ. Khoảng diện tích căn hộ này cũng vậy, tuy không quá rộng nhưng với cách...