Không đồng tình với yêu cầu ép buộc của cả nhà vợ, tôi bỏ về nhưng vừa dắt xe ra cổng, bố vợ đã ném bình trà theo sau
Tôi buồn bực và thất vọng vô cùng với cách đối xử của bố vợ.
Tôi và vợ ở riêng tại nhà tôi. Nói là nhà tôi vì đấy là căn nhà do chính tôi và gia đình tôi mua đất và xây dựng nên. Căn nhà to, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và có thể xem là biệt thự, trị giá cũng hơn 10 tỷ. Khi cưới, vợ nhiều lần đòi tôi thêm tên cô ấy vào sổ đỏ nhưng tôi không muốn. Không phải vì tôi không tin tưởng vợ, mà bởi tôi cũng không muốn có bất trắc gì xảy ra nếu chúng tôi có lỡ ly hôn. Căn nhà này, trong tâm trí, tôi chỉ muốn để nó cho con của mình.
Nhưng vợ lúc nào cũng lấy đó làm lý do để giận dỗi, trách móc tôi. Cô ấy nói tôi hèn hạ, ích kỉ khi nhất quyết không cho cô ấy cùng đứng tên. Có lần cãi nhau, vợ tôi còn bảo sẽ ngoại tình, sẽ sinh con người khác rồi để đứa bé chiếm lấy căn nhà này. Thú thật, lần đó tôi suýt tát vợ vì quá giận. Sau đấy, chúng tôi cũng suýt ly hôn nhưng chính vợ tôi lại năn nỉ, van xin tôi để quay trở về.
Hiện tại vợ mới sinh con. Ngay khi đứa bé chào đời, tôi lén lấy mẫu tóc rồi đem đi xét nghiệm ADN. Câu nói trước đây của vợ như một nhát dao đâm vào niềm tin tôi dành cho cô ấy. Kết quả xét nghiệm, đứa bé đúng là con của tôi.
Video đang HOT
Họ yêu cầu tôi đi làm lại sổ đỏ, để vợ cùng đứng tên trong căn biệt thự đang ở. (Ảnh minh họa)
Sinh được con trai, vợ tôi lại bắt đầu bài điệp khúc cũ. Nhưng lần này không chỉ cô ấy mà cả gia đình cô ấy cũng hùa vào. Họ yêu cầu tôi đi làm lại sổ đỏ, để vợ cùng đứng tên trong căn biệt thự đang ở. Tôi chán nản khi mỗi lần đến nhà vợ thăm con đều bị nhắc đến chuyện ấy. Đến mức tôi chẳng còn muốn đến nữa. Nếu không phải vì con, có lẽ tôi đã bỏ mặc vợ luôn rồi. Cô ấy suốt ngày chỉ nghĩ đến căn biệt thự, ngoài ra chẳng nghĩ được thứ gì khác.
Hôm qua, nhà vợ lại thúc ép tôi chuyện sổ đỏ. Bực quá, tôi viết luôn di chúc. Trong di chúc, tôi khẳng định căn biệt thự trị giá 10 tỷ ấy, tôi sẽ để lại cho con trai. Nếu sau này tôi có thêm đứa con thứ hai, căn biệt thự sẽ do hai anh em chúng làm chủ. Dĩ nhiên vợ tôi vẫn không nằm trong danh sách thụ hưởng.
Ngay khi nghe tôi đọc di chúc, cả nhà vợ đều sửng sờ. Vợ tôi thì khóc rống lên đòi ly hôn. Bực bội, tôi dắt xe định đi về. Nào ngờ tôi vừa dắt xe ra khỏi cổng thì bố vợ ném luôn cái bình trà theo sau.
Giờ tôi đang suy nghĩ. Trong chuyện này, liệu tôi sai hay vợ sai? Đây là tài sản trước hôn nhân thì tôi có quyền tự quyết định. Vợ cứ tham lam đòi chen vào là thế nào? Hay cô ấy còn có ý đồ khác?
Nghe tin mẹ vợ bệnh, chồng tôi bực bội nói một câu làm tôi uất nghẹn nhưng lại không thể cãi được
Mỗi khi mệt mỏi, mẹ tôi đều nhờ con rể đưa đi khám bệnh. Lần này cũng không ngoại lệ nhưng trước khi đi, anh nói một câu khiến tôi uất nghẹn tận cổ.
Chồng tôi là một người đàn ông tốt. Anh không chỉ yêu thương vợ con mà còn hiếu thuận với bố mẹ vợ, thường hay giúp đỡ anh em bên nhà vợ mà không nề hà hay khó chịu gì. Hiện tại chúng tôi mở một nhà hàng lớn ở thành phố. Nhưng cuối tuần, anh lại mời bố mẹ, anh em bên vợ tụ họp và ăn uống thoải mái mà không lấy tiền.
Anh em tôi ngại quá, vẫn hay góp tiền trả tôi để tôi đưa lại cho chồng. Nhưng sợ chồng giận và nghĩ ngợi lung tung nên tôi thường giấu số tiền ấy đi. Sau này, anh biết được đã giận tôi cả tháng trời và bắt tôi đưa trả hết số tiền ấy cho từng người. Cũng từ lần đó, anh ít mời nhà vợ đến nhà hàng hơn vì không muốn bị mang tiếng là mời đến ăn mà lại lén lút thu tiền sau lưng.
Nếu nói chồng tôi hoàn hảo có lẽ là không đúng. Bởi ngoài những điểm tốt, anh còn là một người đàn ông để ý chuyện nhỏ nhặt, hay nóng giận và mỗi khi giận đều dùng lời nói gây tổn thương người khác. Tôi khuyên anh mãi nhưng anh vẫn không sửa được bản tính ấy. Vì quá thẳng thắn nên chồng tôi không có nhiều bạn, chỉ có vài người bạn thân, hiểu và thông cảm cho bản tính nóng nảy của anh mà thôi.
Trước giờ, mẹ tôi mỗi khi đau bệnh đều nhờ con rể đưa đi khám. Chồng tôi không bao giờ kêu ca hay phàn nàn gì, còn rất nhiệt tình, chu đáo. Nhưng hôm nay, khi mẹ gọi điện, anh tỏ ra bực bội thấy rõ. Lúc chồng mặc quần áo, tôi nhắc nhở là nếu có xét nghiệm, đợi kết quả lâu thì hai mẹ con nhớ đi ăn gì đấy, không được nhịn đói. Vừa nghe vợ nói thế, anh cau có nói to: "Bệnh, bệnh đã lắm rồi mà còn không chịu uống thuốc đúng dặn dò của bác sĩ, không chịu tái khám. Rồi nằm ra đấy kêu réo tôi. Mệt mỏi quá mức".
Câu nói của chồng khiến tôi sửng sốt, uất nghẹn vì không ngờ anh lại nói như thế. (Ảnh minh họa)
Câu nói của chồng khiến tôi sửng sốt, uất nghẹn vì không ngờ anh lại nói như thế. Giận quá, tôi bảo anh ở nhà trông con, còn tôi đưa mẹ đi, tôi không bao giờ nhờ anh nữa. Anh không nói gì, hầm hầm bỏ đi, còn đóng sầm cửa phòng rất giận dữ.
Thật ra chồng tôi nói không sai. Mẹ tôi lúc nào cũng có suy nghĩ rằng uống thuốc nhiều sẽ gây hại cho cơ thể nên cứ cảm thấy khỏe hơn là bà không uống nữa dù rằng đơn bác sĩ kê phải uống liên tiếp trong nhiều ngày. Trong nhà chỗ nào cũng có thuốc, thuốc nhiều đến mức chị dâu tôi kêu trời mỗi khi dọn dẹp nhà cửa. Chuyện đi tái khám càng không bao giờ dù chúng tôi có thuyết phục, năn nỉ đến đâu. Vì thế nên bệnh của bà cứ tái đi tái lại mãi và cứ bắt chồng tôi chở đi khám mãi.
Chồng đi rồi, tôi nghĩ ngợi nhiều lắm. Thứ nhất, phải nói gì để mẹ tôi chịu uống thuốc theo đúng toa và đi tái khám đúng lịch đây? Thứ hai, lần sau có nên tiếp tục nhờ chồng tôi đưa mẹ đi không hay bảo anh trai tự đưa đi? Thứ ba, chồng tôi như vậy có phải là đang dần thiếu tôn trọng nhà vợ không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Ly hôn, anh rể để lại toàn bộ tài sản cho chị gái khiến nhà tôi nể phục, đến khi tìm thấy 16 lá thư viết tay trong nhà chị, tôi bàng hoàng và căm hận tột cùng Vô tình mở ngăn kéo, tôi sững sờ khi thấy một xấp dày đều là thư viết tay đặt ngay ngắn trong đó. Chiếc phong bì nào cũng được dán kín nhưng ở ngoài lại đề tên người nhận là hai cháu gái của tôi. Cách đây một tháng, anh rể và chị gái tôi đã ly hôn sau 13 năm chung sống,...