Không đỗ lớp 10 công lập: Vẫn còn cơ hội cho học sinh
Năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao cho các trường THPT trong toàn tỉnh tuyển sinh 12.980 chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập.
Như vậy, sẽ có khoảng 3.600 học sinh không có được ‘tấm vé’ vào học các trường công lập. Sau khi các trường đồng loạt công bố điểm chuẩn vào lớp 10, không khí tuyển sinh trở nên ‘ nóng’ lên. Vậy không đỗ vào lớp 10 trường công lập, cơ hội nào dành cho các em học sinh? Phóng viên Báo Thái Nguyên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về vấn đề này.
Năm học 2022-2023, Trường THPT Bắc Sơn (TP. Phổ Yên) tuyển sinh 404 chỉ tiêu, trong đó có 5 học sinh được tuyển thẳng. Điểm chuẩn tuyển sinh của trường là 17,5 điểm. Trong ảnh: Giờ ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT của học sinh khối 12.
P.V: Ông có thể cho độc giả biết rõ hơn về quy chế tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023?
Ông Nguyễn Văn Hưng: Công tác tuyển sinh vào lớp 10 được thực hiện trên cơ sở các văn bản của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở các văn bản trên, Sở GD&ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2022-2023.
Theo đó, đối với học sinh dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập sẽ phải dự thi 3 môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh; học sinh dự tuyển vào Trường THPT Chuyên Thái Nguyên thi thêm các môn chuyên.
Việc xét trúng tuyển vào các trường THPT sẽ thực hiện theo điểm xét tuyển (Toán, Ngữ Văn: hệ số 2, Tiếng Anh: hệ số 1 và điểm ưu tiên) xếp từ cao xuống thấp đến khi đủ số lượng theo chỉ tiêu được giao. Các trường ngoài công lập tổ chức thi tuyển như trường công lập hoặc thực hiện tuyển sinh theo phương thức riêng được Sở GD&ĐT phê duyệt, có thể xét tuyển dựa trên kết quả thi của thí sinh đã dự thi ở trường THPT công lập hoặc xét tuyển theo học bạ.
P.V: Ngay sau khi các trường công bố điểm chuẩn, rất nhiều học sinh có điểm thi cao nhưng không thể “lọt” vào trường công lập, theo ông, nguyên nhân do đâu?
Ông Nguyễn Văn Hưng: Số học sinh tốt nghiệp lớp 9 năm học 2021-2022 là 19.258 em. Số dự thi tuyển sinh vào các trường THPT là 16.721 em. Số học sinh trúng tuyển đợt 1 vào các trường THPT là 12.757 em và còn trên 200 chỉ tiêu tuyển sinh đợt 2 của các Trường THPT Dương Tự Minh và Trường THPT Đào Duy Từ (do 2 trường này tuyển đợt 1 chưa đủ chỉ tiêu giao – P.V). Như vậy, nếu chưa tính số học sinh sẽ học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDNN&GDTX) thì còn khoảng 3.600 học sinh không vào được các trường công lập.
Theo quy định, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào 1 trường THPT trên địa bàn huyện, thành phố nơi cư trú. Đối với thí sinh thi vào Trường THPT Chuyên Thái Nguyên hoặc Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh (PTDTNT) có thể đăng ký nguyện vọng 2 vào các trường THPT thuộc địa bàn huyện, thành phố nơi cư trú. Nếu không đỗ trường chuyên hoặc Trường PTDTNT tỉnh, thí sinh được xét tuyển vào các trường theo nguyện vọng 2, bình đẳng như những thí sinh khác. Việc xét tuyển thực hiện theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp.
Các trường chưa tuyển đủ học sinh theo chỉ tiêu thì được phép tuyển bổ sung những học sinh đã đăng ký nguyện vọng tại các trường THPT khác nhưng chưa trúng tuyển. Việc tuyển bổ sung phải được công bố rộng rãi và công khai trên website của nhà trường. Sở GD&ĐT duyệt phương án tuyển sinh của các trường. Học sinh trúng tuyển phải có điểm xét tuyển không nhỏ hơn mức điểm chuẩn được công bố và không có bài thi nào bị điểm 0.
Tuy nhiên, do số lượng học sinh lớp 9 năm nay cao hơn năm trước (năm 2021 có 16.758 học sinh, năm 2022 có 19.258 học sinh tốt nghiệp lớp 9 – P.V), chủ yếu tập trung ở khu vực TP. Thái Nguyên, TP. Phổ Yên nên khi số lượng thí sinh đăng ký vào các trường THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Chu Văn An… cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được giao thì điểm chuẩn xét tuyển sẽ cao lên. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến một số học sinh có điểm cao nhưng chưa trúng tuyển đợt 1.
Ngoài ra, việc lựa chọn trường dự tuyển của học sinh, nhiều em chỉ có nguyện vọng ở những trường nằm tại khu vực trung tâm, dẫn đến trên cùng địa bàn, có trường điểm chuẩn rất cao, có trường điểm chuẩn trung bình, thậm chí có trường tuyển không đủ chỉ tiêu giao, như Trường THPT Dương Tự Minh và Trường THPT Đào Duy Từ.
Video đang HOT
P.V: Thực tế ở một số nơi trong cả nước, từng có hiện tượng phụ huynh nhờ cậy để cho con có “vé” vào học các trường công lập. Vậy Sở GD&ĐT có giải pháp gì để chống tiêu cực trong công tác tuyển sinh ?
Ông Nguyễn Văn Hưng: Việc thực hiện xét tuyển vào các trường công lập là công khai theo điểm thi, xét tuyển theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu, do đó không có chuyện “nhờ cậy” để có thể được vào học.
Để ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra, Sở GD&ĐT đã xem xét kỹ kết quả để duyệt phương án tuyển sinh của các đơn vị, đảm bảo theo đúng nguyên tắc. Đồng thời thực hiện thanh kiểm tra công tác tuyển sinh của các đơn vị, nhất là việc thực hiện công khai, minh bạch trong tuyển sinh. Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo các đơn vị còn thiếu chỉ tiêu tuyển sinh sau xét tuyển đợt 1, thực hiện xét tuyển đợt 2 theo đúng quy định để học sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
P.V: Trên thực tế, không đỗ vào lớp 10 công lập không có nghĩa là các em học sinh không còn cơ hội để học tập. Ông có thể cho độc giả biết rõ hơn về đào tạo tại các trung tâm GDNN&GDTT, cũng như học nghề trên địa bàn tỉnh?
Ông Nguyễn Văn Hưng: Trong những năm qua, Thái Nguyên luôn thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″. Mục tiêu đề ra là phấn đấu trên 40% học sinh THCS trên địa bàn tỉnh tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.
Hiện nay, Thái Nguyên có 9 trung tâm GDNN&TDTX có đủ điều kiện để nhận học sinh vào học hệ GDTX. Ngoài ra, còn có các trường cao đẳng, trung cấp phối hợp với các trung tâm GDNN&GDTX có thể tiếp nhận các em học sinh tốt nghiệp THCS vào học, vừa học văn hóa (hệ GDTX) vừa học nghề.
Như vậy, những học sinh không đỗ vào lớp 10 các trường công lập còn có cơ hội để học tập tại các trung tâm GDNN&GDTX, các trường cao đẳng, trung cấp có hệ GDTX, đảm bảo đáp ứng nguyện vọng học tập của con em nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Đề thi nhẹ nhàng, điểm xét tuyển lớp 10 sẽ ra sao?
Kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 dự kiến được Sở GD&ĐT TP.HCM công bố vào ngày 24-6.
Hơn 94.000 học sinh lớp 9 tại TP.HCM vừa kết thúc kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2022. Đề thi năm nay được thí sinh (TS), giáo viên đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện dạy học bị ảnh hưởng vì dịch bệnh khi vừa phải học online vừa học trực tiếp. Tuy nhiên, điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm nay vì thế cũng sẽ dự báo có thể nhỉnh hơn so với những năm trước, tính theo hệ số 1.
Nhiều điểm cao, điểm chuẩn ra sao?
Cụ thể như ở môn ngữ văn, TS ở nhiều điểm thi bày tỏ đề thi năm nay khá hay và mới lạ trong cách ra đề. Cô Nguyễn Ngọc Phù Dung, nhóm trưởng ngữ văn khối 9, Trường THCS Lạc Hồng (quận 10), cũng cho rằng đề thi khá nhẹ nhàng với TS, cấu trúc không có thay đổi nhiều. Nội dung đề thi phù hợp với điều kiện dạy và học trong tình hình dịch bệnh như năm nay, vì đề ra chủ yếu trong phạm vi học kỳ 2 của lớp 9 nên kiến thức với các em còn mới.
Đến sáng 12-6, các thí sinh hoàn tất ba môn thi trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
"Với đề này, tôi nghĩ các em dễ lấy được 7-8 điểm trở lên nếu học bài đầy đủ và nắm kiến thức. Tuy nhiên, để được điểm cao tuyệt đối cũng sẽ khó vì ở phần làm văn, để cảm nhận nghệ thuật thơ khó hơn khi làm dạng văn xuôi. Cả ở phần nghị luận xã hội cũng vậy, để diễn đạt và dẫn chứng tốt để có điểm tối đa cũng không phải là dễ" - cô Dung chia sẻ.
Ở môn tiếng Anh cũng tương tự, cả TS lẫn một số giáo viên đều nhận định đề vừa phải, TS học khá, giỏi dễ lấy điểm cao từ 7 điểm trở lên, 65% em có điểm trên trung bình.
Còn ở môn toán, thầy Nguyễn Đăng Khoa, giáo viên Trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh), đánh giá đề thi có nhiều câu hỏi quen thuộc, vì thế các em dễ dàng có điểm. Bên cạnh đó, đề cũng có tính phân loại ở câu 7 và phần c của câu 8. Với đề thi này, điểm thi sẽ xuất hiện nhiều điểm 10, phổ điểm trên trung bình nhiều.
"Quan sát ba môn thi, tôi thấy đối với những trường ở ngoại thành, mức điểm chuẩn từ 12 đến 15 điểm. Trong khi đó, những trường thuộc tốp đầu của TP như THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Nguyễn Thị Minh Khai thì ba môn ít nhất phải đạt 8 điểm mới có cơ hội trúng tuyển. Còn những trường thuộc tốp giữa thì ba môn đạt 7 điểm là có cơ hội" - thầy Khoa đánh giá.
Với điểm thi này, một giáo viên dạy lớp 9 tại trường THCS ở TP Thủ Đức cho rằng qua ghi nhận từ học sinh, các em làm bài khá ổn ở cả ba môn thi, nhất là môn toán. Điều đó cho thấy đề thi năm nay có phần dễ hơn vì học sinh ở ngoại thành chủ yếu là từ các gia đình lao động nghèo, hạn chế điều kiện học tập hơn nội thành.
"Có thể sở ra đề để phù hợp với tình hình dạy học khó khăn của năm nay. Đề thi dễ, điểm thi cao thì điểm chuẩn chắc chắn sẽ tăng vì số em có tổng điểm trên 20 (theo ba môn) sẽ rất nhiều nhưng như vậy cũng giúp các em có một kỳ thi nhẹ nhàng nhất, thi xong sẽ thoải mái hơn dù đề dễ hay khó thì vẫn có tỉ lệ nhất định các em không thể vào lớp 10 công lập" - giáo viên này bày tỏ.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), cho rằng đề thi rất hay, rất thực tế, có tính giáo dục cao. Qua đó, thầy cô các trường THCS cũng phải nắm bắt định hướng để thay đổi phương pháp giảng dạy làm cho từng môn học trở nên gần gũi với cuộc sống hơn. Đề thi không đánh đố nhưng độ phân hóa rõ ràng, những TS chăm học và rèn luyện nhiều sẽ đạt điểm cao.
"Chính sự phân hóa rõ nên điểm chuẩn năm nay sẽ rạch ròi, những trường tốp trên từ 21 đến 23,5 điểm, riêng Trường THPT Nguyễn Du 21,5 điểm" - ông Phú nhận định.
Nhiều cơ hội cho các em rớt lớp 10 công lập
Về công tác chấm thi, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết hôm nay (13-6), sở bắt đầu tổ chức chấm thi và dự kiến công bố điểm thi vào ngày 24-6. Sở sẽ huy động 2.169 cán bộ phụ trách chấm thi. Sở sẽ bắt đầu chấm từ ngày 16-6 và khi đó sở sẽ công bố đáp án các môn thi.
Được biết, theo quy định năm nay, điểm cả ba bài thi đều theo hệ số 1, điểm từng bài thi sẽ theo thang 0-10, lẻ đến 0,25 điểm. Môn chuyên hoặc tích hợp tính theo hệ số 2. Điểm xét tuyển là tổng điểm ba bài thi và cộng điểm thêm cho đối tượng ưu tiên.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm nay toàn TP có 108.291 học sinh xét tốt nghiệp THCS nhưng chỉ có hơn 94.000 em đăng ký dự thi. Tức là có hơn 14.000 em không tham gia thi lớp 10. Theo sở, lý do vì các em đã chọn loại hình học tập khác, phù hợp hơn với hoàn cảnh gia đình và bản thân, như học trường ngoài công lập, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc du học ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, năm 2022, TP.HCM chỉ tuyển gần 73.000 chỉ tiêu vào 114 trường THPT công lập trên địa bàn. Như vậy, sẽ có hơn 20.000 em rớt kỳ thi tuyển sinh này. Tuy nhiên, cơ hội của các em ở những loại hình giáo dục khác vẫn còn rất lớn.
Cụ thể, theo công bố chi tiết của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm nay có 126 trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp nghề... sẽ tuyển sinh học sinh sau THCS với tổng số chỉ tiêu gần 50.000 em.
Với các trường ngoài công lập, mức học phí thấp, dao động từ hơn 1 triệu đồng/tháng đến mức cao nhất là 53 triệu đồng/tháng, chưa tính các khoản phí khác khi theo học như nội trú, tiền ăn, bán trú...
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP.HCM, các trường ngoài công lập tuyệt đối không tổ chức thi tuyển dưới bất kỳ hình thức nào, mà chỉ thực hiện xét tuyển.
Đối tượng xét tuyển là các em đã tốt nghiệp THCS (tại TP.HCM hay các tỉnh), đủ độ tuổi vào học lớp 10 là 15 tuổi. Các trường tuyệt đối không được nhận các hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện xét tuyển.
Phía sở cũng lưu ý TS rằng cơ hội cho các em học lớp 10 tiếp hay học nghề sẽ rất nhiều. Tuy nhiên, các em cần cân nhắc các điều kiện về năng lực, kinh tế gia đình, nhu cầu nghề nghiệp... để lựa chọn được môi trường học phù hợp nhất.
Thực hiện quy định mới, vật dụng của thí sinh cách phòng thi 25 m, nhiều trường đã bố trí khu vực giữ đồ cho các em. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Bốn thí sinh bị đình chỉ vì vi phạm quy chế thi
Chiều 12-6, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023.
Theo đó, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc sở, cho biết theo thống kê, năm nay toàn TP có gần 94.000 em đăng ký dự thi. Trong đó, hơn 86.000 em dự thi vào lớp 10 thường, gần 6.500 em dự thi lớp 10 chuyên và hơn 1.300 em dự thi lớp 10 tích hợp.
Ông Nam cũng cho biết năm nay có bốn trường hợp vi phạm quy chế, trong đó môn ngữ văn có ba TS bị đình chỉ thi vì xem tài liệu trong khi làm bài và môn toán có một TS vì mang điện thoại vào phòng thi. Ngoài ra, có ba trường hợp đi trễ, được lập biên bản và cho thi phòng thi riêng.
Thí sinh dừng thi vì tai nạn hay bị bệnh không được tham gia xét tuyển
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM năm nay có nhiều trường hợp TS đặc biệt. Cụ thể như có một trường hợp F0 cũng thi riêng và đảm bảo công tác phòng dịch theo quy định.
Bên cạnh đó, trong kỳ thi năm nay, TP có bảy em không thể viết bài được vì tai nạn. Sở đã hướng dẫn lãnh đạo các điểm thi thực hiện nghiệp vụ coi thi đúng theo quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho TS tham gia dự thi, có cán bộ chép bài thi giúp, có người giám sát và phòng thi có ghi âm, ghi hình để phục vụ công tác chấm thi.
Ngoài ra, theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, trong bốn môn thi, môn ngữ văn có 652 em vắng thi, môn ngoại ngữ vắng 660 em, môn toán vắng 704 em và ở môn chuyên vắng 102 em.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Hoài Nam cho biết sở chưa thống kê lý do các em vắng thi nhưng có ghi nhận một số trường hợp vắng thi vì bị sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, theo thông tin từ phụ huynh, có một trường hợp phải dừng thi vì mổ ruột thừa.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam cho biết với những trường hợp bị bệnh hay tai nạn bất ngờ trong những ngày thi khiến các em bị gián đoạn kỳ thi sẽ không được xét tuyển vào lớp 10 công lập vì đây là kỳ thi tuyển sinh, phải đảm bảo tính công bằng cho tất cả TS dự thi.
Xây dựng mạng lưới thư viện Thời gian qua, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã luân chuyển sách về cơ sở và phục vụ lưu động, giúp người dân có cơ hội tiếp cận thông tin, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Đưa sách về cơ sở Không gian rộng rãi, thoáng đãng, yên tĩnh và phong phú các đầu sách, báo nên "Thư viện...