Không dễ xây dựng hành lang pháp lý cho fintech
Khung khổ pháp lý với hoạt động của công nghệ tài chính ( fintech) là điều được các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mong đợi từ lâu. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm với fintech vừa được công bố còn nhiều nội dung chưa rõ ràng.
Có hơn 150 công ty cung ứng giải pháp fintech đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Ảnh: St
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, số lượng công ty cung ứng giải pháp fintech tăng nhanh chóng từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến hơn 150 công ty ở thời điểm hiện tại và tập trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng. Riêng trong lĩnh vực thanh toán, các công ty cung ứng giải pháp fintech chiếm tỷ trọng lớn với 34 tổ chức trung gian thanh toán đã được NHNN cấp giấy phép. Trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P lending), có khoảng 40 công ty cung ứng dịch vụ dưới hình thức dịch vụ công nghệ.
Về pháp lý, cơ chế quản lý chung và khuôn khổ pháp lý điều chỉnh đối với từng hoạt động fintech cụ thể chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý cụ thể nào. Các lĩnh vực fintech đang phát triển phổ biến tại một số quốc gia trên thế giới (như P2P lending, chia sẻ dữ liệu cá nhân, xác thực khách hàng điện tử, ứng dụng công nghệ blockchain…) bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, nhưng đều chưa được quy định quản lý tại các văn bản pháp lý chính thức.
Đơn cử như lĩnh vực P2P lending, pháp luật hiện hành chưa có quy định điều chỉnh trực tiếp và cũng không cấm trừ trường hợp hoạt động này được xác định là hoạt động ngân hàng và hiện áp dụng theo các quy định của Bộ luật Dân sự.
Vì vậy, theo NHNN, nếu cơ quan quản lý tại Việt Nam không có chính sách phù hợp, khiến các công ty này hoạt động tự do, cạnh tranh bất bình đẳng tại Việt Nam thì có thể để lại hệ lụy cho nền kinh tế rất lớn. Do đó, việc ban hành Nghị định quy định cơ chế thử nghiệm fintech trong lĩnh vực ngân hàng rất được cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực này mong đợi.
Theo Dự thảo Nghị định, có 7 lĩnh vực mà fintech được tham gia cơ chế thử nghiệm, gồm: thanh toán; tín dụng; cho vay ngang hàng (P2P lending); hỗ trợ định danh khách hàng; giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như blockchain…; các dịch vụ khách hỗ trợ hoạt động ngân hàng.
Video đang HOT
Tại Dự thảo Nghị định vừa được NHNN công bố, nội dung đáng chú ý là các tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm fintech. Các tiêu chí này chú trọng tính đổi mới sáng tạo, kiểm soát rủi ro và tính khả thi, song không có chỉ tiêu định lượng rõ rệt.
Bình luận về cách thức xây dựng nội dung như trên, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO cho rằng, nên cải thiện điều này bởi theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, các tiêu chí, quy định phải rõ ràng, có khả năng định lượng, từ đó mới tăng tính khả thi và minh bạch trong quá trình thực hiện.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Nexttech cho rằng, các tiêu chí quá chung chung, định tính, đặc biệt, tiêu chí “không hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung” là không hợp lý.
“Thực tế, nhiều giải pháp fintech đang cạnh tranh với dịch vụ ngân hàng, mang lại chất lượng tốt hơn với chi phí hợp lý hơn. Do đó, đọc tiêu chí này tôi hiểu là muốn hạn chế sự tác động của các dịch vụ này với ngành ngân hàng, song rất khó xác định thế nào là tác động xấu. Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh như vậy sẽ góp phần đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và người tiêu dùng sẽ hưởng lợi.”, ông Bình nói.
Mặt khác, vị Chủ tịch Nexttech cho rằng quy định thử nghiệm cần hướng tới việc hỗ trợ, nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam để chúng ta có thế hệ doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các nước khác trong giai đoạn tới.
Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, ban hành khung pháp lý thử nghiệm là việc cần làm nhanh để phù hợp với thực trạng và sự phát triển của thị trường, song phải đưa ra những quy định, hàng rào thật rõ ràng nhưng không gây khó khăn. “Làm chặt quá thì không khuyến khích phát triển, nhưng lĩnh vực này mà làm lỏng hoặc dễ dãi thì rất rủi ro, còn chung chung thì càng khó”, ông Đức nhấn mạnh.
Lên kế hoạch thử nghiệm cho vay ngang hàng tại Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo bộ hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm Fintech trong hoạt động ngân hàng để trình Thủ tướng.
Theo NHNN, sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh của Fintech đã khiến các cơ quan quản lý tài chính nhiều quốc gia phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong công tác quản lý, giám sát cũng như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan đến an ninh, bảo mật thông tin...
NHNN và các cơ quan liên quan tại Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty cung ứng giải pháp Fintech hoạt động trong các lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending), các mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới...
Trong khi đó, hoạt động của các công ty này hiện nay hầu hết đều chưa có quy định pháp lý cụ thể, do đó những rủi ro phát sinh chưa được kiểm soát đầy đủ.
NHNN cũng cho biết, qua việc xử lý đối với trường hợp Uber và Grab tham gia thị trường vận tải tại Việt Nam đã cho thấy, nếu không có một hành lang pháp lý kịp thời, phù hợp thì việc quản lý Nhà nước có thể gặp nhiều lúng túng khi các công ty cung ứng giải pháp Fintech mở rộng phạm vi hoạt động.
Vì vậy, Việt Nam cần sớm có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật...
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về Sandbox với hoạt động P2P Lending. Ảnh: Quang Thắng.
Theo đó, cơ quan quản lý tiền tệ đang lấy ý kiến về dự thảo xây dựng Nghị định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho Fintech trong hoạt động ngân hàng để trình Chính phủ ngay trong năm 2020.
Trong đó, các công ty Fintech được tham gia thử nghiệm nằm trong các lĩnh vực thanh toán; tín dụng; cho vay ngang hàng; hỗ trợ định danh khách hàng; giao diện lập trình ứng dụng mở; các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain; dịch vụ hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn...)
Tuy nhiên, các giải pháp Fintech tham gia cơ chế thử nghiện phải đáp ứng các tiêu chí như chưa có hoặc một phần chưa có quy định pháp lý, điều chỉnh; là giải pháp sáng tạo lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam hoặc được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo cao, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính.
Bên cạnh đó, các Fintech này cũng phải thỏa mãn tiêu chí quản lý rủi ro tốt, không có hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính và hệ thống tài chính. Đồng thời là giải pháp đã được công ty cung ứng hoặc TCTD thực hiện đánh giá phù hợp...
Khi tham gia, các doanh nghiệp sẽ được thử nghiệm trong vòng 1-2 năm. Sau đó, Fintech sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành thử nghiệm (tốt nghiệp) hoặc phải gia hạn thử nghiệm, thậm chí dừng thử nghiệm.
Cơ quan soạn thảo cũng cho biết doanh nghiệp tham gia cơ chế thử nghiệm không đồng nghĩa được cấp phép hoạt động chính thức cho đến khi "tốt nghiệp" (hoặc đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ra thị trường) với sự chấp thuận của Thủ tướng.
Theo số liệu mà NHNN công bố, hiện nay, số lượng các công ty cung ứng giải pháp Fintech lên tới hơn 150 công ty tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng nói chung.
Trong đó, các công ty này hoạt động trong lĩnh vực thanh toán chiếm tỷ trọng lớn với 34 tổ chức trung gian thanh toán đã được cấp phép, lĩnh vực P2P Lending có khoảng 40 công ty...
Năm 2019 cũng ghi nhận vốn đầu tư đột biến vào lĩnh vực Fintech tại Việt Nam với hơn 400 triệu USD, cao thứ 2 tại ASEAN sau Singapore và chiếm 36% tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực Fintech của các khu vực.
Dự kiến thử nghiệm Fintech trong 1-2 năm bắt đầu từ năm 2021, trong đó có P2P Lending Ngân hàng Nhà nước cho biết từ năm 2021, dự kiến chính thức tiến hành tiếp nhận hồ sơ và chấp thuận cho các ngân hàng, công ty cung ứng giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Dự kiến thử nghiệm Fintech trong 1-2 năm bắt đầu từ năm 2021, trong đó có...