‘Không để sinh viên thất nghiệp, trường nghề sẽ dễ tuyển sinh’
Hiệu trưởng Cao đẳng Cơ điện Hà Nội khẳng định việc chú trong đao tao đi kem chât lương rất quan trọng, nhằm hương sinh viên đên cac vi tri việc làm có thu nhâp cao.
Chia sẻ với Zing.vn, ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM), cho biết 3 năm gần đây, trường tuyển sinh 1.200 sinh viên hệ cao đẳng. Hàng năm, việc tuyển sinh tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.
Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc cho rằng đưa thông thin của hệ thống trường nghề đến với học sinh là việc rất quan trọng để tuyển sinh. Ảnh: HCEM.
Năm nay, HCEM tuyển đủ chỉ tiêu sớm. Ông Ngọc đánh giá tân sinh viên nhập trường đến từ 33 tỉnh, thành và có chất lượng khá đồng đều, xu hướng chất lượng cao hơn. Nhiều em chuyển từ trường đại học sang HCEM.
Ông Ngọc nói thêm từ năm 2018, xu hướng học nghề được xã hội quan tâm hơn. Nhiều sinh viên có định hướng rõ khi chọn học nghề. Đây là chuyển biến tốt khi những năm trước, các em không trúng tuyển đại học mới chọn trường nghề.
Tuy nhiên, hiệu trưởng Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho rằng nhìn nhận khách quan, giáo dục hướng nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế. Khi HCEM phỏng vấn tân sinh viên, hầu hết không có kiến thức về nghề nghiệp.
“Thời gian học nghề ngắn, học đi đôi với thực hành, ra trường có việc ngay và lương ổn định. Nhưng phần lớn phụ huynh, thí sinh vẫn muốn lựa chọn con đường đại học”, ông Ngọc phân tích.
Nhiều trường nghề chủ động tiếp cận học sinh, giới thiệu thông tin về đào tạo. Ảnh: HCEM.
Cũng theo ông Ngọc, các trường cao đẳng, trong đó có HCEM, khó tuyển sinh một phần ở vấn đề đưa thông tin đến thí sinh.
Video đang HOT
Hàng năm, Bộ GD&ĐT phát hành cuốn “Những điều cần biết” cho thí sinh lớp 12. Song, cuốn này không có thông tin các trường cao đẳng, dù thực tế, thí sinh là nguồn tuyển của cả hệ thống giáo dục quốc gia. Trong mùa tuyển sinh, các em khó tiếp cận các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Vì thế, trường dạy nghề phải nỗ lực hơn đại học rất nhiều mới có thể tiếp cận thí sinh.
Một số giải pháp nhằm thu hút người học của HCEM là kết nối với các trường THPT, thực hiện livestream giới thiệu môi trường sư phạm, phòng học, trang thiết bị đào tạo hiện đại để học sinh và phụ huynh biết. Từ đó, các em hiểu và yên tâm là được học nghề trong môi trường tốt.
Phụ huynh cũng ủng hộ khi hiệu trưởng cam kết việc làm cho con em họ, không để sinh viên thất nghiệp.
Hiệu trưởng Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết trường liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cam kết việc làm. Ảnh: HCEM.
Ông Ngọc khẳng định để thành công trong tuyển sinh, HCEM đã thay đổi cách tiếp cận về đào tạo nghề. Đó là phải đào tạo những gì mà doanh nghiệp, xã hội cần, không ngừng tăng sự hài lòng của người học và doang nghiệp.
“Chúng tôi luôn coi trọng đào tạo đi kèm chất lượng để cam kết việc làm cho sinh viên, không để sinh viên của mình thất nghiệp, đồng thời định hướng các em hướng đến vị trí có thu nhập cao ở doanh nghiệp tốt. Tôi khẳng định nếu không để sinh viên của mình thất nghiệp, tuyển sinh sẽ thành công”, Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc nhấn mạnh.
Cao đẳng Cơ điện Hà Nội thành lập năm 1972. Năm 2014, Thủ tướng quyết định đầu tư trường trở thành trường đào tạo nghề chất lượng cao, trọng điểm quốc gia.
HCEM đã được kiểm định và đạt chất lượng ở cấp độ cao nhất theo tiêu chuẩn Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và loại tốt theo tiêu chuẩn kiểm định của Vương quốc Anh.
Trường cam kết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp 7 nghề trọng điểm tại khu vực Hà Nội và các địa phương lân cận với lương khởi điểm từ 5 triệu đồng trở lên. Trường cũng giới thiệu việc làm cho 100% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Theo Zing
Khi sinh viên rời bỏ đại học để chọn trường nghề
Lựa chọn trường đại học theo mong muốn của bố mẹ, sau một thời gian, không ít sinh viên đã quyết định rẽ hướng để theo đuổi con đường mình thực sự đam mê.
Cách đây 5 năm, Trần Thanh Mai (Nam Định) từng thi đỗ vào khoa Kế toán của một trường đại học tại Hà Nội. Nhưng cô quyết tâm bỏ giữa chừng vì cảm thấy không phù hợp để rẽ hướng sang ngành nghề mà mình yêu thích.
"Thi đại học mình được 17,5 điểm. Bố mẹ khi ấy rất muốn mình theo Kế toán vì cho rằng học ngành này đỡ lo bị thất nghiệp. Nhưng sau một năm, mình cảm thấy không thích thú với môi trường này. Việc phải vùi đầu vào đống kiến thức đại cương không liên quan gì đến công việc khiến mình thấy nhàm chán và mệt mỏi".
Nhiều lần, Mai tâm sự và xin mẹ cho theo học ngành Quản trị khách sạn tại một trường cao đẳng. Suy nghĩ của Mai ngay lập tức bị phản đối vì "học đại học mới dễ xin việc", "kém cỏi mới phải học cao đẳng".
Nhớ lại, Mai kể rằng đó là quãng thời gian "thực sự chán nản".
"Mình đi học chỉ để có mặt chứ không biết sau này ra trường sẽ làm gì. Suốt một năm cứ thế lặp lại, mình lên lớp ngủ rồi trở về nhà".
Nhiều sinh viên thay vì chọn học đại học đã lựa chọn trường nghề
Sau một thời gian, gia đình nhận thấy không thể ép con làm cái mà mình không đam mê nên đã đồng ý cho Mai theo đuổi con đường riêng.
Ở môi trường mới, Mai liên tục tỏa sáng. Cô cũng xuất sắc vượt qua hàng trăm thí sinh để giành giải Nhì trong Kỳ thi tay nghề tại TP. Hà Nội.
"Còn vài tháng nữa mình sẽ tốt nghiệp, nhưng những gì học được từ trong trường đã giúp mình có mức thu nhập ổn định là gần 8 triệu/ tháng. Với mức lương này, mình có thể tự lo cho bản thân", Mai chia sẻ.
Trong khi đó, Phạm Hồng Khang (27 tuổi), hiện đang theo học ngành Truyền thông đa phương tiện tại một trường cao đẳng ở Hà Nội kể: "Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế, tôi ra trường và đã làm qua hai công ty về xây dựng. Tuy nhiên, sau thời gian làm việc tôi thấy môi trường ấy không thực sự phù hợp với mình.
Tôi cùng một người bạn đã chuyển sang kinh doanh thiết bị quay chụp cho đến bây giờ. Hiện tôi cũng đang học thêm kiến thức về truyền thông. Khi tham gia chương trình học này, tôi cảm thấy thích thú vì được tìm hiểu đúng lĩnh vực mình đam mê".
Sau 4 năm học đại học và quay lại "vạch xuất phát", Khang chưa từng thấy hối hận. "Có nhiều con đường để đi tới cái đích mà mình mong muốn. Tất nhiên, không thể phủ nhận tấm bằng đại học vẫn có vị trí nhất định trong xã hội hiện tại, nhưng nếu có đam mê, mình nên thử phá bỏ rào cản và làm thật tốt điều mình muốn. Chắc chắn rằng, nghề sẽ không phụ mình".
Nhiều sinh viên khi học 1 - 2 năm tại trường đại học nhưng cảm thấy không phù hợp đã chuyển sang học cao đẳng.
Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cho biết, có nhiều sinh viên khi học 1 - 2 năm tại trường đại học nhưng cảm thấy không phù hợp đã chuyển sang học cao đẳng. Lý do là bởi chương trình học tại trường đại học quá nặng về lý thuyết, trong khi học nghề sẽ giúp các em có cơ hội thực hành nhiều hơn.
Gắn việc đào tạo với doanh nghiệp cũng là mục tiêu hàng đầu mà Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức hướng đến. Hàng năm, nhà trường luôn chú trọng triển khai "Học kỳ doanh nghiệp" nhằm giúp sinh viên có môi trường làm việc thực tế, vừa trải nghiệm, vừa tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng mềm và hiểu rõ hơn về công việc trong tương lai để có động lực phấn đấu.
Nhờ đó, nhiều sinh viên ngay khi ra trường đã được trang bị đầy đủ những yêu cầu mà các doanh nghiệp tuyển dụng đưa ra.
Xu hướng nhiều học sinh, sinh viên dịch chuyển sang học nghề, theo ông Mai Hồng Quý, Trưởng phòng nhân sự công ty dệt may QT, là điều tất yếu.
"Công ty chúng tôi chủ yếu tuyển dụng nhân sự từ các trường nghề. Qua thực tế tuyển dụng, chúng tôi nhận thấy, nhiều sinh viên đại học khi mới ra trường ứng tuyển vào các vị trí việc làm tại công ty thường đòi hỏi chế độ đãi ngộ rất cao.
Cũng có nhiều ứng viên khi trực tiếp giải quyết công việc lại không thực sự đem lại hiệu quả, ví dụ quản lý công nhân nhưng kỹ năng quản lý và giao tiếp lại kém. Cho nên, việc nhiều người lựa chọn học nghề là do họ nhận thức được giá trị của những trải nghiệm và kỹ năng trong thực tiễn mà trường nghề trang bị cho các bạn".
Trường Giang
Theo vietnamnet
Trường thuê mướn cơ sở, sinh viên mướt mồ hôi chạy... học Ngay tại TPHCM, không chỉ riêng trường tư thục, mà ngay cả một số trường đại học (ĐH) công lập, thậm chí trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia, vẫn có tình trạng sinh viên phải học trong điều kiện thiếu thốn vì trường lớp là địa điểm thuê mướn. Sinh viên trường đạt chuẩn học trong... nhà xưởng Trường ĐH...