Không để lạm thu trong năm học mới
Bước vào năm học mới, tình trạng lạm thu vẫn còn là nỗi lo của nhiều phụ huynh, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra lạm thu vào đầu năm học.
Tình trạng lạm thu đã và đang gây ra hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục. Vẫn biết việc phát sinh những khoản thu để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục là không thể tránh khỏi. Nhưng cái đáng phê phán chính là một số trường không công khai, minh bạch các khoản thu; chưa thực hiện tốt việc phát huy dân chủ khi hạn chế quyền của phụ huynh được tham gia thảo luận, góp ý đối với các khoản thu của nhà trường.
Việc thu những khoản đóng góp tự nguyện nhưng không để phụ huynh tự nguyện mà lại nêu mức đóng góp tối thiểu và tối đa. Nhiều khoản thu tự nguyện đều do ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp thống nhất từ trước và thông báo với toàn thể phụ huynh, phụ huynh chưa kịp có ý kiến thì đã biểu quyết thông qua…
Ngoài ra, một số trường tự đặt ra một số khoản thu không phục vụ nhu cầu trực tiếp của học sinh như thu kinh phí để mua máy tính xách tay cho giáo viên chủ nhiệm; xây dựng, sửa chữa trường lớp hoặc để giáo viên đi tham quan, du lịch…
Phụ huynh phản đối việc lạm thu của nhà trường là chính đáng nhằm bảo đảm các khoản thu của nhà trường phải phục vụ trực tiếp nhu cầu học tập của học sinh; đồng thời phải xét đến điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình học sinh. Khi phát sinh những khoản thu đầu năm nhưng không tổ chức công khai rộng rãi, phụ huynh thiếu thông tin dẫn đến nghi ngờ là điều khó tránh khỏi.
Video đang HOT
Ngành giáo dục cần chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để chấn chỉnh tình trạng lạm thu; nhà trường cần tăng cường phát huy dân chủ trong việc bàn bạc, thỏa thuận các khoản thu tự nguyện. Mặt khác, cần phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc thu các khoản đóng góp tự nguyện; khi thu phải xét đến điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình học sinh không nên cào bằng các khoản thu và quan trọng là hãy để phụ huynh đóng góp tự nguyện đóng góp, tránh tình trạng áp đặt, gây hiểu lầm và phản ứng của phụ huynh học sinh làm giảm uy tín của ngành giáo dục như những năm học vừa qua.
Nên có biện pháp thay đổi hình thức và chủ thể chọn SGK theo chương trình GDPT 2018
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được ban hành kèm theo Thông tư 32/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là bước chuyển mình của giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề xoay quanh chương trình này trong khi thực hiện.
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được ban hành kèm theo Thông tư 32/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là bước chuyển mình của giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là chúng ta thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa mà Luật Giáo dục và Nghị quyết 88 của Quốc hội và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho ngành Giáo dục.
Nếu chủ trương này được thực hiện nghiêm túc thì chẳng những khắc phục được tình trạng độc quyền lạc hậu và giảm bớt khoản chi từ ngân sách nhà nước trong biên soạn, in ấn và phát hành sách giáo khoa mà còn huy động được nguồn lực xã hội, tạo ra cuộc thi đua lành mạnh để không ngừng nâng cao hình thức và chất lượng sách giáo khoa; tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh phối kết hợp với các cơ sở giáo dục thống nhất lựa chọn những cuốn sách trong các bộ sách giáo khoa được phát hành có đầy đủ nội dung từng môn học, hoạt động giáo dục theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sao cho phù hợp với trường (cơ sở) mình, địa phương mình.
Việc này đã được thực hiện ngay trong năm học đầu tiên (năm học 2020-2021) cả nước triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhiều cơ sở giáo dục, sau khi nghiên cứu các cuốn sách của từng môn học trong tất cả các bộ sách, đã tiến hành thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và bỏ phiếu kín để quyết định lựa chọn những cuốn sách mà các thầy cô giáo và nhà trường cho là chuẩn mực nhất, bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất để sử dụng trong cơ sở giáo dục của mình.
Tuy nhiên, sang năm học thứ hai (năm học 2021-2022) triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo quy định của Luật Giáo dục sửa đổi (2019) và Thông tư 25/2020 thì việc lựa chọn sách giáo khoa lại do Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Quy trình lựa chọn sách được Thông tư 25 đề ra là: các cơ sở giáo dục lấy ý kiến giáo viên, thành lập Hội đồng lựa chọn những cuốn sách phù hợp nhất để báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo. Các phòng giáo dục tập hợp số liệu báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. và tTrên cơ sở tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định lựa chọn.
Với quy định trên, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ là người thực hiện ý nguyện của đa số giáo viên và các cơ sở giáo dục để ra quyết định lựa chọn sách. Nhưng trên thực tế, ai đảm bảo được rằng quyết định lựa chọn đó là ý nguyện của đông đảo, đa số giáo viên và các cơ sở giáo dục?! Bởi lẽ, sau khi sách được chọn xong đưa vào dạy học, giáo viên một số tỉnh, thành đã gặp rất nhiều khó khăn do một số cuốn sách không theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có môn thiếu kiến thức, có môn học đưa ra những bài học vượt quá quy định của Chương trình. Điều đáng nói ở đây là, một cuốn sách giáo khoa trước khi đến tay thầy trò của các cơ sở giáo dục phải qua rất nhiều khâu duyệt mà vẫn còn nhiều sai sót rất sơ đẳng. Chỉ đơn cử, sau khi tác giả viết xong thì chủ biên cuốn sách đó phải đọc, duyệt. Tiếp đó là khâu đọc, duyệt của tổng chủ biên cuốn sách. Cuối cùng, theo Luật Xuất bản thì biên tập viên và tổng biên tập nhà xuất bản phải biên tập, kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung cuốn sách. Đối với sách giáo khoa phổ thông, theo quy định của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ mời các chuyên gia và giáo viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng này phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng sách giáo khoa do mình thẩm định. Cũng theo quy định của Luật Giáo dục thì Bộ trưởng Bộ GDĐT là người ký quyết định ban hành cuốn sách giáo khoa đã được Hội đồng thẩm định thông qua. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về việc ký quyết định này.
Sau một quy trình thẩm định như vậy, các địa phương mà cụ thể là các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục việc thẩm định để lựa chọn sách phù hợp với địa phương mình theo quy định tại Thông tư 25/2020 của BGD&ĐT.
Với ngần ấy khâu trong quy trình thẩm định, vậy mà vẫn bỏ lọt những cuốn sách viết không đúng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì quả thật là một điều khó hiểu và khó chấp nhận.
Điều đáng nói ở đây sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, không dạy âm và chữ P với tư cách là một phụ âm đầu, gây khó khăn cho các thầy giáo, cô giáo và học sinh. Học sinh nhiều dân tộc thiểu số lần đầu tiên học tiếng phổ thông không thể tự ghép P với các nguyên âm để đọc tên địa phương mình, tên cha mẹ mình, thậm chí ngay chính tên mình. Vậy mà cuốn sách ấy lại được nhiều tỉnh miền núi phía Bắc lựa chọn dạy cho con em các dân tộc tỉnh mình. Ví dụ như Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lai Châu... trong đó có tỉnh số dân là người dân tộc ít người chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh. Vậy ở đây có lý do gì?
Có một số cán bộ quản lý giáo dục cho rằng nếu mỗi huyện, thậm chí mỗi trường chọn một quyển sách giáo khoa sẽ gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, quản lý chuyên môn. Người viết bài này lại cho rằng, khi chỉ có duy nhất một bộ sách giáo khoa, thì sách giáo khoa là căn cứ duy nhất để ngành giáo dục phổ thông chỉ đạo chuyên môn còn khi thực hiện "Một chương trình, nhiều sách giáo khoa" thì từ giáo viên đứng lớp tới các nhà quản lý chuyên môn phải thay đổi tư duy cũ, căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để dạy học, kiểm tra đánh giá và chỉ đạo, quản lý. Bởi vì, Chương trình được ban hành bằng Thông tư của Bộ mới mang tính pháp lệnh, dù dạy sách nào cũng phải đúng theo Chương trình. Có nghĩa các nhà quản lý cần chuyển từ việc quản lý một quyển sách giáo khoa cụ thể sang quản lý việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các cơ sở giáo dục và các giáo viên đứng lớp.
Dư luận xã hội và báo chí cũng đã đặt câu hỏi, có hay không lợi ích nhóm trong việc thẩm định và phát hành sách giáo khoa. Câu hỏi này, Bộ GDĐT và các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xem xét và làm rõ để sớm khắc phục. Về vấn đề phát hành sách, người viết bài này tha thiết đề nghị Quốc hội, Chính phủ và Bộ GDĐT nên thay thế quy định trao quyền lựa chọn sách giáo khoa phổ thông từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang cho các cơ sở giáo dục tự lựa chọn như năm học 2020-2021 (nên trao quyền lựa chọn sách giáo khoa phổ thông như năm học 2020-202), đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giáo viên và học sinh, bởi vì Luật Giáo dục chỉ giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định "việc lựa chọn sách giáo khoa", chứ không giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm thay, chọn sách thay cho giáo viên là những người có chuyên môn. Việc giao cho các cơ sở giáo dục tự lựa chọn sách giáo khoa, sẽ làm tăng lên hàng vạn đầu mối lựa chọn sách, chắc chắn sẽ hạn chế hoặc ngăn chặn được những dấu hiệu lợi ích nhóm trong phát hành sách giáo khoa.
Như vậy, thẩm định sách giáo khoa và phương pháp phát hành sách giáo khoa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhân dân giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
Không tổ chức học bán trú cho trẻ là gây khó cho phụ huynh Các chuyên gia cho rằng Hà Nội nên mạnh dạn cho học sinh học bán trú. Việc mở cửa trường học cần tạo điều kiện thuận lợi cho cả học sinh và phụ huynh. Hà Nội vừa cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận nội thành học trực tiếp từ ngày 21/2. Tuy nhiên, thành phố yêu...