Không để học sinh nhịn ăn sáng đến trường
Thời gian qua, Trường THCS Trần Hưng Đạo (phường Bình Đức, TP. Long Xuyên) có rất nhiều hoạt động chăm lo cho học sinh, không chỉ việc giảng dạy và học tập, mà còn chú trọng đến sức khỏe, cũng như tinh thần cho các em.
Điều đó đã giúp các em học sinh thêm gắn kết với giáo viên, nhà trường, tập trung học tập tốt.
Với phương châm không để học sinh nhịn ăn sáng đi học, vì khó khăn mà phải bỏ học giữa chừng, giáo viên và nhà trường thể hiện sự quan tâm, đồng hành với học sinh, từ những hành động rất nhỏ nhưng chứa chan tình cảm.
Điển hình như việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) chia sẻ, gắn với hoạt động chuẩn bị đồ ăn sáng tiện lợi, như: mì ly, bánh mì ngọt, bánh gạo… cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị rơi mất tiền có một buổi ăn sáng, kịp thời bổ sung năng lượng cho những tiết học của mình.
Theo thầy Nguyễn Trường Giang (giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Trần Hưng Đạo), phường Bình Đức nằm ở ngoại ô của TP. Long Xuyên nên điều kiện kinh tế của các gia đình có con em đi học tại trường khá khó khăn. Đa phần là làm thuê, mướn hoặc rời địa phương đi làm ăn ở xa, gửi con cho ông bà lớn tuổi, nên việc chăm sóc, gần gũi, quản lý chưa được quan tâm nhiều.
Đây là một trong những lý do nhà trường cũng như bản thân thầy Giang thành lập CLB chia sẻ, giúp đỡ kịp thời những học sinh khó khăn.
“Qua tìm hiểu, một số em đến trường nhưng phải nhịn ăn sáng, chờ đến học xong mới về nhà ăn trưa. Trong rất nhiều nguyên nhân, như: nhà xa, trễ giờ, mất tiền thì nhiều nhất vẫn là các em không có tiền ăn sáng. Khi được hỏi, các em trả lời là nhịn ăn sáng quen rồi, mình nghe mà thấy xót lòng” – thầy Giang chia sẻ.
Video đang HOT
Các em học sinh đến ăn sáng miễn phí tại phòng đoàn, đội tại Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP. Long Xuyên)
Từng trải qua và lớn lên trong gian khó, thầy Giang hiểu và cảm nhận những khó khăn của các em nên luôn ấp ủ những chương trình chia sẻ, giúp đỡ. Chính vì vậy, từ kinh phí của bản thân, cũng như vận động từ thầy, cô giáo trong trường, các nhà hảo tâm quen biết, thầy Giang mua các loại bánh ngọt, mì gói… để ở khu vực phòng đoàn, đội của trường.
Tại đây, có sẵn dụng cụ từ bình nấu nước, đồ ăn, nước uống… nên buổi sáng nếu đói, các em có thể tranh thủ thời gian đầu giờ đến để ăn sáng, nạp năng lượng cho một ngày học tập hiệu quả. Thật ra, hoạt động này đã được triển khai ngay tại trường từ nhiều năm học qua, tuy nhiên các em còn ngại nên số lượng đến ăn sáng chưa nhiều, mặc dù có kết hợp thông báo vào các buổi chào cờ đầu tuần.
“Ai cũng biết rằng, ăn sáng là buổi ăn quan trọng nhất trong ngày, các em đang trong tuổi ăn, tuổi lớn, cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, phải nhịn ăn sáng trong thời gian dài, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của các em, vừa ảnh hưởng đến chất lượng học tập ngay tại trường”- thầy Giang giải thích. Bởi vậy, trong năm học này, thầy Giang tăng cường tuyên truyền, tiếp cận, trao đổi với học sinh, củng cố hoạt động của CLB chia sẻ để các em mạnh dạn đến phòng đoàn, đội ăn bữa sáng.
Từ những chia sẻ của mình trên trang mạng xã hội Facebook cá nhân, thầy Giang đã được nhóm Từ thiện tình thương hỗ trợ 1 triệu đồng để mua đồ ăn sáng cho các em học sinh của trường. Bên cạnh đó, nhóm Từ thiện tình thương còn hỗ trợ phiếu ăn miễn phí cho 10 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của trường. Có phiếu ăn này, các em học sinh sẽ được ăn, uống miễn phí ngay tại căn-tin của trường trong suốt năm học, đảm bảo sức khỏe tốt nhất, phần nào giúp các em vượt qua khó khăn hiện tại, không phải bỏ học giữa chừng.
“Khi mới đến nhận phần ăn sáng, đa phần các em đều thấy ngại, nhưng được thầy cô chia sẻ, động viên nên giờ đây đã mạnh dạn hơn. Mỗi ngày có từ 3-4 học sinh đến để ăn sáng. Mỗi ngày đến trường, biết được học sinh nào chưa ăn sáng thì mình kêu xuống phòng đoàn, đội có sẵn đồ ăn, cứ đến ăn rồi học tập cho tốt”.
Biết rằng, đây chỉ là những điều rất nhỏ trong những điều tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống này. Qua đó, đã tiếp thêm động lực rất lớn giúp các em học sinh nhận ra được bên cạnh mình luôn có người đồng hành, vượt qua những lúc khó khăn nhất trong cuộc sống, cố gắng phấn đấu trong học tập.
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Đồng hành cùng với sự phát triển toàn diện cho thiếu nhi, Hội đồng Đội cùng các Liên đội trên địa bàn TP. Long Xuyên (An Giang) đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong xây dựng mô hình giáo dục lòng yêu nước, tương thân tương ái, giúp đỡ bạn học mắc bệnh hiểm nghèo... cho đội viên, học sinh.
"Đổi quà cùng bạn"
Đây là mô hình đã được Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) triển khai thực hiện từ đầu tháng 12 đến nay, học sinh rất hào hứng tham gia. Thầy Trần Lê Trọng Phước Hòa, Giáo viên Tổng phụ trách Đội cho biết, theo kế hoạch ban đầu, mô hình chỉ diễn ra trong tháng 12, tuy nhiên được sự yêu thích, ủng hộ của học sinh, Liên đội trường quyết định kéo dài đến hết năm học.
Cụ thể, sẽ thông báo đến học sinh của các lớp, tập trung đồ dùng của mình không sử dụng nữa (vẫn còn sử dụng được) đem đến, mọi người cùng trao đổi với nhau. Nhà trường bố trí một góc trước Phòng truyền thống để đựng quà trao đổi do chính các em mang đến.
Hoạt động diễn ra vào ngày thứ 2 và thứ 4 hàng tuần, hiện nay còn bổ sung thêm quần áo mới cho các em chuẩn bị đón Tết. Khuyến khích các em đóng góp nhiều phần quà tương trợ cho bạn bè. Có thể góp quà, lấy đồ về cho bạn cùng lớp hoặc cho các bạn khác mà các em cảm thấy yêu thương.
Giày, dép, cặp, bóp, viết... đã qua sử dụng là những món quà các em đem đến tham gia mô hình "Đổi quà cùng bạn".
"Lúc đầu mới triển khai, các em chưa đến nhiều. Sau vài ngày thì mạnh dạn hơn, tự đem đồ của mình lại rồi trao đổi 1 món đồ khác, có em chỉ đến để tặng quà của mình, không nhận lại nhưng rất vui vẻ. Đó là niềm vui của sự sẻ chia giữa bạn bè với nhau" - thầy Hòa chia sẻ.
Có thể, những món quà đã qua sử dụng, đã cũ với các em nhưng là món đồ mới đối với các bạn khác. Khi có thể cùng trao đổi những món quà yêu thích với bạn bè, giúp gắn bó và đoàn kết hơn, cùng nhau phấn đấu trong học tập. Thông qua mô hình "Đổi quà giúp bạn", mong muốn sẽ giúp học sinh có những hoạt động trải nghiệm, hình thành cho các em có thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, còn giúp các em hình thành được tính tiết kiệm, tận dụng đồ đã dùng vào việc có ích. Thời gian qua, nhà trường còn thực hiện nhiều mô hình, như: vườn rau của em, tặng góc học tập cho bạn học nghèo... nhằm giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau cùng đến trường, yêu thích lao động.
Giúp bạn mắc bệnh hiểm nghèo
Cách đây hơn 1 tháng, Hội đồng đội TP. Long Xuyên phát động các Liên đội trên toàn thành phố hỗ trợ học sinh bị bệnh hiểm nghèo. Đó là trường hợp của em Võ Trương Hoàng An (học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, phường Mỹ Hòa) bị mắc bệnh Hemophila A (thường gọi là máu khó đông).
Theo Phó Bí thư Thành đoàn Long Xuyên Lý Tuấn Phong, trước đó nhận được đơn xin hỗ trợ của ông Võ Văn Sỹ (khóm Tây Huề 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), là ba của em Hoàng An. Căn bệnh của em Hoàng An là bệnh mãn tính, thời gian điều trị lâu dài và tốn kém nên gia đình cạn kiệt về tài chính, không còn khả năng chữa trị tiếp cho em Hoàng An.
"Nhận thấy trường hợp của gia đình rất khó khăn, cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng. Nhằm phát huy tinh thần "Tương thân, tương ái" giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn và giúp cho gia đình phần nào trong điều trị bệnh cho Hoàng An, Hội đồng Đội thành phố đã phát động trong các Liên đội thực hiện vận động đội viên, học sinh đóng góp kinh phí giúp gia đình" - anh Phong thông tin.
Khi có những trường hợp đặc biệt như mắc bệnh hiểm nghèo, Hội đồng Đội thành phố sẽ phát động vận động. Trong năm học này, ngoài trường hợp vận động giúp em Hoàng An bị bệnh hiểm nghèo, còn vận động ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung. Đây là những hoạt động rất ý nghĩa, phát huy tinh thần "Tương thân, tương ái" trong các em học sinh. Sau thời gian triển khai, số tiền vận động được 210 triệu đồng đã trao cho gia đình em Hoàng An. Trong đó, Liên đội Trường Tiểu học Trần Quốc Toản đóng góp trên 10 triệu đồng để giúp đỡ bạn mình có thêm chi phí điều trị bệnh.
Đúng là dạy thêm chính khóa đang bào mòn niềm tin về giáo dục Đổi mới, thay đổi kiểu gì mà còn dạy thêm tràn lan như hiện nay là không đạt được mục tiêu cao cả của giáo dục trong giai đoạn mới. Ngày 15/9/2020, trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng bài viết "Trường nào có dạy thêm, trường đó có thêm nhiều điều phức tạp!" của tác giả Lê Văn...