Không dạy – học bậc trung học phổ thông theo tín chỉ, đổi mới còn nửa vời

Theo dõi VGT trên

Nên chăng, Bộ sẽ thí điểm cho học sinh phổ thông ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông học theo tín chỉ giống như sinh viên các trường đại học, cao đẳng…

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (năm 2000) ở các cấp học phổ thông chủ yếu là các môn học bắt buộc. Nghĩa là học sinh phải học tất cả các môn theo kế hoạch của nhà trường, của ngành giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một số thay đổi so với chương trình hiện hành, đó là chương trình học có những môn môn bắt buộc đan xen với môn học tự chọn nhưng cách dạy, cách học cũng sẽ không có nhiều thay đổi.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh phải học tuần tự các môn học theo từng lớp, từng tháng, từng học kỳ. Vì thế, tất cả học sinh giỏi hay dở cũng đều phải học các môn học như nhau. Không khuyến khích được một số em có năng khiếu, học giỏi kết thúc chương trình học sớm như sinh viên các trường đại học.

Không dạy - học bậc trung học phổ thông theo tín chỉ, đổi mới còn nửa vời - Hình 1

Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn: Lã Tiến/ GDVN.

Bắt đầu từ năm học 2021-2022 tới đây thì chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai ở lớp 6 và năm học 2022-2023 sẽ là lớp 10. Chương trình mới được đánh giá là “chương trình mở” nhưng nếu vẫn học như hiện nay thì thực ra nó vẫn… “đóng”.

Nên chăng, Bộ sẽ thí điểm cho học sinh phổ thông ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông học theo tín chỉ giống như sinh viên các trường đại học, cao đẳng đang triển khai sẽ phát huy được rất nhiều lợi thế từ học trò mà áp lực thi cử sẽ giảm bớt đi.

Điều quan trọng là tạo được tính cạnh tranh giữa các giáo viên, học sinh ở các nhà trường để thúc đẩy chất lượng giảng dạy và học tập đi lên.

Những bất cập của việc dạy và học hiện nay ở bậc phổ thông

Hiện nay, chương trình hiện hành (còn gọi là Chương trình 2000 / Chương trình 2006) học từ lớp 6 đến lớp 12 có trên 10 môn học đều có lịch học tập giống nhau. Mỗi năm có 35 tuần thực học và nội dung, kiến thức học tập đều chung một bộ sách giáo khoa như nhau. Thời điểm bắt đầu và kết thúc năm học, cấp học của học sinh giống nhau.

Chính vì thế, chúng ta thấy đang xảy ra một số bất cập ở các nhà trường phổ thông.

Video đang HOT

Thứ nhất : trong quá trình học trên lớp vì chương trình được tổ chức theo hình thức tuần tự nên học sinh giỏi, có năng khiếu không thể kết thúc sớm chương trình phổ thông.

Nhưng học sinh học yếu 1 vài môn, nhất là môn Toán, Văn, Anh phải ở lại lớp và điều này có nghĩa là học sinh phải học lại tất cả các môn học của lớp đó. Cho dù, có những môn học, học sinh học rất tốt nhưng vẫn phải học lại thêm một lần nữa.

Thứ hai : theo chương trình hiện hành thì đa phần một môn học, học sinh phải học cả năm. Chỉ có môn Âm nhạc, Mĩ thuật ở lớp 9 là kết thúc ở cuối học kỳ I.

Trong khi, nhiều môn học mỗi tuần chỉ có bình quân 1 tiết, 1,5 tiết, 2 tiết…dễ khiến học sinh học trước quên sau bởi trong một tuần thì học sinh đang phải học rất nhiều môn cùng lúc. Vậy nên, dẫn đến việc nhiều học sinh không có thời gian xuyên suốt để nghiên cứu, đào sâu kiến thức.

Cũng vì thế mà một số học sinh học trước, quên sau, lơ mơ về kiến thức, nhất là đến khi kiểm tra học kỳ, thi tuyển cần huy động kiến thức cả học kỳ, cả năm học, thậm chí là cả cấp học. Vì thế nên đã phát sinh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan- nhất là đối với học sinh cuối cấp.

Thứ ba : từ nhiều năm qua, Bộ đã đang hướng tới việc đổi mới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng người học nhưng giáo viên, nhà trường đều chịu áp lực về điểm số, tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ đậu khi chuyển cấp.

Vì thế, giáo viên hiện nay vẫn cơ bản dạy học theo phương pháp truyền thống nhiều. Chưa dám đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và kiểm tra, đánh giá theo phẩm chất, năng lực của học trò.

Thứ tư : trình độ của giáo viên cùng khối, cấp học hiện nay không có sự đồng đều. Có thầy cô giỏi nhưng cũng có những thầy cô chưa giỏi, chưa có nhiều đầu tư trong dạy học.

Vì thế, có những giáo viên khi được phân công chủ nhiệm, dạy lớp thì học sinh, phụ huynh thích thú nhưng cũng có giáo viên không nhận được sự ủng hộ.

Nhưng, học sinh không có sự lựa chọn, Ban giám hiệu phân công giáo viên nào là giáo viên nào là học sinh phải chịu giáo viên đó.

Cũng từ đây có tình trạng phụ huynh chạy lớp, chạy thầy và giáo viên cũng có người tạo ảnh hưởng để dạy những lớp điểm, lớp mũi nhọn trong trường.

Dạy theo tín chỉ sẽ mở ra nhiều cơ hội cho cả thầy và trò ở các nhà trường

Hiện nay, việc học theo tín chỉ đã được tổ chức ở các trường đại học tuy nhiên ở phổ thông ở nước ta chưa tổ chức dạy học theo hình thức này. Nếu được triển khi dạy học theo tín chỉ có thể sẽ phát huy được nhiều lợi thế.

Theo quan điểm cá nhân chúng tôi, đối với học sinh từ lớp khối 6 đến lớp 12 thì có thể Bộ triển khai dạy thí điểm ở một số nhà trường.

Chương trình giáo dục theo tín chỉ sẽ phù hợp với nhu cầu của đa phần học sinh. Học sinh được lựa chọn các môn học mà mình yêu thích để theo học (bên cạnh những môn bắt buộc).

Tùy theo học lực của mỗi học sinh, các em sẽ được lựa chọn học bao nhiêu môn trong một học kỳ, nếu học sinh có học lực tốt thì có thể tốt nghiệp sớm để lên học chương trình cao hơn. Nếu em có học lực yếu có thể kết thúc muộn hơn.

Học tín chỉ không có khái niệm ở lại lớp như hiện tại. Học sinh học yếu môn nào sẽ phải học lại môn đó các môn đã đạt rồi thì không cần học lại.

Học sinh học tốt có thể học vượt và ra trường sớm. Việc tốt nghiệp sớm hay muộn phụ thuộc vào sức học của học sinh.

Dạy học theo tín chỉ sẽ phát huy được tính chủ động, tinh thần tự học cao hơn của học trò. Thời gian lên lớp rút ngắn học sinh có điều kiện tự học, có điều kiện tham gia rèn luyện thể lực, sinh hoạt đoàn hội phát triển kỹ năng sống cho học sinh.

Học theo tín chỉ thì kiến thức học sinh sẽ được tích lũy qua các môn học. Việc đánh giá học sinh dựa trên điểm tích lũy cả quá trình học điều này giúp đánh giá tốt học lực của người học. Không có việc phân biệt giữa môn chính môn phụ. Việc học theo tín chỉ giúp phân hóa học sinh tốt hơn.

Một môn học sẽ được học trong một học kỳ, một học kỳ có thể học nhiều môn. Như vậy tránh được tình trạng chương trình kéo dài lê thê như hiện nay.

Việc đánh giá hạnh kiểm như hiện nay sẽ bị thay bằng điểm rèn luyên. Nếu học sinh tích cực rèn luyện đạo đức lối sống, tích cực tham gia phong trào thì điểm rèn luyện sẽ cao. Điều này cho thấy học sinh giỏi chưa chắc điểm rèn luyện cao nên sẽ kích thích cho học sinh năng động hơn.

Hơn nữa, dạy học theo tín chỉ thì học sinh được lựa chọn môn học và có thể được lựa chọn giáo viên. Điều này tạo áp lực giáo viên không ngừng học tập, đổi mới phương pháp, trau dồi chuyên môn để thu hút học sinh học lớp của mình.

Nhưng, ở chiều ngược lại thì giáo viên cũng không nhất thiết mỗi tuần phải dạy bao nhiêu tiết bắt buộc theo định mức như hiện nay mà có thể giáo viên sẽ hoàn thành tổng định mức trong năm trong theo quy định ở nhiều thời điểm khác nhau.

Từ đó, sẽ tạo cho giáo viên một khoảng thời gian chủ động sắp xếp mọi công việc, không phải gò bó quá vào giờ giấc như hiện nay.

Tuy nhiên, việc học tín chỉ thì các nhà trường sẽ phải quản lý học sinh vất vả hơn. Nhưng hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, việc quản lý học sinh cũng không phải là vấn đề nan giải nếu được triển khai đồng bộ.

Cái gì bắt đầu cũng có thể sẽ khó, áp lực nhưng theo chúng tôi, nếu ngành giáo dục triển khai học theo tín chỉ ở bậc phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12 sẽ phát huy được nhiều lợi thế nhất định.

Nó không dẫn đến sự nhàm chán của việc học hiện nay mà cơ bản nó sẽ tạo tiền đề tốt cho các em học tập ở các bậc học cao hơn hay đi học nghề thì cũng sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả, trong đó có sử dụng một phần thông tin, lập luận thể hiện quan điểm của nhà giáo Phúc Hậu gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Giáo dục về chủ quyền lãnh thổ được thể hiện trong hầu hết các môn học

Với Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tinh thần yêu nước là một trong những phẩm chất cần đạt đối với học sinh phổ thông.

Cử tri tỉnh Trà Vinh đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét đưa vấn đề chủ quyền biển đảo vào chương trình giáo dục phổ thông.

Giáo dục về chủ quyền lãnh thổ được thể hiện trong hầu hết các môn học - Hình 1
Ảnh minh họa/INT

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thực hiện theo Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội, nội dung giáo dục về biển đảo nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng được đề cập ở nhiều bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một số môn học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, đặc biệt là các môn khoa học xã hội.

Trong nội dung lịch sử địa phương, các tỉnh ven biển đều biên soạn được nội dung về vị trí địa lý, lịch sử, phát triển kinh tế; các tiềm năng, hiện trạng phát triển kinh tế vùng biển đảo và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tỉnh.

Nội dung đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của tỉnh, lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, hải đảo. Những tài liệu này được tổ chức tập huấn trước khi đưa vào giảng dạy. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đã kết hợp với hoạt động ngoại khóa để giáo dục chủ quyền biển đảo, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương của mình.

Với Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tinh thần yêu nước là một trong những phẩm chất cần đạt đối với học sinh phổ thông. Nội dung giáo dục về chủ quyền lãnh thổ được thể hiện trong hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục.

Cụ thể môn: Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3; Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 và lớp 5 ở cấp tiểu học; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý ở cấp trung học cơ sở; Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông để giáo viên giảng dạy và học sinh học tập.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024
Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưngHình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng
16:25:41 23/12/2024
Để lộ cách giáo dục con trai, Hyun Bin nhận ngay về những bình luận thế nàyĐể lộ cách giáo dục con trai, Hyun Bin nhận ngay về những bình luận thế này
15:38:37 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Ẩm thực

21:39:42 23/12/2024
Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng. Đây là là món ăn hoàn hảo cho những ngày se lạnh.
Đau xót cảnh mẹ già tìm con gái sa ngã ở phố đèn đỏ suốt 4 năm

Đau xót cảnh mẹ già tìm con gái sa ngã ở phố đèn đỏ suốt 4 năm

Netizen

21:34:26 23/12/2024
4 năm từ lúc con gái bỏ đi, người mẹ ngoài 60 tuổi luôn đợi ở phố đèn đỏ Nhật Bản, nơi bà nghĩ con mình đang làm việc, mong được gặp, nhưng cô vẫn bặt vô âm tín.
Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

Thế giới

21:30:00 23/12/2024
Theo Bộ Ngoại giao Jordan, hoạt động này diễn ra tại thủ đô Damascus của Syria. Bộ này cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy Ngoại trưởng Safadi và ông Ahmed al-Sharaa bắt tay nhau, song không công bố thêm chi tiết của cuộc...
Lưu Thi Thi phủ nhận tin đồn ly hôn Ngô Kỳ Long

Lưu Thi Thi phủ nhận tin đồn ly hôn Ngô Kỳ Long

Sao châu á

21:22:34 23/12/2024
Trước những tin đồn lan truyền về việc Lưu Thi Thi và Ngô Kỳ Long ly hôn, công ty quản lý của nữ diễn viên đã chính thức lên tiếng bác bỏ.
Salah hé lộ thông tin chia tay Liverpool

Salah hé lộ thông tin chia tay Liverpool

Sao thể thao

21:20:50 23/12/2024
Ngôi sao Mohamed Salah hé lộ thông tin, có thể anh sẽ không còn người của Liverpool trong tương lai gần. Ngôi sao người Ai Cập khẳng định vẫn sẽ hạnh phúc dù kết thúc sự nghiệp ở đâu sau chiến thắng 6-3 trước Tottenham.
Mỹ Linh tiết lộ lý do không làm xiếc, múa lửa trong 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh tiết lộ lý do không làm xiếc, múa lửa trong 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

21:19:29 23/12/2024
Nhìn lại hơn 4 tháng gắn bó với chương trình, Mỹ Linh cho biết đó là trải nghiệm đẹp đẽ, khó quên, là hành trình chữa lành không chỉ đối với giọng ca Hương Ngọc Lan mà còn với các nữ nghệ sĩ khác.
Ngân 98 đang thách thức khán giả với trang phục "mặc như không mặc"?

Ngân 98 đang thách thức khán giả với trang phục "mặc như không mặc"?

Sao việt

21:10:24 23/12/2024
Khoảnh khắc phản cảm này của cô khiến đông đảo khán giả phẫn nộ và chỉ trích. Nhiều người còn cho rằng nữ DJ 9x đang có hành động ngang nhiên, không hề tôn trọng khán giả.
"Ngựa ô" phim cổ trang Hoa ngữ cuối năm gọi tên "Cửu trọng tử"

"Ngựa ô" phim cổ trang Hoa ngữ cuối năm gọi tên "Cửu trọng tử"

Phim châu á

20:55:33 23/12/2024
Bộ phim Cửu trọng tử đã khép lại với kết thúc viên mãn cho cặp đôi chính. Phim cũng đạt nhiều thành tích lượt xem hơn kỳ vọng.
Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Sức khỏe

20:46:22 23/12/2024
Loại cây này mọc dại tại nhiều nơi nhưng chưa nhiều người biết tới công dụng thực sự của nó.
Phim "Công tử Bạc Liêu": Chuyện xưa không cũ

Phim "Công tử Bạc Liêu": Chuyện xưa không cũ

Phim việt

20:34:17 23/12/2024
Sau 17 ngày ra rạp, phim Công tử Bạc Liêu hiện đang có doanh thu theo trang Box Office Vietnam là 35 tỷ đồng. Đây là con số khá thấp so với mức độ đầu tư của phim.
Người phụ nữ đi xe Mercedes đá thùng rác ra giữa phố ở Nha Trang gây xôn xao

Người phụ nữ đi xe Mercedes đá thùng rác ra giữa phố ở Nha Trang gây xôn xao

Pháp luật

20:30:25 23/12/2024
Mạng xã hội đang xôn xao trước video ghi lại cảnh người phụ nữ liên tục đá vào thùng rác trên đường ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), rồi lái ô tô Mercedes rời đi.