Không dạy đại trà môn tiếng Hoa
Chiều nay 14.3, Bộ GDĐT đã đăng tải lại dự thảo Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và THCS trên website của Bộ kèm theo giải thích rõ hơn.
Trước đó, Bộ GDĐT đã đăng dự thảo Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở lên website của Bộ để lấy ý kiến. Tuy nhiên, trong dự thảo thông tư đính kèm cùng với chương trình tiếng Hoa, Bộ GDĐT đã không nêu rõ đối tượng áp dụng, chỉ viết “Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2012. Ch­ương trình là cơ sở để biên soạn tài liệu giảng dạy và chỉ đạo dạy học tiếng Hoa ở cấp tiểu học và trung học cơ sở”.
Để tránh xã hội hiểu nhầm, trong dự thảo được đăng lại chiều nay, Bộ GDĐT khẳng định: “Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình tiêng Hoa câp tiêu học và trung học cơ sở, sử dụng để biên soạn tài liệu dạy và học môn học tự chọn cho học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”. Bộ GDĐT cũng nhấn mạnh, môn tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa chứ không phải dạy đại trà trong các trường phổ thông.
Theo LĐO
Video đang HOT
Giúp học sinh thật sự khỏe mạnh
Ở các thành phố lớn, học sinh (HS) suy dinh dưỡng chỉ chiếm số lượng nhỏ so với thừa cân. Nhiều phụ huynh lẫn lộn giữa mập mạp và khỏe mạnh nên chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng béo phì của trẻ.
Trẻ béo phì cần cần có chế độ dinh dưỡng riêng và phải vận động nhiều hơn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngày càng tăng cao
Theo điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, năm 1999, tỷ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi khoảng 2,2%, đến năm 2010 xấp xỉ 11%. Ở bậc tiểu học, trong năm học 2008 - 2009, trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 1,4%, nhưng trẻ thừa cân và béo phì lên đến 28,5%. Vì thế, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM nhận định: "Hiện nay, tình trạng béo phì ở HS ngày một gia tăng, nhất là ở cấp tiểu học. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thói quen ăn uống và hiện trạng ít vận động".
Bác sĩ Diệp phân tích: "Trường bán trú chỉ cho HS ăn một bữa chính còn lại là bữa phụ. Trong khi đó, tâm lý của các bậc phụ huynh là con còn nhỏ, nhìn mập mạp mới dễ thương. Do vậy, họ cho con em ăn uống thoải mái. Có người vừa rước con ở trường thì cho con uống một hộp sữa, ra cổng trường cho con ăn thức ăn nhanh, tối tiếp tục uống sữa và ăn một vài loại thức ăn nào đó... Sự dung nạp quá mức chất dinh dưỡng về đêm đã dẫn đến béo phì".
Thiếu chỗ vận động
Đồng tình với kết quả điều tra trên, bà Bùi Thị Minh Nguyệt, Phó phòng GD (Q.Gò Vấp) phụ trách bậc mầm non, cho hay: "Mấy năm trở về đây, tỷ lệ trẻ có nguy cơ và béo phì ngày một gia tăng. Các trường đều đã xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho từng thể trạng và tăng cường sáng tạo các trò chơi tập thể. Tuy nhiên để đẩy mạnh công tác này, ngoài khó khăn từ tâm lý của phụ huynh thì một số trường còn bị hạn chế về sân chơi, đặc biệt là đối với các trường, nhóm lớp tư thục...".
Vì vậy, giáo viên tại một trường mầm non có tiếng của Q.5 từng chia sẻ: "Sân trường rộng gần 200 m2, để mấy bộ đồ chơi ngoài trời cho trẻ nên khoảng trống chẳng còn mấy. Trong khi đó, sĩ số lớp học ngày một đông, lớp nào cũng gần 50 HS. Đến giờ chơi, chỉ cần một lớp túa ra sân là đã thấy chật chội. Đó là chưa kể, nhiều khi chơi ngoài sân, trẻ dễ va chạm, vấp té sợ phụ huynh phiền lòng nên tâm lý giáo viên cũng e ngại. Thế nên cứ cho trẻ chơi trong lớp, ngồi xem phim hoạt hình hoặc hát múa... cho yên tâm".
Bác sĩ Diệp cũng thừa nhận: "Nhiều HS hiện nay ít vận động do ngồi học cả ngày, nhiều trẻ mê chơi game, xem ti vi hơn là chạy nhảy nên nguy cơ bị béo phì ngày một tăng cao".
Chưa có chế độ dinh dưỡng riêng
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Nguyễn Tất Thành (Q.4) cho biết: "Trường đang nuôi giữ khoảng 600 trẻ thì tỷ lệ dư cân, béo phì chiếm khoảng 10%. Nhà bếp của trường cũng cố gắng thực hiện chế độ dinh dưỡng riêng cho nhóm trẻ này nhưng thực ra không có riêng biệt nhiều và cũng không đều đặn. Chủ yếu, ngày nào thực đơn có nhiều chất béo thì cấp dưỡng cho tăng thêm rau mà thôi. Ngoài ra, giáo viên cũng không thể quán xuyến một cách rạch ròi được mà chỉ khuyến khích các em vận động bằng cách giúp cô sắp xếp bàn ghế vào giờ ăn hoặc lấy đồ chơi".
Còn ông Nguyễn Đạt Sử, Hiệu phó Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3) cho hay: "Vào đầu năm học, nhà trường tiến hành kiểm tra toàn diện sức khỏe HS nên cũng nắm thông tin cơ bản về sức khỏe của các em. Tuy nhiên nhà trường không thực hiện chế độ ăn riêng cho những trẻ béo phì mà việc làm này phải phụ thuộc vào gia đình ".
Nguy cơ của dư cân, béo phì, theo bác sĩ Diệp trẻ dễ mắc bệnh mãn tính không lây (đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp...) khi lớn, tổn thương khớp xương, dễ mắc một số bệnh ung thư... Bên cạnh đó, về khía cạnh tâm lý, những HS này sẽ tự ti, bị bạn bè trêu chọc, kỳ thị có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng không tốt đến học tập, sinh hoạt.
Hai liệu pháp điều trị Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cho rằng, để điều trị trẻ béo phì có 2 liệu pháp chính là can thiệp, xây dựng lại thói quen ăn uống và thực hiện các bài tập vận động. Hai liệu pháp này tuy đơn giản nhưng để áp dụng cho trẻ béo phì thì hết sức khó khăn, nhất là liệu pháp ăn uống. Vì để thay đổi thói quen của trẻ thì không phải là chuyện một ngày một bữa, nó đòi hỏi sự kiên trì và hỗ trợ từ phía gia đình. Để xác định mức độ béo phì của trẻ, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện, trung tâm... có chuyên khoa về dinh dưỡng để khám. Từ đó, các bác sĩ dinh dưỡng sẽ đề ra phương pháp cho từng trẻ. Có một điều khá đặc biệt là trị béo phì ở trẻ khác hoàn toàn với chuyện giảm cân ở người lớn. Vì trẻ còn phát triển chiều cao, cần các khoáng chất phát triển cơ thể và não bộ. Nên tập cho trẻ ăn nhiều rau, trái cây, hạn chế các loại đồ ngọt, đồ ăn chất béo. Trẻ cần được vận động 60 phút mỗi ngày không chỉ qua các trò chơi vận động, thể dục mà còn bằng cách cho trẻ tham gia giúp việc ở trường lớp. Hạn chế cho trẻ ngồi xem ti vi, máy tính nhiều hơn 2 giờ/ngày.
Theo TNO
Hà Nội có trên 1.000 trẻ tự kỷ đang học cấp tiểu học Sáng 15/12, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội thảo "Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ". Hội thảo nhằm tìm ra cách thức tiến hành giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở địa bàn thủ đô được tốt hơn trong thời gian tới. Theo thống kê của Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) năm học 2011-2012,...