Không có học sinh nào ‘bỏ đi’
Gần 60 năm gắn bó với nghề giáo, thầy Nguyễn Tùng Lâm luôn tâm niệm, mỗi học sinh đều có điểm mạnh, yếu khác nhau.
Cô Lê Hải Vân và học trò trong một tiết sinh hoạt trên lớp.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng nhiệm vụ của người thầy là phát huy được điểm mạnh đó để học trò có cơ hội trưởng thành.
Không có em nào bị bỏ lại
Trò chuyện cùng Nhà giáo Ưu tú, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam trước thềm kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi càng cảm nhận được tình yêu nghề và tâm huyết của ông đối với ngành Giáo dục Thủ đô.
Với thầy Lâm, điều quan trọng nhất mà cả cuộc đời ông theo đuổi chính là việc truyền cảm hứng, đam mê học tập đến các thế hệ học sinh, mở ra cho các em những chân trời mới, niềm tin mới để dựng xây cuộc sống tốt đẹp sau này. Thầy Lâm quan niệm, giáo dục phải hướng đến con người, chỉ có học sinh chưa ngoan chứ không có em nào là “đồ bỏ đi”.
Theo NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm, năm 1989, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng ra đời với phương châm: Không chọn lọc đầu vào, nhưng lại chú trọng chất lượng đầu ra. Nhà trường nhận tất cả học sinh có nhu cầu đi học và đồng hành với phụ huynh trong việc tìm kiếm, áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp với năng lực của mỗi em; giúp quá trình rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất.
“Môi trường giáo dục ở bậc phổ thông vô cùng quan trọng, không thể chỉ có sự ưu tiên những trẻ em ngoan, học trò giỏi mà kỳ thị những em chưa ngoan. Từ đó, tôi thấy cần phải làm một điều gì đó để các em trưởng thành bằng nhận thức và trở thành người có ích cho xã hội chứ không phải là vùi dập, chặn đứng con đường hoàn thiện bản thân bằng những định kiến tiêu cực, đẩy các em vào “con đường hẹp”, thậm chí sau này trở thành những mầm họa cho xã hội”, TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Nhà giáo Ưu tú, TS Nguyễn Tùng Lâm dành nhiều thập kỷ, cống hiến cho ngành Giáo dục Thủ đô.
Nhờ xây dựng đội ngũ đoàn kết, chuẩn hóa và mang đậm tính nhân văn, đến nay, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều bậc phụ huynh. Nhà trường dạy kiến thức trong sách giáo khoa có chọn lọc, đồng thời rèn kỹ năng luyện tập cho học sinh là chính. Các thầy cô luôn đi sâu đi sát để giúp các em đạt thành quả tốt. Các chuyên đề đổi mới phương pháp theo hướng phù hợp với học sinh yếu kém được mở thường xuyên, bám sát thực tế.
Video đang HOT
“Yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục của mỗi trường lâu nay chúng ta nói nhiều đến công tác quản lý, xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất nhưng yếu tố về vai trò của người học chưa được chúng ta nghiên cứu và tác động chưa đúng mức, đúng cách. Theo tôi, giáo dục không chỉ là đòi hỏi học sinh “phải thế này, phải thế kia”, mà chính là thầy cô phải chủ động tìm phương pháp để giúp học sinh tự phấn đấu, đạt được những điều tốt đẹp mà chúng mong muốn”, TS Tùng Lâm nêu quan điểm.
Những giá trị được trao truyền
Là giáo viên có hơn 20 năm công tác tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cô Lê Hải Vân cảm nhận rất rõ tâm huyết cũng như phương châm giáo dục mà TS Nguyễn Tùng Lâm đã dày công xây dựng. Từ thực tế hoạt động, thầy Lâm đề cao 5 nguyên tắc ứng xử: Trước tiên các lực lượng giáo dục phải chấp nhận những mặt riêng có của mỗi học sinh (mặt mạnh và điểm yếu kém), giúp đỡ các em biết cách điều chỉnh.
Tiếp đó, phải khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá mặt mạnh và thiếu sót của học sinh. Đây vừa là cái tâm của người thầy vừa là phương pháp sư phạm khoa học. Nhà giáo cần giúp học sinh biết cái lợi – hại của mỗi hành vi ứng xử để tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội.
Những khoảnh khắc vui vẻ, sôi động và tràn ngập tiếng cười của học sinh Trường Đinh Tiên Hoàng trong chuyến trải nghiệm ngày 25/10 tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Các lực lượng giáo dục phải giúp học sinh biết cách hòa nhập tập thể, tôn trọng lợi ích tập thể cộng đồng. Sau cùng là nhà giáo dục phải biết gieo nhu cầu và tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu giáo dục bằng cách tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện một cách chặt chẽ và nghiêm túc thông qua hình thức tự đánh giá.
Bản thân cô Hải Vân cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường rất khâm phục tinh thần làm việc hăng say, sự cống hiến, gương mẫu của “người thuyền trưởng” của mình. Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường mà thầy Tùng Lâm đưa ra nhằm tạo lập cho học sinh những thói quen ứng xử tốt, đúng chuẩn mực chung, chủ động quyết định sự phát triển của bản thân theo phong cách “5 tự” của học sinh Đinh Tiên Hoàng gồm: “Tự học sáng tạo, tự chủ, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm”. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, nhà trường cũng chú trọng đến việc xây dựng các chương trình giáo dục “Giá trị sống”, “Kỹ năng sống” giúp học sinh hình thành những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, đặt mục tiêu, ra quyết định…
“Không chỉ dạy chữ – dạy người cho học sinh, thầy Tùng Lâm đã tạo ra nhiều giá trị nhân văn trong phương pháp giáo dục và đã trao truyền lại cho các thế hệ giáo viên tinh thần đó”, cô Hải Vân cho biết. Cũng theo cô Hải Vân, học sinh của nhà trường rất đa dạng, thậm chí có nhiều em học lực kém hoặc quậy phá. Tuy nhiên, bằng cách làm linh hoạt, gần gũi với học trò, tập thể sư phạm nhà trường bao gồm cả giáo viên, giám thị, nhân viên tư vấn học đường luôn đồng hành cùng trò. Để rồi chính các em sau khi ra trường, ra đời làm các ngành nghề khác nhau vẫn nhớ về mái trường Đinh Tiên Hoàng. “Vào dịp 20/11, các em thường rủ nhau tới trường thăm lại thầy, cô giáo cũ. Như vậy, chúng tôi cũng vui mừng lắm rồi”, cô Hải Vân tâm sự.
Thuộc thế hệ học sinh “9X” của trường, Đào Việt Đức – cựu học sinh khóa 2006 – 2008 đến giờ vẫn không thể quên được những ký ức đẹp bên mái trường xưa. Đức nhớ lại, năm đó khi vào lớp 10, trong lớp cũng có một số bạn chưa ngoan. Cô chủ nhiệm Hải Vân dù rất nghiêm nhưng lại luôn tận tâm với học sinh. Cách dạy của cô không ép học trò phải học đều, ai có năng lực gì thì phát huy.
“Đặc biệt, cô không bắt học trò phải học nghề nọ, nghề kia. Nghề nào cũng được miễn sao các em cảm thấy thích. Lực học bình thường nên tôi đã sớm xác định học nghề liên quan đến dịch vụ ăn uống. Sau một thời gian học tại Trường Cao đẳng Du lịch, đến nay tôi đã tự mở cửa hàng tại Hà Nội. Nhiều khi nghĩ ra món mới, tôi thường mang đến cho cô Vân “thử” xem cảm nhận ra sao rồi mới bán cho khách hàng”, Đức vui vẻ nói thêm.
Dù ra trường đã 17 năm nhưng trong tâm trí của Nguyễn Thị Hà Minh, cựu học sinh khóa 2002 – 2005 vẫn không khỏi xúc động khi nói về nhà trường: “Tôi được dạy rất nhiều thứ ở đây, không chỉ là kiến thức, mà còn là kinh nghiệm sống được các thầy cô truyền lại bằng cả tấm lòng yêu thương. Tôi yêu mái trường này và luôn cảm ơn những người thầy đã dìu dắt”.
“Trong chuyến đi trải nghiệm ngày 25/10 học sinh các lớp ở cả hai cơ sở của trường đều đã tham gia tích cực. Các em hăng say tập luyện, tham gia thi kéo co, nhảy dân vũ, thi nữ sinh thanh lịch và có nhiều hoạt động khác thể hiện tính năng động, sáng tạo của mình. Đây là tín hiệu rất đáng mừng khi những điều mà thầy cô trao truyền, hướng dẫn, các em đều thực hiện được chứ không chỉ là những kiến thức trên sách vở. Chúng tôi mong, các em ngày càng tự lập, tự chủ, sáng tạo trong mọi hoạt động để phát huy được sở trường của mình…”. - Cô Nguyễn Lan Anh, Chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Các thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh về tình yêu thương, sẻ chia và trách nhiệm
Ngày 19-11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) với sự tham gia của các nhà giáo lão thành, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc đại diện cho các nhà giáo đã và đang công tác tại các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục thuộc 63 tỉnh, thành phố.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh...
Lực lượng nhà giáo là tài sản quý báu nhất của ngành Giáo dục
Theo diễn văn chào mừng lễ kỷ niệm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày, cả nước hiện có trên 1,6 triệu nhà giáo đang làm việc trong cả hai khối công lập và ngoài công lập, từ mầm non tới đại học, từ phổ thông đến hệ thống dạy nghề. Có hơn 900.000 nhà giáo nghỉ hưu vẫn có nhiều đóng góp ở các góc độ khác nhau cho giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Nhìn về tổng thể, lực lượng nhà giáo luôn giữ gìn và phát huy phẩm chất, tiên phong trong việc phát triển tri thức, đổi mới sáng tạo, vững vàng về tư tưởng, mẫu mực về đạo đức, nhân cách, đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hết lòng vì học sinh thân yêu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo coi lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Lực lượng nhà giáo là tài sản và vốn quý báu nhất của ngành để thực hiện sứ mệnh cao cả. Phát triển đội ngũ nhà giáo là phần quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành từ nay tới năm 2030.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang rà soát các chế độ, chính sách, các quy định liên quan tới nhà giáo. Luật Nhà giáo đang được định hình và thiết kế là một bước quan trọng để hiện thực hóa chủ trương phát triển đội ngũ nhà giáo của ngành. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho nhà giáo, xây dựng môi trường văn hóa học đường, môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ...
"Thay mặt cho hàng triệu nhà giáo và hàng chục triệu người học, tôi xin gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tới Quốc hội và Chính phủ và cá nhân đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc về những sự quan tâm, cả chỉ đạo, định hướng ở tầm vĩ mô và cả những việc thiết thực, cụ thể đã và đang được quyết định. Sự quan tâm tới việc tăng chỉ tiêu biên chế cho giáo viên, những chính sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trường lớp và các điều kiện làm việc, đặc biệt là chủ trương tăng lương cơ sở và điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo sẽ được thực thi từ ngày 1-7-2023 sẽ là sự động viên kịp thời và thiết thực đối với đội ngũ nhà giáo", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ngành Giáo dục và Đào tạo.
Những chia sẻ của đại diện nhà giáo tại buổi lễ một lần nữa cho thấy những vất vả nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào của những người làm sứ mệnh "trồng người". Đại diện học sinh cũng chia sẻ, bày tỏ sự biết ơn công lao chăm sóc, dạy dỗ của các thầy, cô giáo, và hứa luôn sống có trách nhiệm, trở thành công dân có ích.
Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, văn hóa và con người Việt Nam.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong công cuộc đổi mới, xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách và đã đạt được những kết quả quan trọng về tư duy, nhận thức và tổ chức thực hiện; về cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Thủ tướng ghi nhận, chất lượng giáo dục phổ thông của nước ta những năm qua được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Học sinh Việt Nam đoạt nhiều giải thưởng tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Quản lý, quản trị đại học có bước đổi mới, tự chủ đại học được thúc đẩy. Một số trường của Việt Nam được xếp vào tốp 500 trường đại học tốt nhất châu Á và tốp 1.000 trường tốt nhất thế giới.
"Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp chúng ta tri ân hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước và biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo luôn cống hiến thầm lặng, bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai. Nhiều thầy, cô đã vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, hy sinh, tâm huyết với nghề. Có những thầy, cô đã hiến dâng cả tuổi xuân cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Có những thầy, cô tình nguyện trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, một lần nữa tôi xin bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy, cô giáo trên cả nước, những người gánh vác sự nghiệp "trồng người" hết sức cao cả và vinh quang", Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong rằng, các thầy, cô giáo luôn đề cao ý thức rèn đức, luyện tài, tâm huyết, yêu nghề, không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức; là tấm gương sáng cho học sinh về tình yêu thương, sẻ chia và trách nhiệm.
Bên cạnh đó, các thầy, các cô phải như người cha, người mẹ thứ hai, thường xuyên quan tâm tới tâm, sinh lý, nguyện vọng chính đáng của học sinh; khơi gợi, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ...
Đối với phụ huynh, cần quan tâm, chia sẻ, đồng hành với thầy, cô; các em học sinh cần cố gắng hơn nữa trong học tập, rèn đức, luyện tài.
Các nhà giáo tham quan khu trưng bày ảnh về thành tích của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Đối với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; ban hành và triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xây dựng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến đội ngũ giáo viên phù hợp với thực tiễn, tương xứng với lao động đặc thù của nhà giáo; chăm lo tốt nhất cả về vật chất và tinh thần, nhất là cho giáo viên mầm non, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên giảng dạy các ngành nghề đặc thù...
Hòa mình vào không khí vui tươi ngày khai giảng Lễ khai giảng năm học 2022 - 2023 đồng loạt diễn ra trên cả nước vào sáng 5/9. Các chuyên gia cho rằng, ngày khai giảng nên chú trọng phần hội, giảm thiểu các nghi lễ cồng kềnh, hình thức. Việc tổ chức diễn tập khai giảng là không cần thiết. Học sinh phải là trung tâm trong ngày khai giảng năm học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Ca sĩ Duyên Quỳnh gây tranh cãi, cha đẻ ca khúc 2 tỷ view lên tiếng
Nhạc việt
23:01:07 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025