Không “có cửa” cấm dạy thêm, học thêm triệt để
Dù còn gần một năm nữa con mới vào lớp 1 nhưng nhiều phụ huynh có con đang học lớp Lá đã hối hả tìm nơi cho con học thêm tiền lớp 1.
Chị Hoàng Mỹ Bình (quận Bình Thạnh, TPHCM) dự định cho con vào Trường Tiểu học Bình Hòa (Bình Thạnh). Nghe nói chương trình lớp 1 mới rất khó nên dù được khuyên là không nên cho con học thêm trước, chị vẫn quyết lập nhóm, tìm thêm người có chung tư tưởng để cho con học trước.
Nhiều lớp học thêm tiểu học vẫn ngang nhiên tồn tại – Ảnh: GDVN
“Tôi cũng không muốn cho con đi học thêm nhưng đó là việc cực chẳng đã, cũng không còn cách nào khác. Nhà có 2 đứa, một đứa lớp 4 cũng đi học thêm tuần 4 buổi môn Toán và tiếng Anh, đứa chuẩn bị vào lớp 1 đi học thêm tuần 3 buổi.
Tôi chỉ tính trung bình giá học thêm hiện nay là 100.000 đồng/buổi, chưa kể môn tiếng Anh học phí phải đắt hơn. Như vậy, tiền học thêm cho 2 con đã tốn gần 3 triệu/tháng.
Tiền học chính ở trường còn không tốn bằng tiền học thêm nhưng thấy các mẹ ào ào cho con đi học, tôi sợ con mình trở thành… “tối cổ” không theo được các bạn nên cũng cắn răng cho con đi học”, chị Bình nói.
Nhiều phụ huynh khác ở Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự. “Có thời điểm vợ chồng tôi chiến tranh lạnh vì chuyện học hành của con. Con ngồi vào bàn học là nhà cửa ầm ĩ vì tiếng quát của mẹ, tiếng khóc thút thít của con. Các bạn ở lớp thì có đến 70% đi học nhà cô, còn lại cũng học qua tiền lớp 1 nên việc học âm vần dễ dàng hơn con tôi”, anh Tiến Mạnh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói.
Giải pháp của vợ chồng anh Mạnh là gửi con đến lớp học thêm nhà cô chủ nhiệm. Cứ sau khi tan học, vợ anh Mạnh lại đưa con đến thẳng nhà cô, 4 buổi/tuần.
Trở lại câu chuyện dạy thêm học thêm, mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM đã có công văn gửi đến các Phòng GD-ĐT quận huyện yêu cầu: “Thực hiện nghiêm các quy định của Bộ, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế, nhiều người cho rằng rất khó để cấm dạy thêm, học thêm triệt để. Trước đó, tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, việc không được dạy thêm, học thêm ở tiểu học cũng đã được ghi rõ, nhưng lâu nay điều này vẫn diễn ra.
Trao đổi với Báo Phụ Nữ TPHCM, PGS-TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học giáo dục Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng nhất định phải thay đổi nhận thức cho phụ huynh. Mục đích của việc bố mẹ cho con đi học thêm là lo con mình kém hơn bạn, chậm hơn bạn mà không biết rằng con chậm còn do năng lực từng đứa trẻ.
PGS. TS Trần Thành Nam
“Phụ huynh chỉ chăm chăm cho con đi học thêm mà quên rằng chương trình giáo dục phổ thông mới đã chuyển từ dạy nội dung sang định hướng phát triển năng lực. Tôi tin chắc nhiều phụ huynh không hiểu thế nào là phát triển năng lực nên đầu tư cho con đi học thêm về nội dung kiến thức trong khi thông tin, kiến thức hàng ngày sản sinh ra vượt ngoài khả năng mà con người có thể thu nhận được.
Chúng ta phải hiểu, chỉ dạy cho con phương pháp để phát triển năng lực sáng tạo, tư duy phản biện chứ không phải dạy nhồi nhét kiến thức”.
Theo PGS-TS Trần Thành Nam, cha mẹ cần được tập huấn để hiểu đâu là phương pháp phù hợp giúp con phát triển sự sáng tạo cũng như tư duy phản biện. Qua đó, bố mẹ mới biết lựa chọn hoạt động nào phù hơp cho con.
“Học thêm nếu là tổ chức các hoạt động để học sinh hình thành và phát triển năng lực trong cuộc sống thì được. Tất cả lớp học thêm như thế không bao giờ giới hạn trong 4 bức tường hay trên giấy mà phải dựa trên những tình huống thực tiễn trong cuộc sống.
Bố mẹ nên cho con tham gia các hoạt động phù hợp với con, có định hướng giáo dục trong thực tế, trở thành người dẫn dắt và tham gia cùng con.
Đừng bắt con trẻ đi học thêm theo kiểu luyện thi, làm cho con ghét việc học, coi việc học như hình phạt căng thẳng… Khi phụ huynh không còn nhu cầu nhồi nhét nội dung kiến thức cho con thì các lớp học thêm mới có thể đóng cửa”, ông Nam nói.
Chạy đua học trước lớp 1 vì lo chương trình nặng
Sốt ruột khi nghe những thông tin về chương trình mới quá nặng, nhiều phụ huynh cấp tập lập nhóm cho trẻ mầm non học trước chương trình lớp 1
Chị Hoàng Anh - một phụ huynh có con đang học mầm non 5 tuổi tại quận 2, TP HCM - cho biết chị vừa kết nối với một số phụ huynh có con cùng độ tuổi ở khu chung cư để mời giáo viên (GV) đang dạy lớp 1 về dạy thêm buổi tối, một tuần/2 buổi, học phí 800.000 đồng/tháng. Những phụ huynh này cùng chung nỗi lo con sang năm vào lớp 1 không theo kịp chương trình.
Nháo nhào tìm chỗ học
Trường hợp chị Hoàng Anh thời điểm này không phải là hiếm khi rất nhiều phụ huynh có con sang năm bước vào chương trình tiểu học nháo nhào tìm chỗ cho trẻ đi học thêm. Anh Trần Minh, một phụ huynh có con năm sau đúng tuyến vào Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Gò Vấp, TP HCM), cho biết từ thực tế con đầu của anh đang học lớp 1 năm nay nên anh quyết định cho bé thứ hai đi học trước.
Theo anh Minh, đúng như tình hình chung, không rõ do không được học trước chương trình hay do chương trình mới quá nặng mà bé đầu học tập rất vất vả. "Tối nào về nhà, hai vợ chồng cũng mệt nhoài vì phải học cùng con, nên với bé thứ hai, chúng tôi quyết định gửi cô dạy kèm" - anh cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng không nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1 vì sẽ khiến các bé thiếu hứng thú. - Ảnh: NGUYỄN THUẬN
Hằng ngày, sau khi con học xong tại Trường Mầm non Vườn Hồng (quận 2), chị Tường Vy lại vội vã đón về nhà, cho con ăn uống qua loa rồi lại chở qua nhà cô giáo tại đường số 3 để học thêm. Theo chị Vy, lý do chị cho con đi học một phần vì lo chương trình lớp 1 mới con theo không kịp, thêm nữa là ở nhà, cả hai vợ chồng không biết dạy con thế nào cho đúng nên chỉ còn cách gửi qua nhà cô giáo. Thừa nhận cho con học trước có nguyên nhân vì thấy nhiều gia đình khác cũng cho con đi học, chị Vy cho rằng không biết chương trình mới ra sao nhưng cảm giác con được học trước sẽ yên tâm hơn.
Trước những quy định của ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), nhiều GV không công khai dạy thêm ồ ạt nhưng lại có đủ kiểu lách để chèo kéo dạy thêm. Tại khu chung cư B.A (quận 2), GV một trường tiểu học tại quận 1 thông báo mở lớp dạy các bé chuẩn bị vào lớp 1 hoặc lớp 1, 2 ở các trường tiểu học.
Theo GV này, trẻ sẽ được học theo nhóm 6 bé đúng độ tuổi, chứ không học ghép nhiều độ tuổi vì sẽ không hiệu quả, tài liệu học sẽ soạn thảo theo sát chương trình bộ sách "Chân trời sáng tạo" đối với những bé chuẩn bị vào lớp 1. Còn với những em đang học lớp 1, 2 thì sẽ được ôn luyện toán, tiếng Việt có mở rộng so với chương trình trên lớp. Những bé chỉ rèn chữ thì học phí là 400.000 đồng/tháng, tuần học 2 buổi...
Học thêm vì tâm lý đám đông
Theo ông Trần Trọng Khiêm, Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú - phụ trách giáo dục tiểu học, tâm lý phụ huynh hiện nay thường chạy theo đám đông, tức là thấy con người khác đi học trước thì cũng cho con mình đi theo. Đó là phụ huynh đang so sánh giữa trẻ với trẻ, chứ không phải trẻ với chuẩn. Trong khi đó, chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi đã có sự chuẩn bị hợp lý, cần thiết, là nền tảng cho trẻ trước khi vào lớp 1. Sở dĩ lứa tuổi lớp 1 năm nay gặp một số khó khăn hơn các năm là do giai đoạn khi trẻ 5 tuổi bị gián đoạn một thời gian vì ảnh hưởng dịch Covid-19, nếu trẻ được học đầy đủ ở trường thì đã là bước chuẩn bị đầy đủ.
Ông Khiêm cho rằng việc dạy trước cho trẻ luôn có tính 2 mặt. Nếu trẻ được học theo xu hướng rèn luyện thì sẽ rất có lợi. Khi vào lớp 1, trẻ sẽ được học kỹ thêm vì giáo dục tiểu học là giáo dục theo phương pháp đồng tâm, ví dụ cùng học một âm nhưng sẽ có nhiều bài để trẻ rèn luyện. Mặt khác, học trước cũng tạo cho trẻ tâm lý thờ ơ, mất tập trung.
"Còn đối với GV, phải phân định rõ họ dạy thêm cái gì, nếu làm trái các quy định của ngành GD-ĐT như dạy các môn văn hóa thì sai rồi, còn nếu dạy kỹ năng thì đó cũng là điều cần thiết cho học sinh" - ông Khiêm nói.
Bà Nguyễn Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quang Khải (quận Gò Vấp), cho biết việc học trước lớp 1 không những gây khó cho GV mà cả học sinh. Các em nếu được học trước sẽ có tâm lý biết rồi nên lơ đãng trên lớp. Đối với chương trình lớp 1 mới, các em không cần học trước, nếu phụ huynh muốn hướng dẫn thì chỉ cần cho con làm quen bảng chữ cái và chữ số là đủ.
Với góc độ nghiên cứu chương trình, một giảng viên Khoa Tiểu học Trường ĐH Sư phạm TP HCM nhận xét ở chương trình 5 tuổi, có nhiều hoạt động để trẻ làm quen với chữ, như cô đọc sách cho trẻ nghe... Ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, sự hứng thú của trẻ khi đi học là vô cùng quan trọng. Trẻ được học trước sẽ có tâm lý ỷ y không chịu học, mất hứng thú với bài giảng. Khi học tới những bài chưa biết thì chủ quan, lơ là. Chính vì thế, việc học thêm trước khi vào lớp 1 rất phản khoa học; về lâu dài không hề tốt cho trẻ, làm thui chột hứng thú của trẻ khi đến trường.
TP HCM: Giáo viên ép học sinh học thêm sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 22-12, Sở GD-ĐT TP HCM đã có công văn khẩn yêu cầu các quận - huyện giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp GV ép học sinh học thêm. Cụ thể, trong thời gian vừa qua, sở đã nắm tình hình thực tế tại một số trường tiểu học về hoạt động dạy học và giáo dục, trong đó có hoạt động dạy thêm - học thêm, ghi nhận một số phản ánh của GV, phụ huynh.
Trên cơ sở đó, sở yêu cầu phòng GD-ĐT các quận - huyện thực hiện nghiêm túc việc tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm - học thêm. Tiếp tục thực nghiệm nghiêm các quy định của Bộ GD-ĐT, tuyệt đối không dạy thêm - học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Lãnh đạo phòng GD-ĐT giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về dạy thêm - học thêm, xử lý nghiêm các trường hợp GV ép học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là những em gặp khó khăn trong học tập, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu hiệu trưởng các trường hỗ trợ GV nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy phẩm chất và năng lực học sinh...
Xây dựng kế hoạch học tập phụ đạo cho học sinh gặp khó khăn trong học tập, giúp học sinh tiến bộ. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học sinh, tuyệt đối không chạy theo thành tích, bảo đảm chất lượng học sinh khi lên lớp.
Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường dạy học 2 buổi/ngày Hiện nay, các lớp dạy thêm được mở ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh. Tuy nhiên, pháp luật quy định, không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường dạy học 2 buổi/ngày. Ảnh minh họa Tại Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy...