‘Không có chữ Gạc Ma nào trong sách giáo khoa’

Theo dõi VGT trên

“Đề cập Gạc Ma, sách giáo khoa cần viết ngắn gọn về âm mưu, thủ đoạn đ.ánh chiếm và s.át h.ại 64 bộ đội Việt Nam, từ đó nêu hệ quả của sự kiện này”, thầy Trần Trung Hiếu đề xuất.

Đầu năm 1988, Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp đảo Gạc Ma. 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604.

28 năm trôi qua, đến nay, theo đ.ánh giá của nhiều chuyên gia, giáo viên Lịch sử, hải chiến Gạc Ma là một trong những sự kiện lịch sử lớn, phải đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường. Những người đã hy sinh cho đất nước phải được tôn vinh xứng đáng.

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An chia sẻ bài viết với Zing.vn về thực tế vị trí của hải chiến Gạc Ma nói riêng, đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói chung trong sách giáo khoa hiện hành.

Thiếu sót lớn

Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đ.ánh chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) của Việt Nam. 28 năm qua, vì nhiều lý do khác nhau, người ta đã quên dần sự thật lịch sử này. Nhưng, những người thân của các liệt sĩ Gạc Ma và cả đồng đội còn sống sót sau sự kiện vẫn không thể và không bao giờ quên nỗi đau đó. Vết thương chưa lành và vẫn còn đau, bởi sự kiện Gạc Ma đang nhạt dần và có nguy cơ biến mất.

28 năm, thời gian quá dài và quá đủ để chúng ta nhìn nhận lại một sự thật hiển nhiên, dù nó rất phũ phàng và đau xót. Rất đáng để chúng ta phải trăn trở là tại sao một sự kiện như thế nhưng không hề được nói một từ nào trong sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành.

&'Không có chữ Gạc Ma nào trong sách giáo khoa' - Hình 1

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu (bên phải) cùng giáo sư Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Rất nhiều tờ lịch treo tường hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện biên giới phía Bắc (17/2/1979), biên giới Tây- Nam và các sự kiện liên quan chủ quyền biển đảo Hoàng Sa (19/1/1974), Gạc Ma (14/3/1988).

Một thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông thắc mắc vấn đề chủ quyền 2 quần đảo (hiện nay là hai huyện đảo) Hoàng Sa, Trường Sa không được nhắc đến trong sách giáo khoa môn Lịch sử. Và đương nhiên, các sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đ.ánh chiếm như Hoàng Sa (1974), Gạc Ma (1988) cũng không được viết một dòng chữ nào.

Với góc độ giáo viên dạy Lịch sử trường phổ thông, tôi cho rằng đó là thiếu sót lớn, dù người ta cố tình biện minh với bất kỳ lý do gì.

Vấn đề này, sách giáo khoa cần minh bạch thông tin, nói đúng, nói đủ sự kiện. Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 và Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) hiện nay thuộc quyền chiếm đóng và quản lý trái phép của Trung Quốc.

Nói đến sự kiện này, sách giáo khoa chỉ cần viết ngắn gọn: Âm mưu, thủ đoạn đ.ánh chiếm và s.át h.ại 64 bộ đội Việt Nam ở Gạc Ma, từ đó nêu lên hệ quả của sự kiện này.

Sách giáo khoa cần khẳng định lại rằng cuộc đấu tranh đòi chủ quyển đã mất (Hoàng Sa, Gạc Ma và một số đảo khác) là vấn đề phức tạp, không dễ dàng. Dù xét về phương diện lịch sử và pháp lý quốc tế, Việt Nam đấu tranh đòi lại chủ quyền là hoàn toàn đúng đắn.

Nếu chúng ta cố tình che đậy, né tránh những sự thật hiển nhiên này, sẽ gây ra sự khủng hoảng niềm tin: Học sinh tin vào ai, sách giáo khoa, lời thầy cô giáo hay thông tin trên các phương tiện truyền thông, Internet?

Sách giáo khoa phải tôn trọng và trả lại những sự thật lịch sử. Sự kiện Gạc Ma bị “quên” trong sách giáo khoa là điều khó chấp nhận.

Chúng ta không tưởng nhớ, tri ân đúng nghĩa các liệt sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa nói chung, Gạc Ma nói riêng thì làm sao giáo dục cho thế hệ trẻ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, biết trân trọng những giá trị lịch sử, từ đó có thái độ và trách nhiệm với Tổ quốc?

Video đang HOT

Nhắc lại sự kiện Gạc Ma 28 năm trước không phải nhằm khơi sâu mối thù hằn và sự t.àn á.c của chiến tranh, phá vỡ quan hệ hợp tác trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Nhưng thế hệ trẻ cần biết lịch sử để luôn đề phòng, cũng như tôn vinh, tưởng nhớ và tri ân các bậc t.iền nhân ngã xuống vì Tổ quốc, từ đó sống có trách nhiệm và yêu đất nước mình.

Vị trí của Trường Sa, Hoàng Sa trong sách giáo khoa

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu là giáo viên nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử tại trường chuyên THPT Phan Bội Châu, Nghệ An. Thầy Hiếu là người góp nhiều tiếng nói trên báo chí để giành lại vị trí môn Lịch sử trong trường phổ thông.

Tháng 10/2015, ông viết thư gửi Bộ GD&ĐT đề xuất không tích hợp Lịch sử và cho rằng đây là môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT quốc gia.

Sau đó, ngày 3/11/2015, Bộ GD&ĐT làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng đại diện Ban Tuyên giáo TƯ và một số tổ chức liên quan bàn về Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông, trong đó chủ đề chính là không tích hợp môn Lịch sử.

Trên thực tế, từ năm 2012 đến nay, sách giáo khoa Lịch sử phổ thông vẫn giữ nguyên như cũ và chưa có thêm dòng chữ nào về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Ở sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7, bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527), trang 95, hình 44, có Lược đồ Hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ, hoàn toàn không vẽ và không giải thích về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Bài 25: Phong trào Tây Sơn (trang 123, hình 57) có Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài, có đ.ánh dấu vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa như các bản đồ Việt Nam khác, nhưng không có thông tin nói đến chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo này.

Trong bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (trang 135, hình 6) có Lược đồ các đơn vị hành chính thời Nguyễn (từ năm 1832), đ.ánh dấu Hoàng Sa, Trường Sa như bản đồ Việt Nam khác, nhưng không giới thiệu thông tin nào về chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo này.

Tại sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), trang 122, hình 53, có hình thái chiến trường trên mặt trận Đông Xuân 1953-1954. Dù đ.ánh dấu vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa như bản đồ Việt Nam khác nhưng không giới thiệu thông tin về hoạt động của quân dân ta ở Hoàng Sa, Trường Sa trong những năm 1953-1954.

Đến bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975), trang 163, hình 77, có Lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đ.ánh dấu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và có vẽ đường mũi tên từ khu vực Cam Ranh ra Trường Sa, nhưng không một lời giải thích. Người đọc không thể hiểu vấn đề lịch sử chủ quyền ở đây như thế nào.

Với sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn, trang 126, hình 49, có Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng, vẫn đ.ánh dấu vị trí Hoàng Sa, Trường Sa như các bản đồ Việt Nam khác, nhưng không có lời giải thích về chủ quyền của Việt Nam.

Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), trang 193, hình 79, có Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giống như lược đồ của sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Học sinh cũng không thể nhận ra lược đồ này “thể hiện rõ quân ta giải phóng đảo Trường Sa từ tay quân đội Sài Gòn”.

Như vậy, hầu hết lược đồ chỉ xác định vị trí của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong khung chung của một bản đồ nền chính thức Việt Nam hiện nay, mà không minh chứng cho vấn đề nào của chủ quyền biển đảo trong lịch sử.

Ngoài ra, sách giáo khoa Lịch sử phổ thông đều không nhắc đến 2 sự kiện quan trọng liên quan cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ chủ quyền 2 quần đảo này sau năm 1975. Đó là sự kiện đầu năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ quân đội Việt Nam Cộng hòa và trận chiến Gạc Ma năm 1988.

Tôi là người dạy Lịch sử và các đồng nghiệp cũng rất mong muốn Bộ GD&ĐT, trong khi chờ sách giáo khoa mới, nên kịp thời chỉ đạo các trường, sở GD&ĐT trong cả nước bằng văn bản, để lồng ghép nói về công cuộc bảo vệ biên giới và chủ quyền biển đảo.

Theo Zing

'SGK nên có một chương về chiến tranh bảo vệ biên giới'

GS Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên cuốn Lịch sử lớp 12, cho rằng, cần đưa cuộc chiến bảo vệ biên cương của Tổ quốc trên đất liền, cũng như hải đảo vào sách giáo khoa.

GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh nói: Những nội dung cần đưa vào sách giáo khoa gồm trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1978-1979, trận đ.ánh Gạc Ma bảo vệ Trường Sa năm 1988...

Về hải đảo, quân dân Việt Nam đã đấu tranh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, cần làm rõ âm mưu và hoạt động của phía Trung Quốc tìm cách xâm chiếm Biển Đông từ cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974 đến cuộc chiến Gạc Ma năm 1988 và nhiều hoạt động xâm phạm khác; Làm rõ ý đồ bành trướng của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo đá ở Trường Sa và từng bước quân sự hóa khu vực này, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây tình hình không ổn định ở Biển Đông.

Với chiến tranh biên giới Tây Nam, sách cần làm rõ quân Khmer Đỏ tấn công xâm lược các tỉnh biên giới, Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Đồng thời, theo lời kêu gọi của Mặt trận cứu nước Campuchia, chúng ta cùng nhân dân Campuchia đ.ánh đuổi Pôn Pốt, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ. Điều đó có ý nghĩa về chính trị và nhân đạo.

Đối với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cần nêu bật sự kiện 60 vạn quân Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới nước ta. Nhân dân, quân đội Việt Nam đã anh dũng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

SGK nên có một chương về chiến tranh bảo vệ biên giới - Hình 1

GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, một trong những việc cần làm để thay đổi dạy và học môn Lịch sử là thay sách giáo khoa. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Việc làm rõ tính chất xâm lược của Trung Quốc chính là bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh nói Trung Quốc "phản kích tự vệ". Đồng thời nêu lên những tấm gương hy sinh của bộ đội và đồng bào trong cuộc đấu tranh quyết liệt này.

Việc đưa lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo vào sách giáo khoa nhằm mục đích giáo dục cho học sinh thấy rõ những sự thật khách quan, liên quan độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đến cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Qua đó, chúng ta giáo dục tinh thần sẵn sàng đấu tranh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thấm nhuần truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, nâng cao tinh thần cảnh giác vì tình hình diễn biến phức tạp, có khi lắng dịu, có lúc bùng nổ rất khó lường.

Cũng cần nhấn mạnh với truyền thống yêu nước, nhân dân Việt Nam luôn gìn giữ và phát huy tinh thần hòa bình, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Việt Nam sẵn sàng là bạn với nhân dân thế giới, hội nhập quốc tế nhưng khi có kẻ nào xâm phạm lãnh thổ, chúng ta quyết đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Sách giáo khoa cũng như chương trình giảng dạy có khuôn khổ về mặt thời lượng và số trang viết. Tuy nhiên, khi đã xác định những vấn đề lịch sử nào là trọng tâm thì sẽ ưu tiên một cách hợp lý. Lấy lý do giảm tải để cắt bỏ phần này, không dạy, là ngụy biện, không chấp nhận được.

Trong sách giáo khoa mới, nhất thiết phải có một chương riêng về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo, trong đó đề cập cuộc đấu tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bên cạnh bài giảng chính, chương trình nên có các hoạt động ngoại khóa qua thảo luận, phim ảnh, tham quan bảo tàng và thực địa (ở những nơi có điều kiện)...

Che giấu sự thật là có hại

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào sách giáo khoa. Thời điểm này, Bộ GD&ĐT nói xem xét là quá muộn, sau gần 40 năm chiến tranh biên giới 1979. Tôi được biết, trước đây có một thời kỳ viết về chiến tranh biên giới rồi, chứ không phải chỉ số ít dòng như bây giờ.

Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, Bộ GD&ĐT trả lời đã đưa những vấn đề liên quan biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, nhưng khi chúng tôi làm việc thì thấy điều đó không có hoặc rất mờ nhạt.

SGK nên có một chương về chiến tranh bảo vệ biên giới - Hình 2

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Bộ GD&ĐT tuyên bố sẽ đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào sách giáo khoa, chúng ta ghi nhận. Nhưng Bộ GD&ĐT nói "sách giáo khoa sắp tới" là không rõ bao giờ? Hơn nữa, hiện là thời kỳ chuyển giao nhiệm kỳ, nên chưa có gì đảm bảo chuyện đó sẽ được thực hiện nghiêm túc.

Sau chiến tranh bảo vệ Tổ quốc với nước Pháp và Mỹ, chúng ta vẫn viết trong sách Lịch sử và xây dựng được mối quan hệ hòa hảo. Vậy tại sao Trung Quốc lại là trường hợp ngoại lệ? Hơn nữa, đối với dân tộc Việt Nam, cuộc chiến tranh ấy là xương m.áu của đồng bào, của quân đội, không thể nào quên được.

Tôi nghĩ, ngay từ bây giờ phải bắt tay vào làm việc, không phải chờ đợi bộ sách giáo khoa mới. Bộ GD&ĐT phải bàn bạc kỹ, tham khảo ý kiến của những cơ quan chuyên môn, ví dụ Viện Lịch sử Quân sự, Viện Sử học Việt Nam để xây dựng nội dung.

Nội dung giảng dạy, Bộ GD&ĐT bàn bạc các lĩnh vực khoa học cụ thể và lắng nghe ý kiến quần chúng. Đương nhiên, chúng ta cần quan tâm đến ngoại giao, nhưng tôi cho rằng, sự thật được nói ra luôn có lợi, che giấu sự thật mới có hại.

Khuyến khích địa phương đưa tài liệu lịch sử vào chương trình học

Ông Nguyễn Quang Ngọc - Hội Phó Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Hội khoa học Lịch sử Việt Nam đã kiến nghị Bộ GD&ĐT nhiều lần về việc đưa Hoàng Sa, Trường Sa, chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa.

SGK nên có một chương về chiến tranh bảo vệ biên giới - Hình 3

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam . Ảnh: T.uổi Trẻ.

Đà Nẵng đã phát hành tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa. Tất cả các địa phương trong nước, nếu địa phương nào có điều kiện cần được khuyến khích đưa những tài liệu này vào chương trình giáo dục phổ thông.

Về cuộc chiến tranh biên giới 1979, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (thuộc Bộ Quốc phòng) hay Viện Sử học Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) là những cơ quan có trách nhiệm và có năng lực đứng ra để thu thập và công bố thông tin.

Vì vậy, Nhà nước phải giao nhiệm vụ cụ thể cho họ; Phải tập hợp được những tư liệu lịch sử khách quan, chân thực, phong phú và toàn diện làm cơ sở đưa ra được những nhận xét, đ.ánh giá một cách chuẩn xác, giúp các chuyên gia giáo dục nghiên cứu chắt lọc đưa vào sách giáo khoa lịch sử phổ thông.

Tư liệu lịch sử nếu không được sưu tầm, tập hợp và giám định sớm sẽ bị mai một và như thế sẽ gây không ít khó khăn cho việc nhận thức chân lý lịch sử khách quan.

Lồng ghép truyền tải kiến thức cho học sinh

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu - giáo viên Lịch sử trường THPT Phan Bội Châu, Nghệ An: Nhiều năm nay, phần kiến thức về Hoàng Sa, Trường Sa, chiến tranh biên giới rất mờ nhạt hoặc không có trong sách giáo khoa. Mặc dù vậy, trong những bài giảng của mình, tôi đã dành lưu lượng thời gian nhất định để nhắc lại những kiến thức cơ bản trên. Nếu không, thế hệ trẻ sẽ quên những sự kiện này, không thấy được giá trị của độc lập, tự do, sự biết ơn với các anh hùng dân tộc.

Trong lúc đợi những kiến thức lịch sử trên được viết trong sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT nên gửi công văn cho các Sở GD&ĐT để các trường vận dụng thời gian thích hợp, lồng ghép truyền tải kiến thức cho học sinh.

Ngày 22/2, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, đang lắng nghe ý kiến của các nhà sử học, người dân. Thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa... vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp.

Trước đó, GS Phan Huy Lê cho biết, vấn đề Biển Đông sẽ được tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý, sau cuộc làm việc của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD&ĐT.

GS Phan Huy Lê nêu quan điểm, vấn đề này phải cập nhật ngay, không thể chậm trễ. Đây là nội dung rất quan trọng, nhất thiết phải trang bị cho lớp trẻ, bởi vấn đề này không đơn thuần thuộc về lịch sử, quá khứ mà là vấn đề mang tính thời sự cao.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Baifern: công khai 2 mối tình đều tan vỡ, bị tố bòn rút khi hẹn hò Nine
17:13:48 06/07/2024
Một tiktoker đào quá khứ Nam Thư 13 năm trước, "cầm nhầm quen tay" vẫn không bỏ?
17:04:41 06/07/2024
Vụ xuống tay bằng Xyanua: trong 8 tháng 5 người ra đi, nghi phạm là con nợ
16:53:15 06/07/2024
Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham
16:20:08 06/07/2024
Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"
20:21:07 06/07/2024
Nhậm Trọng: Phải lòng Lâm Tâm Như, bị Hoắc Kiến Hoa đ.ánh bại, giờ ra sao?
16:44:07 06/07/2024
Tiết Chi Khiêm: Ca sĩ bị ghét nhất Cbiz, lừa tình - t.iền, nối tình xưa với vợ cũ
16:06:33 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

NSND Trần Nhượng: Tình duyên lận đận, 3 đời vợ vẫn cô đơn ở t.uổi 72

Sao việt

21:54:51 06/07/2024
NSND Trần Nhượng là nghệ sĩ gạo cội của điện ảnh Việt, được biết đến với những vai phản diện. Ở t.uổi xế chiều, ông sống độc thân và hài lòng với cuộc sống của mình.

Ngọc Huyền tiết lộ cảnh hôn 10 tiếng dưới nước với hotboy phim 'L.ật m.ặt'

Hậu trường phim

21:26:01 06/07/2024
Diễn viên Ngọc Huyền nhớ đời khi phải diễn cảnh hôn kéo dài 10 tiếng đồng hồ với đàn em - diễn viên Thái Vũ dưới hồ bơi giữa thời tiết giá rét miền Bắc.

'Người hùng' của tuyển Tây Ban Nha nói gì sau trận thắng tuyển Đức?

Sao thể thao

21:21:53 06/07/2024
Vào sân từ băng ghế dự bị, Dani Olmo đóng góp một bàn thắng và một kiến tạo, giúp Tây Ban Nha vượt qua chủ nhà Đức với tỉ số 2-1, đoạt vé dự vòng bán kết Euro 2024 rạng sáng 6-7.

Nam diễn viên qua đời bất ngờ ở t.uổi 30

Sao âu mỹ

21:18:19 06/07/2024
Nam diễn viên Mike Heslin, 30 t.uổi, nổi tiếng với vai diễn Polo trong phim Lioness của Taylor Shridan, qua đời sau một tuần nằm viện vì biến cố tim đầy bất ngờ.

Nam diễn viên phim 'Khánh dư niên 2' vướng tin đồn ngoại tình

Sao châu á

21:14:17 06/07/2024
Nam phụ gây sốt trong bộ phim Khánh dư niên 2 - diễn viên Lưu Đoan Đoan bị nghi ngờ ngoại tình với một người phụ nữ lạ mặt.

ON Live chính thức phát sóng trực tiếp giải đấu Esports World Cup 2024

Mọt game

21:12:45 06/07/2024
Cuối cùng, các fan hâm mộ Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam cũng có cơ hội theo dõi Esports World Cup 2024 được bình luận bằng Tiếng Việt, trực tiếp và trọn vẹn trên nền tảng livestream tương tác bản quyền ON Live.

Cây kim t.iền hút tài lộc, đặt đúng 2 vị trí này t.iền v.ào như nước

Trắc nghiệm

21:09:00 06/07/2024
Cây kim t.iền là loại cây phong thuỷ cầu tài lộc, mang lại may mắn. Đặt cây đúng vị trí thì gia chủ càng làm ăn thuận lợi.Có 1 kiểu người làm gì cũng gặp m

Có gì trong bộ phim ngốn tới 5.000 tỷ đồng sắp ra rạp Việt?

Phim âu mỹ

21:03:56 06/07/2024
Lốc xoáy tử thần có vốn đầu tư khủng lên tới 200 triệu USD (5.000 tỷ) do đạo diễn từng có phim nhận 6 đề cử Oscar 2021 ngồi ghế chỉ đạo.

Tôi choáng váng khi con kể "Bố ngủ với cô T." nhưng tôi đã bình tĩnh lên kế hoạch "đ.ánh phủ đầu" kẻ mượn chồng mình

Góc tâm tình

21:00:10 06/07/2024
Vậy nên ngay từ giờ phút ấy ngàn lần tôi cũng không thể tha thứ. Dốc hết ruột gan cho nhà chồng, tôi không ngờ mình lại nhận về sự lừa dối trắng trợn: Bi ai hơn cả là con số trong sổ tiết kiệm Cứ ngh

TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'

Tin nổi bật

20:50:09 06/07/2024
Cơ sở này cũng có những ứng xử đối phó với cơ quan quản lý nhà nước, do đó Thanh tra Sở Y tế đã chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 11 xem xét xử lý theo thẩm quyền.

Lan tỏa nhiều câu chuyện vấn đề hay đến người trẻ

Netizen

20:38:48 06/07/2024
Sáng nay, tại TP.HCM, đã diễn ra vòng bán kết Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên do T.Ư Đoàn tổ chức.