Không chủ quan với bệnh liên cầu khuẩn lợn
Bất chấp những lời cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn từ món tiết canh, nhiều người vẫn sử dụng và phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, chi phí điều trị tốn kém, do đó các bác sĩ một lần nữa khuyến cáo người dân, nên tuân thủ bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi để chủ động phòng bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn tại Bệnh viện E. Ảnh: Tâm Thanh
Rối loạn ý thức, hôn mê sau khi ăn tiết canh
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện E đã tiếp nhận, điều trị thành công cho một thanh niên (29 tuổi, ở phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn lợn với triệu chứng rất nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng không có dấu hiệu, liệt thần kinh khu trú.
Trước khi nhập viện 3 ngày, tại bữa tiệc liên hoan của công ty, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, tự điều trị ở nhà nhưng không đỡ. Thậm chí, bệnh nhân còn có một cơn co giật gây mất ý thức toàn thân trong vòng 4-5 phút. Gia đình đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở Bệnh viện E.
Video đang HOT
Bác sĩ Vũ Mạnh Cường, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, hằng năm tại khoa vẫn xuất hiện rải rác bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn với biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên.
Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Streptococcus suis hiện có 35 type huyết thanh, trong đó type I và II thường gây bệnh cho người. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn.
Tương tự, nhìn vào những hậu quả và di chứng của các bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương – nơi tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn mỗi năm, mới thấy tác hại khủng khiếp từ thói quen không ăn chín, uống sôi. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, hầu hết các bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn đều có tiền sử trước đó là ăn tiết canh lợn, hoặc thịt lợn chưa được nấu chín, lợn bị bệnh và mổ thịt lợn bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, bệnh liên cầu khuẩn lợn thường diễn biến rất nhanh và nặng, nhiều ca tới viện đã rơi vào tình trạng nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng nặng, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê và bị hoại tử các đầu chi nặng nề. Với người bị liên cầu lợn thể viêm màng não mủ có thể phải nằm viện điều trị ít nhất 3 tuần. Có những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết phải điều trị 2 tháng, chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng tùy thuộc di chứng.
Ăn chín, uống sôi vô cùng quan trọng
Đề cập đến sự nguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn lợn, bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện E) cho rằng, bệnh thường tiến triển nặng dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nhiễm liên cầu lợn còn có thể gây ra các bệnh khác nhau, như: Viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp… Thậm chí, ngay cả đối với những trường hợp được điều trị kịp thời, với kỹ thuật cao nhưng người bệnh vẫn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Đỗ Quốc Phong lưu ý, các biểu hiện lâm sàng của bệnh khi bị nhiễm trùng huyết, như: Sốt cao liên tục, rét run từng cơn, người mệt nhiều, có thể đại tiện phân lỏng nhiều lần, đau đầu, nôn, ù tai, giảm thính lực hoặc điếc, rối loạn tri giác, trên da xuất hiện ban kiểu tinh hồng nhiệt, ban xuất huyết chấm hoặc mảng.
Ngoài ra, người bệnh có thể còn bị đau khớp, viêm khớp thanh dịch, hoặc mủ, tổn thương đặc biệt các khớp lớn. Trường hợp nặng có thể có xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, hoại tử đầu chi và rối loạn chức năng đông máu. Vì vậy, khi có dấu hiệu của nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người bệnh cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bệnh nhân từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau. Do đó, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần tuân thủ việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, không ăn tiết canh, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, như xuất huyết hoặc phù nề; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; không mua bán, vận chuyển, mổ thịt lợn bệnh, lợn chết; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Mọi người nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
Thêm vào đó, giữ các vật dụng chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc chế biến thịt lợn. Dùng các dụng cụ riêng để chế biến thịt sống và chín… Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, mổ thịt lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Thanh niên 29 tuổi ở Hà Nội hôn mê vì ăn tiết canh lợn
Sáng 31/8, Bệnh viện E cho biết tiếp nhận, điều trị thành công cho bệnh nhân trẻ (29 tuổi, ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn lợn với triệu chứng rất nặng.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
Khai thác tiền sử bệnh án, trước đó, 3 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn trong liên hoan ở công ty. Sau đó, 4 ngày bệnh nhân xuất hiện sốt cao, ý thức lơ mơ, chậm chạp, buồn nôn và nôn, kích thích nhiều, gáy cứng. Bệnh nhân đã tự điều trị ở nhà nhưng không đỡ. Thậm chí, bệnh nhân còn có một cơn co giật gây mất ý thức toàn thân trong vào 4-5 phút. Gia đình đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở Bệnh viện E.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Xuân Huyến, Trưởng khoa Nội thần kinh cho biết, tại đây, các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm và chiếu chụp cần thiết, đặc biệt có chọc dịch não tủy. Khi chọc não tủy thấy dịch não tủy của bệnh nhân đục, áp lực tăng... Ngay lập tức, bệnh nhân được làm xét nghiệm chuyên sâu đối với dịch não tủy như nuôi cấy tế bào, sinh hóa. Với tích chất dịch não tủy như vậy, các bác sĩ xác định, bệnh nhân mắc viêm não - màng não do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên.
Theo ThS, bác sĩ Vũ Mạnh Cường, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, qua theo dõi cho thấy, hằng năm vẫn xuất hiện rải rác bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn. Người nhiễm liên cầu khuẩn biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Quá trình diễn biến bệnh lý phụ thuộc vào mầm bệnh và sự đáp ứng của từng cơ thể người bệnh. Nhiễm liên cầu khuẩn ở người là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hoá và sinh dục của lợn. Streptococcus suis hiện có 35 type huyết thanh, trong đó, type I và II thường gây bệnh cho người. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn.
Bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, ThS. Đỗ Quốc Phong, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực lưu ý về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này có thể gây nên nhiễm trùng huyết. Bệnh thường tiến triển nặng nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong. Nhiễm liên cầu lợn còn có thể gây ra các bệnh cảnh khác nhau như viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp... Thậm chí, ngay cả đối với những trường hợp điều trị kịp thời, với kỹ thuật cao nhưng người bệnh vẫn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy thận...
ThS Phong lý giải, các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng huyết như: Sốt cao liên tục, rét run từng cơn, người mệt nhiều, có thể đại tiện phân lỏng nhiều lần, đau đầu, nôn, ù tai, giảm thính lực hoặc điếc, rối loạn tri giác, trên da xuất hiện ban kiểu tinh hồng nhiệt, ban xuất huyết chấm hoặc mảng. Người bệnh có thể còn bị đau khớp, viêm khớp thanh dịch, hoặc mủ, tổn thương đặc biệt các khớp lớn. Trường hợp nặng thường có thể có xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, hoại tử đầu chi và rối loạn chức năng đông máu.
Vì vậy, khi có dấu hiệu của nhiễm cầu khuẩn lợn, người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị tai các cơ sở y tế. Chi phí điều trị bệnh này tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, di chứng để lại thường nặng nề. Bệnh nhân từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau.
Để phòng bệnh liên cầu lợn này, các bác sĩ khuyến cáo: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, như xuất huyết hoặc phù nề; Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định; Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ẩn họa trong món tiết canh lợn Tiết canh bản chất là máu sống nên không tiêu diệt được vi khuẩn, ký sinh trùng, khi ăn có nguy cơ cao nhiễm độc, mắc liên cầu khuẩn. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khuyến cáo ăn tiết canh lợn rất nguy hại sức khỏe. Trong đó có nguy...