Không chọn đội tuyển dự thi Olympic: Giải pháp nào cho các kỳ thi quốc tế?
Sốc là cảm giác chung của học sinh có tên trong danh sách triệu tập dự thi chọn đội tuyển quốc tế các môn toán, tin, lý, hóa, sinh khi thấy công văn thông báo hủy kỳ thi chọn đội tuyển tuyển quốc gia dự thi Olympic.
Đội tuyển Olympic toán Việt Nam năm 2019 tại Vương quốc Anh với 2 huy chương Vàng và 4 huy chương Bạc, tiến 13 bậc so với năm 2018, nằm trong tốp 10 nước đứng đầu về thành tích tại kỳ thi này – NGUỒN BỘ GD-ĐT
Đó cũng là tâm trạng của phụ huynh học sinh, của các thầy cô giáo suốt mấy tháng nay vẫn cùng các em, online hay offline, chuẩn bị cho kỳ thi chọn đội tuyển tuyển quốc gia dự thi Olympic (TST – Team selection test).
Chúng ta học vì một sự phát triển xa hơn
Nhưng quyết định đã được đưa ra và chúng ta cần tuân thủ. Với các bạn học sinh, thầy mong rằng các em sẽ vượt qua được tình trạng rất khó khăn này để trở về với nhiệm vụ chính của mình. Suy cho cùng, thi học sinh giỏi, thi chọn đội tuyển, và cả thi quốc tế nữa cũng không phải là cứu cánh của chúng ta. Chúng ta học vì một sự phát triển xa hơn, và các giải thưởng học sinh giỏi, nếu có, cũng chỉ là một phần trong hành trang của thời phổ thông mà các bạn đem vào giảng đường đại học.
Trước mắt, các bạn hãy cùng bạn bè cùng lớp, cùng trường quay trở về với lớp học, cùng đón nhận niềm vui trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ học vì dịch Covid-19.
Mong rằng các vị phụ huynh cùng chia sẻ, động viên các em. Các thầy cô giáo, bên cạnh sự động viên tinh thần, sẽ giúp các em bắt lại nhịp học bình thường sau nhiều tháng tập trung cho đội tuyển.
Để không đánh mất cơ hội được thi tài cùng bạn bè quốc tế
Về nguyên tắc là như thế, nhưng chúng ta vẫn mong muốn sẽ có những sự thay đổi phù hợp với các diễn biến thực tế diễn ra, để các học sinh không đánh mất cơ hội được thi tài cùng bạn bè quốc tế vì để có được cơ hội này là cả một chặng đường phấn đấu của các bạn.
Trong tình hình hiện nay, không hy vọng có một giải pháp chung cho tất cả các môn, và chúng ta sẽ không tổ chức một kỳ thi chọn đội tuyển cho cả 5 môn như mọi năm. Chúng ta nên tách riêng từng môn để xử lý.
Video đang HOT
Đội tuyển Olympic vật lý Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic vật lý châu Á năm 2019 được tổ chức tại Úc với kết quả 8/8 thí sinh đoạt giải – NGUỒN BỘ GD-ĐT
Nếu Ban tổ chức quốc tế của môn nào đưa ra phương án rõ ràng, hợp lý và an toàn thì ta có thể lập đội để tham gia. Việc tổ chức một kỳ thi cho khoảng 30-40 học sinh cũng không phải là vấn đề lớn, vì tình hình dịch hiện nay cũng đã dần ổn định, học sinh đã đi học trở lại và hàng không nội địa đã dần mở lại (dự kiến đến 1.6 là hoạt động bình thường).
Ban tổ chức của các kỳ thi khoa học quốc tế cũng đã và đang lên các phương án. Kỳ thi sinh học quốc tế ở Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 7 sẽ bị hủy và được thay thế bằng kỳ thi online: IBO Challenge trong hai ngày 11, 12 tháng 8. Ban tổ chức kỳ thi vật lý quốc tế thì thông báo sau 15.5 sẽ có phương án. Phương án thi online là rất khả thi đối với kỳ thi Tin học quốc tế vì đây là hình thức thi vô cùng phù hợp, đã được ứng dụng trong các kỳ thi Tin học châu Á hay ACM-ICPC.
Ban tổ chức kỳ thi toán quốc tế cùng với Hội đồng tư vấn IMO (IMO AB) cũng đã đưa ra kế hoạch điều chỉnh, theo đó IMO sẽ diễn ra vào nửa cuối tháng 9. Ban tổ chức cũng tính cả đến phương án dự phòng là học sinh nước nào thi tại nước đó, giống như kỳ thi toán châu Á Thái Bình Dương – APMO vẫn thi nhiều năm nay. Ngay trong năm nay cũng có một kỳ thi vốn là offline đã được chuyển sang online và vẫn được vận hành suôn sẻ, đó là kỳ thi Olympic toán nữ sinh châu Âu – EGMO.
Như vậy, trừ phi Ban tổ chức quốc tế hủy kỳ thi Olympic, trong các phương án thi khác, nếu đánh giá an toàn cho học sinh (ví dụ thi ở Việt Nam thì chắc là an toàn), mong rằng Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ cân nhắc chọn đội tham dự, một mặt đóng góp cho phong trào chung trong thời điểm khó khăn (Ban tổ chức quốc tế đã cố tổ chức) mặt khác tạo điều kiện cho các học sinh được tranh tài, đặc biệt với các em học sinh lớp 12.
Không tổ chức đội tuyển quốc gia thi Olympic quốc tế vì dịch Covid-19
Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) có công văn gửi các sở GD-ĐT và các trường ĐH có trường THPT chuyên, về việc không tổ chức thi chọn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2020, do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam.
Theo đó, trên cơ sở xem xét toàn diện các khía cạnh thực tế của công tác tổ chức thi; để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, Bộ GD-ĐT quyết định không tổ chúc kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2020. Trước đó, ngày 13.3, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 400 về việc lùi thời gian tổ chức kỳ thi này.
Kết quả của các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế hàng năm của học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam đều là thành tích đáng tự hào của ngành GD-ĐT. Năm 2019, học sinh thuộc các đội tuyển dự Olympic khu vực và quốc tế ở các môn: toán, vật lý, hóa học, tin học, sinh học đều đoạt huy chương, trong đó có nhiều huy chương vàng. – Tuệ Nguyễn
Hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia chưa trở lại lớp
Sau thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19, sáng 4/5, học sinh toàn tỉnh An Giang đã trở lại lớp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia chưa thể nhập học trở lại.
Hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia chưa thể đến tường
Chiều 4/5, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, bà Trần Thị Ngọc Diễm cho biết, sau thời gian dài tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19, sáng nay, tất cả 531 trường với 363.638 học sinh từ bậc Tiểu học, THCS, THPT, học viên các Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở tỉnh An Giang bắt đầu trở lại lớp.
Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn hơn 1.200 học sinh là người Việt Nam đang sinh sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia đang theo học ở tất cả các cấp học trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An Giang) chưa thể nhập học trở lại trong thời điểm này.
Sáng nay, học sinh các cấp ở An Giang trở lại trường sau thời gian nghỉ chống dịch Covid-19, tuy nhiên có hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia vẫn chưa thể trở lại trường.
Theo bà Diễm, năm học 2019-2020, trên địa bàn huyện An Phú có 1.278 học sinh là người Việt Nam đang cùng gia đình sinh sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia, qua học tại 17 trường từ bậc học mầm non đến cấp trung học cơ sở tại các địa phương của huyện.
Trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, để thuận tiện trong việc đi học, đã có 159 học sinh Việt kiều chuyển qua ở hẳn tại nhà người thân trên địa bàn huyện An Phú, còn lại 1.119 học sinh sinh sống bên kia biên giới. Hàng ngày, các em đi phà qua các trường học trên địa bàn huyện để học.
Tuy nhiên, sau khi xảy ra dịch Covid-19, có 135 học sinh là người Việt Nam đang theo học các trường phổ thông trên địa bàn huyện An Phú, theo bố mẹ sang Campuchia kiếm kế mưu sinh trước thời điểm Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia đóng cửa biên giới.
Trong ngày đầu trở lại trường, vẫn còn nhiều trường hợp các em học sinh chưa đến lớp.
Theo quy định, đối với 1.254 học sinh (1.119 học sinh Việt kiều và 135 học sinh người Việt Nam đã theo bố mẹ sang Campuchia làm ăn) này, sau khi về nước, phải thực hiện cách li tập trung và theo dõi y tế tại nhà trong thời gian 28 ngày; nếu sức khỏe ổn định mới được nhập học trở lại. Nghĩa là, 1.254 học sinh này chưa được phép nhập học trở lại trong ngày 4/5/2020.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, hiện phía Campuchia đã gỡ bỏ lệnh đóng cửa biên giới.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn đang thực hiện nghiêm việc kiểm soát người qua lại biên giới để phòng chống dịch Covid-19, nên việc đón các em học sinh là người Việt Nam đang sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia qua các địa phương của tỉnh An Giang (Việt Nam) để đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19 gặp một số khó khăn.
Chờ ý kiến Biên phòng
Riêng đối với học sinh khối 12, UBND tỉnh An Giang đã thống nhất chủ trương cho phép các em học sinh là người Việt Nam đang sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia và số học sinh có hộ khẩu tại tỉnh An Giang đã theo bố mẹ qua Campuchia làm ăn được qua tỉnh An Giang để tiếp tục đi học trở lại, hiện đang chờ ý kiến từ Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
Sau khi có ý kiến của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang sẽ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cùng các địa phương tổ chức đón và thực hiện cách li tập trung số học sinh này theo đúng quy định, hết thời gian cách ly, nếu sức khỏe tốt, các em sẽ trở lại lớp học tập bình thường.
Ở nhiều xã giáp biên giới của huyện An Phú (tỉnh An Giang), như B Vĩnh Hội Đông, xã Phú Hội..., học sinh Việt kiều thường chỉ qua một con đò là đến trường học.
Bên cạnh đó, sau khi các em được phép qua lại biên giới, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang sẽ tổ chức dạy phụ đạo, dạy bù cũng như bồi dưỡng kiến thức cho toàn bộ số học sinh đặc thù này, để các em học sinh theo kịp chương trình; sau đó từng trường sẽ tổ chức kiểm tra chuẩn kiến thức, nếu đáp ứng, học sinh sẽ được xét và công nhận đủ điều kiện lên lớp và ngược lại.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT An Giang còn cho biết, tất cả các trường đã tổ chức tổng vệ sinh, lau chùi bàn ghế, phòng học, sắp xếp chỗ ngồi giãn cách cho học sinh, giáo viên đảm bảo giãn cách trong và ngoài phòng học, lớp học, phòng làm việc, phòng chức năng, phòng sinh hoạt tại nhà trường theo quy định.
Đồng thời phân công, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế đo thân nhiệt cho 100% học sinh, cán bộ giáo viên trước khi vào lớp học; hướng dẫn học sinh vào lớp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,...
Đến mùa nước nổi, chính quyền địa phương và thầy cô tổ chức đứa đón học sinh (chủ yếu là học sinh Việt kiều) đến trường bằng vỏ lãi.
Trong đó lưu ý, 100% học sinh và cán bộ, giáo viên đảm bảo giãn cách hợp lý, thực hiện việc đeo khẩu trang đúng cách trên đường đến trường và từ trường trở về nhà; bố trí nhân viên y tế trường học, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định, có tổ chức tư vấn tâm lý học đường;
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, cán bộ, giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh và xây dựng phương án xử trí trường hợp có sốt, ho, khó, thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học...
Trước đó, ngày 28/4, học sinh khối 9 và khối 12 trong toàn tỉnh và học viên các Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên đã đi học trở lại. Các trường trang bị thêm bồn rửa tay, nhiệt kế cầm tay, dung dịch sát khuẩn, xà bông rửa tay,... để phòng, chống dịch bệnh.
Sau 3 tháng nghỉ tránh dịch Covid-19, sinh viên háo hức đến trường Sau hơn 3 tháng nghỉ vì dịch Covid-19, sinh viên nhiều trường ĐH đã trở lại trường học tập trung từ hôm nay 4.5. Sinh viên háo hức trở lại trường sáng 4.5 - NGỌC DƯƠNG Sáng nay 4.5, sinh viên nhiều trường ĐH đã trở lại trường bắt đầu việc học tập tập trung sau kỳ nghỉ dài từ Tết Nguyên đán...