Không chối bỏ học sinh cá biệt
Nhiều nhà trường vì bệnh thành tích, vì sợ ảnh hưởng đến học sinh của mình đã phũ phàng từ chối đơn xin học của một số học sinh được gọi là “ cá biệt”. Tuy nhiên, cũng có những người thầy, những mái trường sẵn sàng dang tay đón nhận và trao cho các em cơ hội phát triển.
Không chối bỏ học sinh cá biệt
Sau “mô hình” Trường THPT Đinh Tiên Hoàng ở Hà Nội, PV xin giới thiệu 2 ngôi trường có những người thầy nhân văn như thế.
Sẵn sàng đón nhận
“Đã là nhà giáo thì cái tâm phải rộng mở, sẵn sàng đón nhận những bước đi chập chững, thậm chí vấp váp của tuổi thơ, dìu dắt các em vào con đường sáng”.Nhà giáo Ưu tú Trần Cang – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong, Duy Xuyên, Quảng Nam
Đang loay hoay tìm chỗ học cho cậu con trai thứ hai – vừa hiếu động lại mải chơi, học hành sa sút và nhận thấy những điều “bất ổn” nếu không tách con khỏi đám bạn bè…, chị Dương Thị Tươi – số nhà 16, tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) – mừng như vớ được của khi cậu con trai cả đưa cho mẹ xem bức thư ngỏ gửi PHHS của GS-TS Dương Nghiệp Chí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển võ VN và thể thao (NCPTVVN-TT) – Trường phổ thông Olympic (nằm trong Trường ĐHTDTT Từ Sơn – Bắc Ninh) và sau dăm ba lần “lặn lội” lên trường tìm hiểu, gia đình chị Tươi đã yên tâm gửi con vào học. Một tháng nội trú trong trường, chị Tươi cho hay: Khi hỏi con về nơi học mới, cháu chỉ trả lời ngắn gọn hai từ “thích lắm”.
Ông Phạm Quang Long – Chủ tịch Hội đồng Viện NCPTVVN-TT – cho hay: Những em HS được liệt vào hai từ “cá biệt” chính là những HS có kỹ năng vận động tốt, có ý chí, bản lĩnh… những yếu tố cơ bản đó lại rất phù hợp với thể thao. Và điều đặc biệt, khi “đặt” các em đúng sở trường, ví dụ như các em nghịch, hiếu động phù hợp môn võ, nghiện games thì “chơi” cờ vua, cờ tướng thì các em lại vượt hẳn với những HS được tuyển chọn hội đủ chỉ số về thể thao.
Em Hồ Thị Diễm Phúc đang ôn luyện và làm quen với mái trường mới sau nhiều năm bỏ học, không nơi thu nhận
Khi được hỏi, điều gì khiến viện có quyết định đón nhận HS cá biệt vào học, ông Long nói: “Phải hiểu được tâm lý lứa tuổi. Khi vào trường các em phải thực hiện nội quy, nhưng không phải em nào cũng thực hiện ngay khuôn khổ như ta mong muốn. Ví dụ như việc gấp chăn màn, nhiều em làm để đối phó như vơ gọn vứt vào một đống coi như xong, chính các thầy cô lại lặng lẽ thu dọn hộ các em, khi học xong, cac em trở về phòng thấy mọi thứ đã gọn gàng… Chính những việc làm đơn giản nhưng đầy kiên nhẫn của các thầy cô đã dần hình thành ý thức tự giác trong các em. Các thầy cô quản sinh ăn ở, trò chuyện và trở thành bạn của các em, dạy các em kỹ năng tối thiểu nhất là giao tiếp, nhiều em không biết thể hiện ý muốn, chúng tôi dạy các em cách thuyết phục người khác thể hiện qua ngôn ngữ, biểu cảm, cử chỉ… Với chúng tôi không có HS cá biệt. Môi trường thể thao “động”, chúng tôi tạo cho các em niềm tin vào bản thân để thay đổi chính mình”.
Và… không vì bệnh thành tích
Video đang HOT
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo năm 2012: Tổng số chi là 170.349 tỉ đồng, trong đó chi xây dựng cơ bản là 30.174 tỉ đồng, chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo là 140.175 tỉ đồng.H.NG
Một ngôi trường ở đất miền Trung cũng đang gây sự chú ý của dư luận khi BGH nhà trường quyết định đón nhận những HS mà các trường khác không chịu nhận vì học lực yếu, HS cá biệt. Đó là Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Dưới bóng cây xà cừ rợp bóng, cô học trò Hồ Thị Diễm Phúc đang thẩn thơ làm quen với trường lớp mới. Phúc kể, gia đình em ở TPHCM, em vừa học xong lớp 9 thì bố mẹ em ly hôn. Năm 2010, mẹ đưa em về quê ngoại ở xã Duy Châu tìm kế sinh nhai, tìm trường mới cho con theo học. Nhưng 2 mẹ con ôm hồ sơ, gõ cửa nhiều trường suốt 2 năm mà chẳng trường nào chịu nhận, vì em không có hộ khẩu ở địa phương. Với hy vọng cuối cùng, 2 mẹ con và cả ông bà ngoại nộp đơn vào Trường THPT Lê Hồng Phong và được trường đón nhận. Thầy Trần Cang – Hiệu trưởng trường – cho biết: “Trường hợp em Phúc khá đặc biệt. Tuy không đảm bảo theo quy chế, nhưng xét hoàn cảnh của gia đình em, cộng với quyết tâm theo học của em, nếu nhà trường từ chối thì thật không đúng với tinh thần nhân văn của giáo dục, và tương lai em chắc chắn sẽ khó khăn”.
Luyện tập tại Viện Nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao. Ảnh: Linh Trần
Tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật thuộc Đại học Quốc gia TPHCM Trịnh Thị Nhị Hiền quyết tâm giành bằng được tấm bằng ĐH vì không nỡ phụ lòng và tình cảm mà thầy cô đã “dang tay” cứu Hiền. Vốn là một HS thuộc loại cá biệt bị nhà trường kỷ luật nhiều lần và cho thôi học. Cha con Hiền đi gõ cửa nhiều trường mà vẫn không được, những tưởng cánh cửa học hành đã khép lại với Hiền, nhưng cha con Hiền cầu may gõ cửa Trường Lê Hồng Phong thì Hiền đã được nhận ngay vào học. Và kết quả, kỳ thi ĐH năm nay chính là sự đền ơn đáp nghĩa của em với thầy cô.
Thầy Trần Cang – kể: “Vẫn còn nhiều trường hợp các em HS cá biệt, sa ngã, ăn chơi, thậm chí hút sách, cờ bạc, trộm cắp, bỏ bê việc học hành – đó là một thực tế tồn tại của xã hội. Nhưng nhà trường thì không thể bỏ rơi vì nếu bị bỏ rơi, các em sẽ mất lòng tin vào người lớn, vào xã hội thì càng lún sâu vào lỗi lầm”.
Thực tế, những trường hợp cá biệt mà trường thu nhận hầu hết là những em từng lầm lỡ, thậm chí từng ra tòa vì tội trộm cắp, và với sự giáo dục hết mình của nhà trường, các em đều đã lấy lại nghị lực, học tập, tất cả đều tốt nghiệp THPT và thi đậu vào các trường trung học, cao đẳng, đại học. Như em Nguyễn Thi Lê Phi, khi mới học lớp 10 ở một trường khác thì lỡ bước, mang thai, có con, phải nghỉ học. 2 năm sau, sau khi thất bại trong việc xin tiếp tục theo học ở nhiều trường khác, em đã được nhà trường đón nhận và hiện đang theo học Trường Cao đẳng Y tế Đà Nẵng, gia đình hạnh phúc.
Số lượng học sinh năm 2012-2013
Theo lao động
Những lý do khiến sinh viên ra trường muộn
Hãy cùng nghía qua một vài lý do khiến sinh viên chúng mình ra trường muộn nhé!
Các trường ĐH thường đạo tào hệ 4 năm, cho dù không phải là sinh viên cá biệt, không học kém nhưng cũng vẫn có nhiều bạn chưa thể ra trường đúng hạn.
Vì không đăng ký được môn học
Việc học theo tín chỉ có thể giúp sinh viên chủ động thời gian, cũng như có thể tích lũy đủ số tín chỉ để sớm ra trường. Thế nhưng, việc đào tạo theo tín chỉ cũng khiến cho nhiều sinh viên "dở khóc dở cười".
Nguyễn Luyến (ĐH KHXH&NV) cho biết: "Năm ngoái vì không đăng ký được môn học nên giờ mình vẫn chưa được ra trường. Phải đợi khi trường mở lớp, đăng ký học xong môn đó mới tốt nghiệp được".
"Cũng chính vì sinh viên có thể học vượt khi đào tạo theo tín chỉ nên mới có nhiều bạn không ra trường được đúng hạn. Theo chương trình tới năm 4 mới học nhưng các bạn khóa sau cứ vào đăng ký học vượt vì thế hết lớp nên anh chị khóa trên đành ngậm ngùi ở lại trường này" - Phương Anh (bạn cùng lớp của Luyến) nói.
Được biết, lớp của Luyến có tới hơn 20 bạn bị chưa tốt nghiệp vì còn nợ môn học.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Vì nợ môn học
Nợ môn học là chuyện muôn thuở của sinh viên, vì nợ môn học nên có nhiều bạn cũng không ra trường đúng hạn.
Nguyễn Văn S (ĐH Thủy Lợi) do khi còn là sinh viên, S đi làm thêm nhiều nên việc học không được chăm chỉ lắm. "Mình nợ 1 môn đại cương thôi, cũng đăng ký học lại nhiều lần rồi nhưng lần nào công việc cũng bận, lại trùng lịch học nên mình vẫn chưa trả nợ được" - S cười ngượng nghịu nói.
Không giống như S, Huyền (ĐH KHXH&NV) là một sinh viên chăm chỉ của lớp, đi học đầy đủ, cũng đã tích lũy đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo, nhưng vì chưa có chứng chỉ giáo dục thể chất nên bạn vẫn chưa ra được trường. Huyền chia sẻ: "Ở trường mình chuyện chưa ra trường vì nợ môn giáo dục thể chất hay quốc phòng là thường xuyên lắm. Hai môn đó dù không tính điểm tích lũy nhưng nếu không qua thì cũng chưa được ra trường".
"Mình đến khổ vì môn bóng rổ, vì nó mà mình chưa được tốt nghiệp đấy. Trong năm học thì bị trùng lịch học ở trường, giờ thì chưa có lớp nên cũng chưa học được" - Huyền thở dài nói thêm.
Vì không đủ điểm chuẩn tiếng Anh cho đầu ra
Học lớp cử nhân tài năng của trường ĐH KHTN khóa 2008, nhưng Phạm Thị T vẫn chưa ra được trường. Không phải chỉ có T mà hầu hết các bạn trong lớp đều vậy, lý do vì chưa đủ điểm Ielts để tra trường.
"Điểm của mình hoàn toàn không thấp, chỉ là học tiếng Anh thì không tốt lắm. Giờ mà điểm Ielts không đạt được... thì vẫn chưa được tốt nghiệp. Sớm biết thế này mình học lớp bình thường thôi cho rồi " - T than thở.
Vì học một lúc 2 trường
Việc học cùng lúc 2 bằng ĐH, sẽ gây ảnh hưởng lớn cho các bạn sinh viên trong việc sắp xếp thời gian cũng như phân công lịch học.
Phạm Thị Nhung (Học viện Ngoại Giao) chưa ra trường vì bạn học cùng lúc 2 trường Ngoại Giao và ĐH Hà Nội. Nhung chia sẻ: "Mình học cùng lúc 2 bằng ĐH nên ra trường chậm hơn các bạn một chút cũng đúng. Biết thế nhưng nhìn các bạn cùng lớp ra trường rồi mà bản thân vẫn chưa tốt nghiệp mình cũng thấy tủi thân lắm đó".
Tạm kết
Dù biết đi học ĐH, các bạn đều rất thoải mái, có thể học ở nhà và giảm thời gian học trên trường... nhưng các bạn hãy cố gắng bảo đảm đủ điểm đầu ra cho mình nhé. Hãy cố gắng vì các bạn đã bỏ bao nhiêu công sức để bước chân vào cổng trường ĐH đó!
Chúc các bạn có kết quả thật tốt!
Theo TTVN
Chấn chỉnh tiêu cực trong giáo dục Ngày 5-8, tại hôi nghị tông kêt năm học 2011-2012 và triên khai nhiêm vụ năm học mới 2012-2013, Thứ trưởng Bô GD&ĐT Nguyên Vinh Hiên nhìn nhân: Bênh thành tích trong giáo dục vân còn tôn tại. Phóng viên: Bô GD&ĐT từng thực hiên chủ trương "Nói không với bênh thành tích và tiêu cực trong thi cử" nhưng thực tê tiêu...