Không chỉ học sinh căng thẳng, thầy cô cũng khủng hoảng tâm lý mùa dịch

Theo dõi VGT trên

Không chỉ học sinh, mà chính giáo viên cũng đang gặp không ít khó khăn, áp lực tâm lý khi dạy học mùa dịch, đặc biệt là những nơi đang dạy học trực tuyến.

Sau gần 3 tuần bước vào năm học mới, đây cũng là năm thứ 2 triển khai dạy và học trực tuyến, nhưng vẫn không ít phụ huynh, học sinh phàn nàn về những khó khăn, vất vả khi học theo phương thức này. Không chỉ học sinh, bản thân nhiều thầy cô giáo cũng gặp không ít khó khăn, căng thẳng khi dạy học mùa dịch.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số clip quay lại cảnh giáo viên quát mắng học sinh trong giờ học trực tuyến bằng những lời gay gắt với tâm trạng bực tức, căng thẳng vì học sinh không hiểu bài, thiếu tập trung… Ngay sau đó, những giáo viên này cũng đã lên tiếng xin lỗi về hành động của bản thân. Một số chuyên gia tâm lý cho rằng, đằng sau những lời lẽ thiếu kiềm chế đó có thể là sức chịu đựng quá giới hạn, công việc quá tải của giáo viên trong mùa dịch khi chuyển sang học trực tuyến, từ đó cũng đặt ra câu hỏi làm sao để giáo viên vơi bớt những áp lực tâm lý.

Không chỉ học sinh căng thẳng, thầy cô cũng khủng hoảng tâm lý mùa dịch - Hình 1

Giáo viên gặp không ít căng thẳng khi dạy trực tuyến. (Ảnh minh họa, nguồn: Dân sinh)

Cô Nguyễn Thu Hường, giáo viên tiểu học tại Hải Dương cho biết, dù bước sang năm thứ 2 học trực tuyến nhưng cả thầy và trò vẫn gặp không ít khó khăn, đường truyền bị gián đoạn, khâu ổn định lớp đầu giờ, giữ trật tự đã mất không ít thời gian.

“Có khi đang hăng say giảng bài, nhìn vào màn hình lại thấy các con đang ngáp, đang chat nói chuyện riêng, có em vừa học vừa ăn, vừa chơi game. Việc chuyển đổi hình thức giảng dạy cũng yêu cầu giáo viên cần thay đổi giáo án, bởi vậy số lượng công việc cũng nhiều hơn. Với những học sinh nhỏ tuổi, việc học online lại càng khó khăn hơn. Nhiều khi giảng mãi các em vẫn không hiểu, cộng thêm những áp lực công việc khác khiến giáo viên căng thẳng, dễ nổi nóng nhưng vẫn phải kiềm chế. Nhiều khi những cảm xúc tiêu cực trên trường lớp khiến bản thân trở nên gắt gỏng hơn với gia đình, con cái khi về nhà”.

Cô Lưu Thị Lập Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, bước sang năm học đặc biệt thứ 2, trước sự tàn phá của đại dịch, lo lắng, căng thẳng, áp lực, thậm chí khủng hoảng về mặt tinh thần là vấn đề chung của nhiều giáo viên.

“Mỗi thầy cô là mỗi hoàn cảnh sống, mỗi cảm xúc khác nhau. Khi dạy học trong mùa dịch, thầy cô không chỉ lo lắng về đường truyền internet, kỷ luật của học sinh khi học mà còn rất áp lực về chất lượng giáo dục, làm sao để dạy trực tuyến nhưng vẫn hiệu quả. Bản thân nhiều thầy cô có những người thân bị mắc Covid-19, thậm chí tử vong do dịch bệnh… Tất cả những lo lắng đó phần nào tạo nên những áp lực, căng thẳng về mặt tâm lý cho giáo viên”, cô Lập chia sẻ.

Thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hội Hợp B (Vĩnh Phúc) cho rằng, trong mùa dịch, giáo viên cũng gặp rất nhiều áp lực tâm lý, áp lực đó có thể đến từ các cấp quản lý, từ cha mẹ học sinh và từ chính bản thân các thầy cô giáo.

Thời điểm đầu năm học, không chỉ giáo viên vùng dịch mà cả giáo viên ở những địa phương đang thực hiện mục tiêu kép vừa giãn cách lớp học đảm bảo an toàn, vừa học kiến thức. Khi đó trách nhiệm của mỗi giáo viên là rất lớn.

Video đang HOT

“Có giáo viên nói rằng mùa dịch, thầy cô như chiếc radio, bật từ sáng đến tối không lúc nào ngừng nghỉ. Bản thân là cán bộ quản lý, tôi cũng thấy rõ được những áp lực mà thầy cô đang gặp phải. Bởi vậy, trường Hội Hợp B luôn áp dụng công thức 3 làm gồm: hướng dẫn giáo viên làm, tạo điều kiện giáo viên làm và tạo động lực giáo viên làm. Bản thân mỗi hiệu trưởng cần cùng đồng hành, lắng nghe giáo viên. Giáo viên phải hạnh phúc thì học sinh mới có thể hạnh phúc và có trường học hạnh phúc”, thầy Mạnh chia sẻ.

Để giảm những áp lực cho giáo viên, thầy Đào Chí Mạnh cho biết, trường Tiểu học Hội Hợp B cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu rằng học trực tuyến rất khác với hình thức học trực tiếp, để phụ huynh hiểu và cùng đồng hành với nhà trường, chia sẻ với thầy cô.

Đưa ra lời khuyên cho giáo viên, vị hiệu trưởng này cũng cho rằng bản thân mỗi giáo viên hãy tăng cường kết nối với các đồng nghiệp để trao đổi giáo án, tài liệu giảng dạy cũng như chia sẻ những áp lực. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên mạnh dạn bày tỏ tâm tư nguyện vọng và những đề xuất với ban giám hiệu để được hỗ trợ tốt nhất trong công tác giảng dạy.

Làm gì để giải tỏa căng thẳng mùa dịch?

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục (ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, trong mùa dịch, tỷ lệ người mắc các chứng lo âu, trầm cảm đã tăng 5-7 lần so với bình thường. Đại dịch kéo dài cũng gây ra những tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần.

Không chỉ học sinh căng thẳng, thầy cô cũng khủng hoảng tâm lý mùa dịch - Hình 2

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, dịch bệnh gây ra những tổn thương không nhỏ về mặt tinh thần.

“Khi bị cách ly khỏi lịch sinh hoạt thường ngày từ 14 ngày trở lên, chúng ra sẽ có những biểu hiện như mất các khái niệm về thời gian. Các hoạt động để cân bằng cuộc sống như vận động, giải trí hàng ngày cũng không thể thực hiện, mỗi người bị cô lập trong những không gian nhỏ hẹp và phải làm việc liên tục. Những điều này khi kéo dài quá lâu sẽ khiến mỗi người cảm thấy quá tải, bản thân các giáo viên cũng có thể mất đi tâm thế dạy học, giảm khả năng tập trung vào bài giảng, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết.

Chuyên gia tâm lý này cũng cho biết, một số dấu hiệu cho thấy mỗi người đang kiệt sức hoặc gặp các vấn đề về tâm lý trong mùa dịch như thường xuyên chán ăn, mất ngủ, mất tập trung, tự cô lập bản thân khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thường không nghỉ giải lao theo giờ quy định khi làm việc, không hứng thú, dễ khó chịu với những người tương tác trên mạng, không giữ được cảm xúc bình tĩnh như trước đây với cả gia đình, con cái hay cảm thấy lo lắng thường xuyên, bồn chồn, thường xuyên đau đầu…

PGS.TS Trần Thành Nam cho biết thêm, trong quá trình làm việc có tham gia hỗ trợ 1 số giáo viên ở vùng dịch, nhiều thầy cô có học sinh là F0 hoặc chính người thân đang mắc Covid-19 khiến họ rơi vào tình trạng lo âu, thậm chí sang trấn tâm lý.

“Hàng ngày thầy cô không chỉ tiếp xúc với những thông tin dịch bệnh tiêu cực xung quanh mình mà còn là những thông tin tiêu cực từ phía học sinh… nhiều khi giáo viên không thể tự dứt khỏi những lo lắng, áp lực về mặt cảm xúc. Những cảm xúc này khi dồn nén, quá tải sẽ gây ra những hành vi mất kiểm soát như cáu giận với học sinh, khó đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống sư phạm, khó chịu với cả người thân, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của giáo viên”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Để giải quyết những vấn đề này, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, mỗi người nói chung và bản thân giáo viên nói riêng cần có những thủ thuật quản lý thời gian hiệu quả để tránh quá tải công việc trong mùa dịch, hạn chế tiếp xúc với quá nhiều với những thông tin tiêu cực. Mỗi ngày chỉ nên dành một khoảng thời gian nhất định để cập nhật thông tin trên các trang chính thống. Giáo viên cũng nên trao đổi với phụ huynh để có khung giờ giải đáp những thắc mắc, phản hồi về việc học. Bản thân mỗi thầy cô cũng cần tranh thủ, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống.

PGS.TS Trần Thu Hương, chuyên gia tâm lý (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, những cảm giác lo âu, căng thẳng trong mùa dịch là điều bình thường, một trong những cách để giải tòa tâm lý này là hít thở sâu để giảm dần những khó chịu về mặt cảm xúc, tránh việc trút giận sang người khác. Nếu không đủ bình tĩnh, có thể tham khảo những giải pháp khác. Lấy ví dụ như tại Nhật, giáo viên thường tự trang bị một góc riêng trong nhà để xả những cảm xúc khó chịu. Một cách khác là có thể ngồi nói chuyện chia sẻ với người khác để giải tỏa những áp lực tâm lý./.

Giờ học hạnh phúc và người thầy truyền cảm hứng

Sáng 25/4, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) tổ chức hội thảo "Người thầy truyền cảm hứng trong giờ học hạnh phúc".

Giờ học hạnh phúc và người thầy truyền cảm hứng - Hình 1

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến thảo luận của giáo viên.

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và chuyên gia tâm lý PGS.TS Trần Thị Lệ Thu đến dự và truyền cảm hứng cho thầy - trò nhà trường.

Theo cô Lưu Thị Lập - Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Cầu, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt ra những yêu cầu mới với người thầy. Theo đó, người thầy chính là người truyền cảm hứng để mang đến cho học trò những giờ học hạnh phúc. Người thầy trên bục giảng sẽ là nhà giáo dục chuyên nghiệp, mang đến cho học sinh không gian học tập an toàn, vui vẻ và gần gũi;

Đồng thời là người truyền cảm hứng cho học trò khám phá tri thức, rèn luyện kĩ năng và xây dựng thái độ học tập tích cực. Ngoài ra, giáo viên cần biết tôn trọng sự khác biệt và điểm xuất phát khác nhau ở mỗi cá nhân.

Giờ học hạnh phúc và người thầy truyền cảm hứng - Hình 2

PGS.TS Trần Thị Lệ Thu đã truyền cảm hứng về Trường học hạnh phúc.

"Trên hành trình xây dựng Trường THPT Hoàng Cầu là Trường học hạnh phúc, chúng tôi tự hào khi có những thầy giáo, cô giáo tận tụy với nghề, tận tâm với trò. Thầy cô không ngừng thay đổi bản thân để mang đến những giờ học tuyệt vời nhất cho học sinh. Chứa đựng phía sau, chính là nghị lực và quyết tâm thay đổi thói quen, tình yêu cháy bỏng với nghề, tình thương với trò và những ngày miệt mài ở trường kèm cặp cho học sinh, đôi khi còn là những giọt nước mắt lặng lẽ vì thương hoàn cảnh của học trò..." - cô Lập bộc bạch.

Cho rằng, cảm hứng là điều quan trọng cốt lõi giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng, say mê với môn học, đồng thời có thể rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, cô Nguyễn Thị Thủy - giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Hoàng Cầu bày tỏ: Trong quá trình giảng dạy, tôi thường cập nhật kiến thức và sưu tầm sách, báo cũng như các đoạn phim để có tư liệu từ thực tế, tích hợp liên môn (thơ, nhạc...). Ngoài ra, cô Thủy còn sử dụng giáo án trình chiếu, tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi hoặc trải nghiệm sáng tạo...

Giờ học hạnh phúc và người thầy truyền cảm hứng - Hình 3

Giáo viên chia sẻ cách xây dựng giờ học hạnh phúc.

Bên cạnh đó, cô Thuỷ còn áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của học trò. "Vì thế, mỗi bài giảng của tôi luôn sinh động, lớp học vui vẻ và học sinh thấy vô cùng thoải mái khi học môn Lịch sử" - cô Thuỷ chia sẻ.

Là giáo viên Hoá học, cô Nguyễn Thị Hiền trao đổi: Môn học này có mối quan hệ mật thiết với đời sống. Nói cách khác, hóa học xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi hoạt động của đời sống hàng ngày. "Chính vì vậy, tôi muốn học sinh học Hóa học không phải vì đó là môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy. Tôi muốn các em biết sử dụng kiến thức của môn học để giải quyết những vấn đề thực tiễn và để khám phá thế giới muôn màu..." - cô Hiền bày tỏ.

Giờ học hạnh phúc và người thầy truyền cảm hứng - Hình 4

Ông Nguyễn Ngọc Ân- Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

PGS.TS Trần Thị Lệ Thu cho rằng: Hạnh phúc là một hành trình không có điểm đến - ngày hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua.... Hạnh phúc trên từng chặng đường. Trên hành chính đó, thầy, cô sẽ lắng nghe học sinh bằng cả trái tim. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh là: Yêu thương, an toàn, tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và sáng tạo.

Theo PGS.TS Trần Thị Lệ Thu, giáo dục học sinh không chỉ là phát triển IQ, mà cần phát huy tối đa phẩm chất và năng lực của mình. Giáo dục học sinh thích ứng với hiện tại và tương lai, với những thay đổi của xã hội. Qua đó, để các em được hạnh phúc.

Giờ học hạnh phúc và người thầy truyền cảm hứng - Hình 5

Cô Lưu Thị Lập - Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Cầu chia sẻ về chủ đề của hội thảo.

Đặt vấn đề, xây dựng Trường học hạnh phúc để làm gì? ông Nguyễn Ngọc Ân khẳng định: Trường học học phúc giúp giáo viên phát triển thêm năng lực nghề nghiệp. Khi giáo viên thay đổi sẽ giúp nhà trường ngày càng tốt lên và học sinh được hạnh phúc.

Hiệu trưởng phải thay đổi. Tất cả thầy cô và học sinh phải thay đổi. Chúng ta phải tạo ra môi trường hạnh phúc để học sinh có cơ hội được sáng tạo, phát triển và thành công học tập, cũng như trong cuộc sống.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
G-Dragon bị "ném đá"
13:51:44 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"

Tv show

19:39:12 05/11/2024
Tôi đi mua đất ở gần sân bay Long Thành ngoài Bà Rịa, sổ đỏ cầm cả xấp nhưng rồi cũng không giữ được - nghệ sĩ Nguyễn Sanh chia sẻ.

Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?

Sao việt

19:34:16 05/11/2024
Hương Lan được xem là nữ danh ca số 1 trong dòng nhạc dân ca Nam Bộ, đến nay chưa một ai vượt qua được. Cô còn hát được cả cải lương rất hay, đúng chất con nhà nòi.

Khung cảnh 4h sáng ở một gia đình nọ, dân mạng bất lực thay "Cảnh này thật quen thuộc"

Netizen

19:33:21 05/11/2024
Gia đình nào nuôi con nhỏ hẳn quá quen với cảnh thức đêm. 1h, 3h, thậm chí là 4, 5h sáng lọ mọ là chuyện bình thường. Ai cũng thắc mắc sao ban ngày các con ngủ ngoan thế, lay cũng không thèm dậy,

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

An Giang: Khám sức khỏe cấp huyện, chuẩn bị tuyển quân năm 2025

Uncat

19:14:28 05/11/2024
Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện sẽ tập trung khám về thể lực, lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ).

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Tin nổi bật

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Phim 'Độc đạo' tập 29: Dũng 'kính' trả giá, Hồng thế chỗ?

Phim việt

18:51:46 05/11/2024
Phim Độc đạo tập 29: Hồng muốn lấy một ngón tay của Dũng kính ; Diễm lo lắng cho sự an toàn của Hồng; Tuyết sốc khi biết người yêu của Dũng là nam giới.

'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới

Phim châu á

18:49:22 05/11/2024
Triệu Lộ Tư thu hút thêm nhiều fan qua vai diễn Đoan Ngọ, một cô gái bề ngoài trông mảnh khảnh và yếu đuối nhưng bên trong rất dũng cảm và ngoan cường.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.