Khống chế đào tạo cử nhân: “Phanh” nhanh còn kịp!

Theo dõi VGT trên

Việc khống chế chỉ tiêu đào tạo tối đa 15.000 sinh viên cho các trường đại học (ĐH) được coi là “liều thuốc mạnh” nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng thừa cử nhân, thiếu việc làm. Tuy nhiên, quy định này đã khiến không ít lãnh đạo trường và học sinh hoang mang, lo lắng.

Gấp 2 lần mức khống chế

Quy định “cứng” tại Thông tư 32 vừa được Bộ GDĐT ban hành và có hiệu lực từ ngày 1.2.2016 bắt buộc các trường ĐH chỉ được đào tạo tối đa 15.000 sinh viên, các trường ĐH đào tạo khối ngành sức khỏe phải đảm bảo quy mô tối đa 8.000 sinh viên hệ chính quy, khối ngành nghệ thuật không quá 5.000 sinh viên.

Khống chế đào tạo cử nhân: Phanh nhanh còn kịp! - Hình 1

Thí sinh không có thực lực sẽ phải tự lựa chọn học nghề. Ảnh: Thí sinh dự thi mùa tuyến sinh ĐH-CĐ năm 2015. Ảnh: Tùng Anh

Đáp ứng quy định này, Bộ GDĐT cũng vừa rà soát công bố danh sách 18 trường ĐH trong tổng số 219 trường của cả nước hiện đang có quy mô đào tạo lớn hơn nhiều lần so với mức khống chế trên. Điển hình như, ĐH Cần Thơ hiện đào tạo 32.405 sinh viên; ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội 30.487 sinh viên; Học viện Nông nghiệp Việt Nam 30.360 sinh viên; ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân… đều có quy mô vượt mức 20.000 sinh viên.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đã có văn bản gửi 18 trường ĐH này yêu cầu các trường xây dựng lộ trình giảm dần quy mô sinh viên chính quy và gửi báo cáo về bộ trước ngày 31.3. Cũng theo ông Ga, trong năm 2016, Bộ vẫn cho phép các trường này được xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào 2 tiêu chí diện tích sàn và số sinh viên/giảng viên nhưng với điều kiện chỉ tiêu tối đa không vượt quá mức chỉ tiêu đã được xác định năm 2015″ – ông Ga nói.

Giải thích về quy định này, ông Nguyễn Văn Áng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GDĐT) cho biết, hiện quy mô các trường ĐH chính quy đang tăng rất nhanh, sự tăng trưởng này sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định về chất lượng đào tạo. “Bộ GDĐT đề ra bước đi này là muốn cho các trường nhận thức được việc phải đầu tư vào chất lượng đào tạo thay vì phát triển quy mô. Đã đến lúc chúng ta phải căn chỉnh lại toàn bộ hệ thống đào tạo để đáp ứng nhu cầu về kinh tế xã hội, chất lượng nguồn nhân lực” – ông Áng nói.

Đây cũng là yêu cầu của thực tế khi mà số lượng cử nhân được đào tạo ra trường hiện nay đã làm cho thị trường lao động bị “quá tải”. Hiện đã có hơn 225.000 cử nhân thất nghiệp, cảnh cử nhân giấu bằng đi làm công nhân không còn hiếm. Cử nhân thất nghiệp ôm biển xuống đường xin việc, thậm chí nhiều cử nhân không tìm được việc làm bí bức, sinh trầm cảm, nghĩ quẩn.

Khó tự mình “gọt” mình

Video đang HOT

Chỉ còn 1 tháng nữa, thông tư này sẽ bắt đầu có hiệu lực, thời điểm này, nhiều trường ĐH tỏ ra khá hoang mang và chưa biết nên sắp xếp lại thế nào để đáp ứng yêu cầu.

ĐH Cần Thơ đứng đầu trong danh sách các trường ĐH có quy mô “khủng” nhất, ông Đỗ Văn Xê – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nếu đúng “định mức” tối đa thì trường này phải giảm tới 17.000 sinh viên, đi cùng với nó là phải giảm hàng loạt biên chế giảng viên, điều này đang khiến không ít sinh viên, cán bộ giảng viên lo lắng. Đáng lo nhất là giảng đường, phòng thí nghiệm, ký túc xá… cơ sở vật chất dư thừa một số lượng lớn. “Chẳng nhẽ đ.ập bỏ” – ông Xê lo lắng.

“Trường sẽ đề xuất với Bộ GDĐT xin được duy trì quy mô đào tạo 32.000 sinh viên chính quy trong năm 2016 và những năm tới với mức tuyển mới là 8.500 sinh viên/năm. Tiếp theo đó, trường sẽ dần dần có hướng đi hợp lý với quy định” – ông Xê bày tỏ.

Tương tự, lãnh đạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Nông lâm TP.HCM cũng cho biết, trường không thể giảm ngay quy mô đào tạo xuống dưới 15.000 sinh viên được, cần có lộ trình giảm từ từ để không… sốc.

Mặc dù khó nhưng là hướng đi tốt thì vẫn phải làm, đó là quan điểm của ông Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH, Hiệp hội Các trường ĐH- CĐ Việt Nam. Ông Khuyến cho rằng: “Quy định này tất nhiên sẽ gây xáo trộn không chỉ cho các trường mà còn cho sinh viên và học sinh. Tuy nhiên, xáo trộn mà tốt lên thì vẫn phải làm”. Theo ông Khuyến, đó là một cách để các trường phải nhấn mạnh hơn về chất lượng đào tạo, sinh viên có nhận thức hơn về tương lai nghề nghiệp và đặc biệt là học sinh, phụ huynh và cả xã hội phải nhìn nhận lại về hướng đi của mình xem có nhất thiết phải vào ĐH hay chọn đi học nghề và việc phân luồng từ THCS cũng phải được đẩy mạnh và làm tốt hơn.

Dù chưa nhìn nhận được sâu sắc về quy định này, nhưng em Nguyễn Thị Liên – học sinh Trường THCS Ninh Giang (Hải Dương) cũng hiểu rằng: “ĐH bị giới hạn chỉ tiêu, việc đỗ ĐH sẽ khó hơn trước nên các bạn học sẽ ý thức được rằng có giỏi hãy vào ĐH, không thì nên đi học nghề. Em tin là sau này tấm bằng ĐH sẽ có giá trị hơn”.

Thông tư 32 của Bộ GDĐT còn quy định: Cơ sở giáo dục ĐH đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015 để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020. Cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trung cấp phải dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định không quá 15% chỉ tiêu chính quy đối với khối ngành VI; không quá 20% chỉ tiêu chính quy đối với các khối ngành khác…

Theo danviet.vn

Sinh viên choáng với mức tăng học phí

Từ năm học 2015-2016, mức học phí tính theo biểu mới đã tạo thêm gánh nặng cho nhiều gia đình thu nhập thấp ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa.

Choáng vì học phí lại tăng

Ai cũng biết, sinh viên đi học chốn giảng đường là chỉ có nhiệm vụ học tập, rèn luyện sao cho tốt. Tuy nhiên, với nhiều sinh viên mối lo chi tiêu luôn là nỗi ám ảnh.

Không ít sinh viên đã phải phân tâm khi nghĩ mình là "gánh nặng" của gia đình khi hàng tháng tiêu tốn một khoản t.iền lớn, nhất là sinh viên vùng nông thôn ra Hà Nội học đại học. Chưa kể, mức chi tiêu mỗi năm một tăng, nhất là ngay trong năm học này, mức học phí đã được điều chỉnh tăng cao so với năm học trước.

Sinh viên choáng với mức tăng học phí - Hình 1

Sinh viên Nguyễn Việt (Hòa Bình) "đau đầu" vì mọi thứ đều tăng giá, trong đó có học phí.

"Đau đầu" vì chuyện phòng trọ, giá cả tăng, đồng thời với thông tin tăng học phí mới, Nguyễn Việt (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) - sinh viên của ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Xem mức tăng học ph í hàng năm mà em cảm thấy lo lắng quá.

Nếu như năm học trước đóng khoảng 7 triệu đồng/năm thì theo biểu mới sẽ phải đóng gần 10 triệu đồng/năm học, chưa kể các năm sau nữa, mỗi năm một tăng. Khoản học phí đã cao như thế rồi, chưa kể t.iền nhà trọ, sinh hoạt phí, học thêm ngoại ngữ, tin học... mỗi tháng cũng tiêu tốn của gia đình em hơn 4 triệu đồng".

"Gia đình em ở vùng núi, mang tiếng là "khá giả" nhưng thực chất cũng rất khó khăn, kinh tế gia đình cũng chỉ làm chăn nuôi, trồng vườn đồi. Từ hồi đi học, em thấy nhà em kinh tế giảm sút hẳn. Thỉnh thoảng em vẫn thấy bố mẹ phải bán trâu, đi vay t.iền cho em lên đóng t.iền học, t.iền nhà trọ.

Thấy cảnh đó em cũng x.ót x.a lắm, cũng định đi làm thêm phụ giúp gia đình, nhưng lương bán thời gian rất thấp, mà đi làm cũng bị ảnh hưởng tới việc học, tham gia các hoạt động ngoại khóa của lớp. Chắc sắp tới em sẽ phải bớt ăn, giảm chi tiêu để tiết kiệm t.iền, vì khả năng của gia đình cũng chỉ lo được có thế", Nguyễn Việt chia sẻ thêm.

Còn với Phạm Anh (Ba Vì, Hà Nội) - sinh viên Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho biết: "Xem biểu giá lộ trình tăng học phí mà em cảm thấy "sốc" quá. Bình thường mỗi năm học đóng khoảng 7 triệu đồng t.iền học phí, năm học này theo biểu giá đóng học phí thì thấy sẽ phải đóng hơn 1 triệu đồng mỗi tháng.

Học phí tăng, nhà trọ, t.iền điện, nước, chủ trọ cũng tăng, chưa kể đi chợ nấu ăn cũng thấy giá cả cũng tăng vèo vèo. Tự nấu ăn, đi xe buýt mà mỗi tháng em cũng tiêu tốn hơn 3 triệu đồng, chưa kể t.iền học phí. Nhà em gia đình bố mẹ làm nông nghiệp nên đời sống không dư giả gì, mẹ em đã phải vay mượn số t.iền khá lớn để em đi học".

Học phí gần 5 triệu đồng/tháng?

Hẳn là mối lo của sinh viên cũng rất có cơ sở, bởi theo quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ, mức trần học phí đối với trường đại học công lập chưa tự chủ tài chính theo các khối ngành đào tạo từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021.

Cụ thể, các ngành: Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật; Nông, Lâm, Thủy sản, sẽ là 610.000 đồng/tháng (năm học 2015-2016), tăng dần lên 980.000 đồng/tháng (năm học 2020-2021). Ngành: Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch từ 720.000 đồng/tháng, tăng dần lên 1,17 triệu đồng/tháng (năm học 2020-2021). Ngành Y - Dược từ 880.000 đồng/tháng tăng dần lên 1,43 triệu đồng/tháng (năm học 2020-2021).

Trong khi đó, mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm học ở các cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Cụ thể, ngành Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật; Nông, Lâm, Thủy sản, học phí ở mức 1,75 triệu đồng/tháng, sau đó tăng lên 1,85 triệu đồng/tháng từ năm 2018 đến năm 2020 và 2,5 triệu đồng/tháng từ năm 2020-2021. Học phí ngành Khoa học tự nhiên; Kỹ thuật, Công nghệ; Thể dục thể thao, Nghệ thuật; Khách sạn, Du lịch từ 2,05 triệu đồng/tháng đến 2,2-2,4 triệu đồng/tháng; ngành Y - Dược cao nhất, 4,4-5,05 triệu đồng/tháng.

Theo Bộ GD&ĐT cũng như lãnh đạo một số trường ĐH, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì phải có kinh phí, do đó có việc tăng học phí... việc tăng học phí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ĐH công lập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng để việc tăng học phí không ảnh hưởng lớn đến xã hội và người học thì cùng với lộ trình tăng học phí, Chính phủ và các trường ĐH cần đảm bảo chính sách hỗ trợ, cấp học bổng cho sinh viên thuộc các diện khó khăn.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: "Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế sẽ vẫn cho con vào học các ngành hot, vào trường có mức học phí cao. Nhưng xét rộng ra, nếu các trường này không có chính sách để hỗ trợ sinh viên thì xu thế đây sẽ trở thành các trường chỉ dành cho "con nhà giàu". Theo đó, cần có các quỹ học bổng đảm bảo cho sinh viên đủ chi trả học phí, nhất là với những sinh viên khó khăn".

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho biết: "Theo tôi, không phải cứ tăng học phí nhiều thì chất lượng đào tạo của các trường ĐH, CĐ sẽ tăng theo. Do đó, Nhà nước phải yêu cầu các trường làm rõ cơ sở của mức tăng học phí mới, đặc biệt là các trường tự chủ tài chính, tất cả phải được minh bạch, công khai.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chính sách cho vay vốn dài hạn không lấy lãi hay cấp học bổng để giúp sinh viên nghèo có cơ hội đi học và theo học tại các trường".

Theo Quang Anh/Gia đình & Xã hội

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chiếc điện thoại hỏng huỷ hoại cuộc tình của siêu mẫu hàng đầu và nam diễn viên đàn em kém 3 t.uổi
06:28:05 17/09/2024
Giám khảo thứ 6: Người chấm điểm Kỳ Duyên cực thấp ở Miss Universe Vietnam 2024 là ai?
08:04:28 17/09/2024
Lộ danh tính 5 Chị Đẹp 2024: Hậu Hoàng gây bão, xuất hiện 1 "Hoa khôi" và 1 mỹ nhân về từ nước ngoài!
06:24:37 17/09/2024
Sao nữ Vbiz đứng hình khi biết t.uổi thật của Lâm Vỹ Dạ
06:58:02 17/09/2024
Chị gái Hoà Minzy lên tiếng vụ từ thiện sai sự thật: "Tôi không liên quan..."
06:31:12 17/09/2024
Hòa Minzy thông báo lý do chưa nhận nuôi được b.é g.ái 6 t.uổi mất cả 5 người thân sau trận bão lũ làng Nủ
07:25:41 17/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa công khai trao tận tay 1 tỷ t.iền mặt cho bà con Làng Nủ
07:10:07 17/09/2024
Vừa thấy mặt con rể tương lai, mẹ lộ vẻ thất thần, lý do khiến tôi đ.au đ.ớn
07:59:45 17/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn khi bị căng cơ quá mức

Sức khỏe

10:19:51 17/09/2024
Mặc dù không có loại thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng nào có thể ngăn ngừa đau nhức cơ nhưng chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm một số loại thực phẩm sau đây giúp phục hồi cơ sau khi bị căng cơ quá mức.

N.am s.inh 13 t.uổi đứng sau thiết kế vương miện Miss Universe Vietnam 2024

Thời trang

10:15:34 17/09/2024
Ít ai biết rằng, thiết kế vương miện 24 triệu đồng được trao cho Hoa hậu Kỳ Duyên là sáng tạo của một học sinh mới 13 t.uổi.

Phụ nữ 4 con giáp này đến t.uổi trung niên không chỉ viên mãn trong tình yêu mà còn thăng hoa trong sự nghiệp

Trắc nghiệm

10:09:59 17/09/2024
Khi bước vào t.uổi trung niên, nhiều người phụ nữ thường tự hỏi rằng mình đã đạt được những gì trong cuộc sống. Nhưng đối với phụ nữ 4 con giáp này

Khảo s.át n.hân vật được yêu thích nhất trong Genshin Impact, ngỡ ngàng với cái tên top 1

Mọt game

09:51:06 17/09/2024
Kể từ khi ra mắt, miHoYo đã luôn cố gắng giữ cho Genshin Impact có sự mới mẻ, thú vị bằng cách giới thiệu thêm ít nhất một cái tên mới cho mỗi bản cập nhật.

Hoa sữa về trong gió tập 14: Hiếu và Linh cãi nhau gay gắt vì chuyện của Trang

Phim việt

09:40:23 17/09/2024
Trong Hoa sữa về trong gió tập 14, Hiếu vẫn mất bình tĩnh và có những lời nói thiếu sáng suốt với Linh sau cuộc cãi vã căng thẳng với Trang ở nhà bà Trúc.

Showbiz 17/9: Nữ hoàng Wushu Thuý Hiền thi Chị đẹp, Hòa Minzy muốn nhận con nuôi

Sao việt

09:32:16 17/09/2024
Cựu vận động viên Wushu Thuý Hiền gây bất ngờ khi tham gia Chị đẹp đạp gió mùa 2, Hòa Minzy tiết lộ việc muốn nhận nuôi b.é g.ái Làng Nủ đã mất cả gia đình.

Sao Kpop 17/9: Nữ người mẫu đột ngột qua đời ở t.uổi 32 sau khi giải nghệ

Sao châu á

09:29:44 17/09/2024
Vừa giải nghệ, nữ người mẫu xinh đẹp Shin Haeri đột ngột qua đời ở t.uổi 32 khiến công chúng không khỏi x.ót x.a, tiếc nuối.

Từ video do nhân dân cung cấp, xử lý đối tượng mang h.ung k.hí "đại náo" trên đường

Pháp luật

09:22:52 17/09/2024
Ngày 17/9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, từ hình ảnh, video do người dân cung cấp, Công an huyện Tân Sơn đã tiến hành xử lý đối tượng mang theo h.ung k.hí, lạng lách đ.ánh võng trên đường...

NSƯT Thanh Tâm: Thượng tá hát được 10 thứ tiếng, viên mãn bên chồng doanh nhân

Nhạc việt

09:22:47 17/09/2024
Thượng tá, NSƯT Thanh Tâm thừa nhận rất chịu khó cập nhật cái mới, đặc biệt kiến thức về âm nhạc. Cô cũng thích học ngoại ngữ và có thể hát được 10 thứ tiếng.

Lưu ý khi du lịch đảo Phú Quý

Du lịch

08:43:30 17/09/2024
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì đảo Phú Quý cũng là cái tên dần được biết đến nhiều hơn đối với các tín đồ du lịch.

Đến nhà chơi, bạn thân từ sửng sốt rồi bỗng nhìn chằm chằm vào ông xã sau đó là kế hoạch không thể tin nổi

Góc tâm tình

08:39:25 17/09/2024
Chồng tôi nói với tôi em không nên thân thiết với Linh quá. Với lại cũng đừng để cô ấy đến nhà mình thường xuyên như vậy. Tôi mà Linh là bạn thân hồi cấp 3.