Không chạy theo số đông, nuôi 100 tấn cá chuối hoa, thu 8 tỷ
Không theo tâm lý chung của số đông, luôn muốn tìm hướng đi mới khác với mọi người, anh Võ Đức Hạnh ở thôn Xuân Trung, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã lựa chọn mô hình nuôi cá chuối hoa để phát triển kinh tế gia đình. Đây là mô hình nuôi mới trên địa bàn tỉnh, hứa hẹn tiềm năng kinh tế có giá trị cao.
Là một doanh nghiệp trẻ, khoảng 5 năm về trước, anh Hạnh chung vốn đầu tư 3,2 tỷ đồng mua khu đất rộng 2,4 ha tại thôn Xuân Trung, xã Xuân Phú. Nơi đây là vùng đất trũng cấy lúa 2 vụ không ăn chắc nay chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Lúc đó nhiều hộ đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, đào ao nuôi cá truyền thống như trắm, mè, trôi, chép, rô phi… nhưng anh Hạnh chưa xác định gắn bó với “nghề cá”…
Mô hình cá chuối hoa của anh Hạnh được nhiều hộ tham quan, sinh viên lựa chọn làm đề tài.
Video đang HOT
Tình cờ trong một lần đi câu với bạn ở Lạng Sơn, anh biết đến mô hình nuôi cá chuối hoa. Qua tìm hiểu, anh Hạnh nhận thấy tiềm năng kinh tế cao của đối tượng nuôi mới này. Năm 2018 anh thuê người đào ao, xây bờ bao kiên cố mua 60 vạn cá giống chuối hoa về thả tại 4 ao, mỗi ao 6.000 m2; đồng thời thuê riêng một chuyên gia cao cấp nước ngoài nghiên cứu về giống cá chuối hoa để hướng dẫn kỹ thuật, cùng anh chăm sóc cá trong suốt quá trình nuôi. Do đó, tỷ lệ cá trong ao bị hao hụt thấp.
Nói về bí quyết chăm sóc cá chuối hoa đạt tỷ lệ sống cao, anh Hạnh chia sẻ: “Nuôi cá giống như nuôi đứa trẻ, cần có sự chăm sóc tỷ mỷ ngay từ lúc nhỏ, tập và hình thành cho chúng thói quen ăn cố định, đặc biệt nên lựa chọn thức ăn có chất lượng cao, tránh ăn cám tạp, cho ăn dần dần không ăn dồn vì lượng thức ăn dư thừa nhiều sẽ dẫn đến môi trường ao nuôi ô nhiễm, cá dễ chết”.
Từ suy nghĩ ấy, anh Hạnh luyện tập cho cá ăn bằng cách, trên ao nuôi 6.000 m2 quây 1 lưới diện tích khoảng 2.000 m2, khi cá vào lưới sẽ thả thức ăn tập trung. Lúc nhỏ một ngày, anh cho cá ăn 4 lần, khi lớn giảm 3 lần/ngày, mỗi lần ăn vào 1 giờ cố định, tiếp những ngày sau cũng giờ đó cá lại vào lưới ăn. Đến nay cá hình thành thói quen chỉ ăn vào 1 giờ cố định. Điều này không chỉ giúp người nuôi thuận lợi trong quá trình chăm sóc, nhớ giờ cho ăn mà còn kích thích sự phát triển đồng đều ở cá.
Nói về đầu ra của sản phẩm, anh Hạnh nhấn mạnh: “Đối với con cá chuối hoa, hiện nay thị trường rất thịnh và thiếu, đặc biệt tại các nhà hàng cao cấp”. Hơn nữa bạn anh Hạnh làm nghề “buôn cá” có mối xuất sang nước ngoài nên anh rất yên tâm về khâu tiêu thụ. Trong tương lai, thị trường anh Hạnh hướng tới là Việt Nam bởi thực tế hiện nay nước ta về con giống và thương phẩm cá chuối hoa chưa có một cơ sở quy mô nào, chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc.
Như vậy, với đối tượng nuôi mới cùng phương pháp làm khoa học và có đầu tư bài bản, mô hình nuôi cá chuối hoa của anh Võ Đức Hạnh đã và đang được nhiều người yêu thích nuôi trồng thủy sản đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm; sinh viên các trường Đại học lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
Theo Danviet
Nuôi đàn lợn rừng toàn con to xác, lãi 250-300 triệu đồng/năm
Qua sự giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi lợn rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Đắc tại thôn Chung, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Ông Đắc với mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng, mỗi năm cho thu lãi 250-300 triệu đồng...
Trò chuyện với chúng tôi, ông Đắc vui vẻ kể, khoảng 15 năm về trước bố ông và các anh em vào Đắk lăk khai hoang vườn đồi bắt được 3 con lợn rừng thuần chủng về nuôi.
Lúc đầu gia đình gặp khó khăn vì kinh nghiệm không có, cho lợn ăn nhiều tinh bột nên lượng mỡ tăng, sản phẩm thịt không được thị trường tiêu dùng ủng hộ, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Sau này có kinh nghiệm, áp dụng phương thức nuôi "gối sống" lợn nái sinh sản được bao nhiêu gia đình để nuôi thành lợn thịt bấy nhiêu, trong đó lựa chọn nái đẹp để gây giống. Hiện tổng đàn lợn rừng nhà ông Đắc duy trì 12 con lợn nái và khoảng 80 con lợn thịt.
Theo tính toán, mỗi năm 1 nái lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 16-17 con, do đó bình quân mỗi năm gia đình ông Đắc xuất bán khoảng 200 con lợn rừng giống và lợn rừng thịt. Đối với lợn rừng giống 6 tháng xuất bán trọng lượng đạt 20 kg/con, giá 160.000 đồng/kg; lợn rừng thịt thương phẩm nuôi 10-12 tháng xuất bán trọng lượng đạt khoảng 40 kg/con, giá bán 140.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi khoảng 250-300 triệu đồng/năm.
Ông Đắc nói về kinh nghiệm nuôi lợn rừng: "Nuôi lợn rừng rất đơn giản, chi phí thấp vì thức ăn phần lớn là những phụ phẩm nông nghiệp như cỏ, cây chuối, rau muống, vỏ dứa, vỏ mít, dưa hấu, cám mạch... không sử dụng cám chăn nuôi công nghiệp và hạn chế thức ăn nhiều tinh bột".
Do cho ăn toàn thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt lợn rừng của gia đình ông Đắc luôn đảm bảo tiêu chí thơm ngon, an toàn và luôn giữ được giá ổn định, không bấp bênh như giá thịt lợn công nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Đắc, nuôi lợn rừng cần có không gian vườn đồi rộng chăn thả tự do để lợn vui chơi, đặc biệt phải chú ý tiêm phòng đầy đủ theo định kỳ các loại vắc xin như tụ huyết trùng, tai xanh... 3 tháng tẩy giun sán 1 lần, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột 2 tháng 1 lần.
Theo Daviet
Bàng hoàng phát hiện hai thanh niên tử vong dưới mương nước sau khi đi ăn cỗ về Sau khi đi ăn cỗ về hai thanh niên khả năng chạy với tốc độ cao đã lao xuống mương nước xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang dẫn đến tử vong. Đến sáng ngày hôm sau người dân mới phát hiện ra thi thể nạn nhân. Khoảng 5h30 sáng 5/8, nhiều người dân xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc...