Không cần xét nghiệm đông máu ở những người đã tiêm vaccine AstraZeneca
Bộ Y tế nhấn mạnh, những người đã tiêm vaccine AstraZeneca từ gần 1 năm trước không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu.
Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát đi sáng 10/5. Theo đó, vaccine AstraZeneca là 1 trong 14 loại vaccine Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp…
Vaccine này hiện là một trong những vaccine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỷ liều đã được tiêm chủng toàn cầu.
Vaccine AstraZeneca đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng rộng rãi là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giảm tử vong do Covid-19. Phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu và theo dõi sau tiêm chủng chỉ ra rằng, vaccine này an toàn và hiệu quả cho mọi nhóm tuổi.
Các thử nghiệm toàn cầu đã ghi nhận hiệu quả của vaccine chống lại SARS-CoV-2 có triệu chứng là 74%, và không có trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch nào được báo cáo trong số những người đã tiêm chủng.
Video đang HOT
WHO khuyến cáo rằng, sử dụng vaccine AstraZeneca là an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên.
Căn cứ trên các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới về khả năng có biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vaccine Covid-19, ngày 22/4/2021, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vaccine Covid-19.
Bộ Y tế cho biết, vì huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) liên quan đến vaccine AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm.
Kể từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vaccine này, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển TTS sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Do vậy, những người đã tiêm vaccine AstraZeneca từ gần 1 năm trước không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần liên tục cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và chính thức để có cái nhìn đầy đủ hơn về các biện pháp phòng, chống dịch và hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng.
Hà Nội yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh
Hà Nội yêu cầu Sở y tế phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời và quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân. (Ảnh: TTXVN)
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Công văn số 1354/UBND-KGVX về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chủ động phân tích tình hình dịch và đánh giá nguy cơ đề xuất, triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời, đồng thời, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.
Cụ thể, đối với bệnh dại, đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tăng cường sự phối hợp với ngành nông nghiệp giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn, hướng dẫn tiêm phòng và xử lý ổ dịch kịp thời.
Đối với bệnh sốt xuất huyết, thành phố yêu cầu thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 14 (ngày 15/6/2024). Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết. Tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định của Bộ Y tế.
Lãnh đạo thành phố cũng lưu ý giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể...
Đối với các bệnh được dự phòng bằng vaccine (sởi, ho gà, bạch hầu...), thành phố yêu cầu đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ. Tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.
Hà Nội yêu cầu tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm. (Ảnh: TTXVN)
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.
Cũng tại công văn này, Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời dịch bệnh trên động vật, nhất là cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh than..., kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm sang người; thực hiện tốt việc quản lý đàn chó, mèo và tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo thành phố đề nghị tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; thực hiện truyền thông học đường về phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccie phòng bệnh; thực hiện tốt công tác y tế trường học, phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời; phối hợp triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm vaccine tại các cơ sở giáo dục./.
Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không? Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này? Bệnh dại ở động vật lây sang người qua đường nào? Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của...