Suy nghĩ sai lầm khiến nhiều người dễ mắc bệnh dại
Nhiều người nghĩ rằng khi bị chó, mèo cào, cắn thì không cần phải tiêm vaccine phòng bệnh dại nếu con chó, mèo đó đã được tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Nhưng điều này là sai lầm.
Bệnh dại là một loại virus không thể chữa khỏi, chúng tấn công vào não, tủy sống của động vật có vú. Ảnh: nolancountyhealth.
Trong một lần tham gia buổi truyền thông trực tiếp về phòng, chống bệnh dại, bà H.T.H. (thôn 6C, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc) có một câu hỏi gửi đến báo cáo viên: Khi bị chó, mèo cắn nếu con chó, mèo này đã được tiêm vaccine phòng bệnh dại thì người bị cắn có cần phải tiêm vaccine phòng bệnh dại hay không? Vì cách đây không lâu, bà H. bị chó hàng xóm cắn nhưng vì bà H. biết con chó này đã được tiêm phòng bệnh dại nên bà không đi tiêm.
Lý giải cho câu hỏi này, bác sĩ Nguyễn Quý, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật/HIV, Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc, cho biết trên thế giới đã từng phát hiện chó tiêm phòng vẫn tử vong do dại và chưa có nghiên cứu nào khẳng định chó, mèo đã tiêm phòng thì người bị cắn, cào sẽ không mắc bệnh dại.
Mặc dù vaccine tiêm cho chó, mèo giúp giảm tỷ lệ dại trên vật nuôi, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu 100% con vật đã tiêm phòng sẽ không mắc bệnh dại.
Hiệu quả miễn dịch ở động vật sau khi tiêm phòng dại phụ thuộc nhiều vào yếu tố chất lượng vaccine, kỹ thuật tiêm, thời điểm tiêm, tiêm có đúng phác đồ và có tiêm nhắc lại mỗi năm hay không. Vì vậy, khi chó cắn, mèo cào người dân cần sơ cứu tại chỗ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, hướng dẫn tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Quý, Trưởng Khoa KSBT/HIV, Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc, giải đáp thắc mắc của người dân về tiêm vaccine phòng bệnh dại trong một buổi truyền thông phòng, chống bệnh dại tại cộng đồng.
Bệnh dại có quá trình ủ bệnh rất phức tạp, có thể chỉ trong vòng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trên 1 năm, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và vị trí vết cắn của động vật. Điều này dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, khó theo dõi và điều trị sau khi bị chó mèo cào, cắn.
Trong các trường hợp vết cắn nặng, nhiều vết cắn hoặc vết cắn ở vị trí gần thần kinh trung ương, như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục …thì virus dại phát tán rất nhanh. Nếu không được xử trí vết thương đúng cách, tiêm huyết thanh và vaccine kịp thời, người bị chó, mèo cào, cắn sẽ tử vong trong thời gian ngắn. 100% người lên cơn dại sẽ tử vong.
Do đó, khi bị chó, mèo cào, cắn mọi người cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45-70%, rượu mạnh hoặc cồn iod …để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.
Sau đó, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine và huyết thanh theo từng trường hợp, tình trạng và số lượng vết cắn, vị trí bị cắn. Đặc biệt lưu ý, khi tiêm vaccine phòng dại, cần loại bỏ suy nghĩ tiêm một mũi rồi thôi. Nhiều trường hợp đã tử vong do tiêm không đủ liều.
Theo hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người do Bộ Y tế ban hành, việc tiêm vaccine dự phòng bệnh dại và tiêm nhắc lại theo định kỳ được khuyến cáo cho cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virus dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.
Việc tiêm phòng trước khi bị động vật nghi dại cào, cắn, liếm vừa giúp giảm tỷ lệ tử vong do dại vừa giúp giảm số mũi tiêm nếu không may bị phơi nhiễm.
Hiện, Việt Nam đang có 2 loại vaccine phòng dại gồm Verorab (Pháp) và vaccine Abhayrab (Ấn Độ).
Cũng theo bác sĩ Quý, nhiều người mang tâm lý lo ngại tác dụng phụ của vaccine phòng dại. Song đó là vấn đề của vaccine thế hệ cũ. Verorab và Abhayrab được sản xuất theo công nghệ mới, không chứa các tế bào thần kinh nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ.
Vaccine thế hệ mới cũng không chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu bị chó mèo cắn, phác đồ của người chưa từng tiêm vaccine bao gồm 5 mũi.
Trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm huyết thanh kháng dại. Trường hợp chủ động phòng ngừa, mọi người chỉ cần tiêm 3 mũi vaccine đã có miễn dịch với bệnh. Nếu bị chó mèo cắn sau tiêm, dù vết thương nặng, mọi người chỉ cần tiêm ngừa thêm 2 mũi, không cần dùng huyết thanh kháng dại.
Đà Nẵng tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại
Thực hiện Công điện số 22-CĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 1028/BYT-DP từ Bộ Y tế về việc thực hiện nghiêm và triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có chỉ đạo các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND các quận, huyện và các cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại.
UBND phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ tổ chức lực lượng xử lý chó, mèo thả rông để phòng ngừa bệnh Dại.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ thông tin, đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống bệnh dại trên địa bàn thành phố.
Được biết, mùa hè thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất, đỉnh điểm vào khoảng tháng 5 đến tháng 8. Tuy nhiên, hiện nay người dân ở nhiều địa phương vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh dại và rất chủ quan trong việc nuôi thả động vật, đặc biệt là chó, mèo, dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao (gần như 100%). Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Thống kê từ Bộ Y tế, năm 2023, cả nước có 82 người chết do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022. Trong đó, miền Bắc có ca bệnh dại cao nhất (chiếm 37,8%), tiếp đến là miền Nam và Tây Nguyên (24,4%), miền Trung (13,4%). Tuy nhiên, khu vực miền Nam và Tây Nguyên gia tăng ca bệnh dại liên tiếp trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi bị bệnh dại chiếm 34%. Nguồn lây truyền chủ yếu dẫn đến tử vong là do bị các động vật: chó (80%), mèo (18%), dơi (0,1%) và các động vật khác như chuột, khỉ (1%). Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến, có 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Đã có 16/63 tỉnh ghi nhận ca bệnh dại trên người, trong đó khu vực miền Trung ghi nhận số ca bệnh dại tử vong gia tăng đột biến, hiện đang cao nhất trên cả nước với 10 ca.
Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do dại trên người chủ yếu do động vật nghi dại cắn không được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm không đúng quy định. Có 81/82 trường hợp tử vong đều không đi tiêm vaccine điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn, 1 trường hợp có tiêm vaccine nhưng không tiêm vaccine kháng dại.
Phường Hòa Xuân ra quân xử lý chó, mèo thả rông.
Ở TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2024 đến nay, tại Phòng khám của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) đã tiếp nhận và tiêm huyết thanh phòng bệnh dại cho 18 trường hợp bị chó, mèo cắn và tiêm 801 liều vaccin phòng bệnh dại cho khoảng 160 người. Đáng chú ý là trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, toàn thành phố có 196 người đến các cơ sở để tiêm vaccine phòng dại sau phơi nhiễm, 12 người tiêm huyết thanh kháng dại.
Để tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh này, CDC Đà Nẵng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận, huyện, các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống. Cụ thể, đầu tháng 4-2024 các quận, huyện trên địa bàn toàn thành phố sẽ triển khai việc tiêm phòng bệnh dại cho động vật nuôi. UBND các quận, huyện tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết, biện pháp xử lý, phòng chống bệnh dại ở người và vật nuôi. Qua đó, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.
Vận động chủ vật nuôi có trách nhiệm đăng ký, khai báo với UBND phường việc nuôi chó, mèo; tiêm vaccine phòng bệnh dại theo quy định.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.Theo đó, người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
Quảng Bình: Nhiều người đến tiêm vaccine phòng dại sau Tết Nguyên đán Trong 3 ngày làm việc gần đây, Phòng Tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình thực hiện tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại cho 50 người, trong đó có 14 người tiêm mũi đầu tiên do chó cắn trong dịp nghỉ Tết. Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, Bác sĩ...