Không cần ép con vào “lò” luyện chữ đẹp, cha mẹ chỉ cần làm 5 việc đơn giản này thôi là con sẽ viết đẹp như in
Theo các chuyên gia, trẻ em cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi con bắt đầu học viết. Và cha mẹ chỉ nên bắt đầu cho con học viết khi nhận ra những dấu hiệu này.
Ông bà từ xưa đã có câu “nét chữ, nết người” ý muốn nói rằng chỉ cần nhìn chữ viết là đã có thể đoán được người đó như thế nào. Nhưng trong thời đại 4.0, dường như người ta không mấy chú trọng đến việc rèn chữ viết khi mà máy tính đã thay thế công việc đó.
Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ bỏ bê chuyện rèn chữ cho con. Theo các chuyên gia, việc rèn con viết chữ quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ. Vì việc này cần cả một quá trình vừa học vừa chơi trước khi chính thức bắt đầu học viết.
Do đó, cha mẹ hãy tham khảo một số cách giúp con phát triển kỹ năng học viết theo hướng dẫn của các chuyên gia.
1. Không nên ép con viết chữ sớm
Buộc con viết chữ trước khi con sẵn sàng sẽ gây ra tác dụng ngược là lời khuyên của chuyên gia giáo dục mầm non Rebecca Jaclyn Smith, quản lý chương trình giảng dạy của Trung tâm Tầm nhìn Học tập ở Singapore gửi đến các bậc phụ huynh.
“Trẻ em cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi con bắt đầu học viết. Thông thường, khi được khoảng hai tuổi, trẻ sẽ thường bắt đầu vẽ nguệch ngoạc bằng những hình tròn lớn, sau đó con vẽ được các hình dạng khác nhau, rồi bắt đầu viết một số chữ cái và cuối cùng tên của chính mình”. Như vậy có nghĩa là nếu cha mẹ ép con viết chữ sớm thì cả bạn lẫn con đều sẽ chỉ nhận được sự thất vọng. Điều này vô tình “lấy cắp” sự tự tin và sở thích vẽ viết của con.
Đừng lo lắng nếu bạn thấy con mình cầm bút chì ở giữa lòng bàn tay bởi điều đó là hoàn toàn bình thường. Đây là vị trí tốt nhất khi mà cơ tay của con còn yếu.
2. Rèn vận động tinh cho con
Tiến sĩ Jaya Mathew, nhà tâm lý học trị liệu làm việc tại Trung tâm Phát triển Trẻ em ở Hồng Kông nói: “Trong khi các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ có thể được cải thiện nhờ những bước phát triển nhảy vọt thì khả năng viết của con lại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của cơ bắp. Đó là khả năng điều khiển ngón tay và cổ tay cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Và chơi chính là cơ hội để tăng cường kỹ năng vận động tinh cho con”.
Video đang HOT
Cha mẹ hãy cho con chơi với đất sét, mặc quần áo cho búp bê, thử thách con đóng mở các nắp chai, mở gói quà hoặc nhặt những vật nhỏ.
Thêm vào đó, cô Rebecca cũng gợi ý cha mẹ hãy cho con làm quen với vẽ trên cát hoặc giấy. Điều này sẽ giúp con cảm nhận được từng đường nét. Đồng thời bạn hãy cho con sử dụng bút chì và hoặc bút màu để viết hoặc tô màu. “Đừng ép con phải ngồi vào bàn khi vẽ hoặc viết. Bạn có thể dán giấy ở trên tường để con có thể đứng hoặc quỳ khi chơi. Việc viết trên các bề mặt thẳng đứng hoặc nghiêng giúp định vị cổ tay một cách chính xác và con sẽ biết cách sử dụng cơ ngón tay thay vì các cơ ở cẳng tay”, cô Rebecca khuyên.
3. Khi nào thì bắt đầu cho con học viết
Theo chuyên gia giáo dục Rebecca, khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì nghĩa là con đã sẵn sàng học viết:
- Con cầm bút chì một cách chính xác.
- Con có thể vẽ được hình tròn, hình vuông, hình tam giác và các ký tự: |, -, , \, /, X.
- Con nhớ mặt các chữ cái.
- Con thích viết.
4. Ghi nhận và khen thưởng nỗ lực của con
Nếu con viết chữ quá to thì cha mẹ hãy vẽ những hình vuông nhỏ và yêu cầu con chỉ viết chữ nằm vừa bên trong hình vuông đó. Dần con sẽ hiểu nên viết chữ cỡ như thế nào cho phù hợp.
Nếu con viết vượt qua đường kẻ ô quy định, cha mẹ sẽ dùng bút dạ quang vẽ lên các đường kẻ, sau đó chỉ dẫn con không nên viết qua đường kẻ sáng màu đó.
Cô Rebecca chia sẻ: “Học viết không phải lúc nào cũng là một hành trình thuận lợi. Vì vậy, bạn nên ghi nhận và thưởng cho những nỗ lực của con, từ đó, con sẽ có động lực viết hơn.
Bạn có thể nói: “Mẹ/bố biết là đôi khi con cảm thấy khó khăn trong việc viết đúng ô ly, rồi phải nhớ khoảng cách giữa các chữ cũng khiến con khó chịu. Nhưng mẹ/bố biết là con đang cố gắng hết sức và mẹ/bố tin rằng còn có thể làm tốt việc này”.
5. Không cho phép con viết ẩu
Không bao giờ là quá muộn để sửa thói quen viết ẩu của con, ngay cả khi con đã lên tiểu học. Tiến sĩ Jaya chia sẻ: “Ở độ tuổi tiểu học, trẻ đã có thể viết chữ in hoa và chữ thường một cách chính xác. Vì vậy, nếu ngay từ giai đoạn này mà con đã viết ẩu thì cha mẹ nên can thiệp sửa sai cho con”.
Cô Rebecca gợi ý một số trò chơi giúp con học cách điều khiển ngón tay và cổ tay tốt hơn nữa là chơi đất sét, xâu chuỗi, xé và cắt giấy. Ngoài ra, cha mẹ có thể mua bút chì hình tam giác hoặc kẹp nắn tay cầm bút nhằm giúp con cầm bút đúng cách, từ đó con sẽ viết đẹp hơn.
Chọn ngành học "dán nhãn" 4.0: "Chạy theo mốt" hay tầm nhìn dài hạn?
Khi nhiều ngành học thời 4.0 ra đời, thí sinh 2k2 đứng trước câu hỏi: việc lựa chọn các ngành này là một sự chuẩn bị tốt cho tương lai, hay chỉ là xu thế, "nóng" trong 2 - 3 năm rồi "nguội"?
Nghi ngại có lẽ là tâm lý chung của các bậc phụ huynh và học sinh khi nghe tư vấn về các ngành học mới. "Mới" nghĩa là chưa từng có trước đó, không có gì làm bằng chứng về chất lượng đào tạo hay tỉ lệ có việc làm của sinh viên. Chương trình học hay giáo trình cũng vừa được đưa vào sử dụng. Và tâm lý chung là "không ai muốn thành chuột bạch".
Có con thi đại học năm nay, cô Nguyễn Thị Nhàn (Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết: "Đưa con đi mấy chương trình hướng nghiệp thì cũng được giới thiệu ngành học này, ngành học kia mới lắm, là ngành học của tương lai. Nghe cũng hay nhưng vì mới quá, chưa có gì nên gia đình cũng chưa dám quyết định. Chuyện của cả tương lai con mình nên không thể thấy vui tai là chọn ngay được".
Quả thực, với việc đây là ngành học mà các em sẽ theo đuổi trong 4 năm đại học, đồng thời cũng là lĩnh vực các em phải làm việc cả đời, mọi quyết định của phụ huynh và thí sinh đều phải cân nhắc trên rất nhiều yếu tố.
Vậy đâu là những điều mà phụ huynh và thí sinh cần lưu ý trong quá trình lựa chọn ngành học?
Thứ nhất, uy tín và danh tiếng của cơ sở đào tạo là tiêu chí phải quan tâm đầu tiên. Đây chính là những yếu tố đáng tin cậy nhất đảm bảo cho chất lượng đào tạo mà sinh viên sẽ trải nghiệm trong suốt 4 năm đại học.
Trường ĐH FPT có tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 98%, chất lượng đào tạo được các tổ chức quốc tế công nhận
Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn 3 sao theo đánh giá của QS Ranking - bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới, Trường ĐH FPT có tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt 98%. Đặc biệt, có đến 19% sinh viên FPT hiện đang làm việc tại nước ngoài. Do đó, các ngành học mới ở đây (Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Hệ thống ô tô và điều khiển...) xứng đáng được tin tưởng về chất lượng đào tạo. Các bạn khi theo học ngôi trường này cũng không cần quá lo lắng về môi trường học tập khi các lớp đều có sĩ số nhỏ không quá 30 sinh viên/lớp, giúp giảng viên có thể trực tiếp trao đổi và giúp đỡ từng sinh viên.
Thứ hai phải kể đến nhu cầu nhân lực thực sự của ngành học. Hiện nay, với môi trường internet mở, phụ huynh và thí sinh có thể tìm kiếm vô vàn các thông tin xoay quanh ngành học như triển vọng việc làm, thu nhập, cơ hội xin học bổng du học hay môi trường làm việc. Theo các chuyên gia, những ngành nghề có triển vọng cao trong ít nhất là 20 năm tới sẽ là Digital Marketing, truyền thông đa phương tiện, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, an ninh mạng...
Thứ ba, đó là sự phù hợp của chính bản thân bạn với các ngành học. Điều này áp dụng không chỉ với những ngành học mới, "dán nhãn" 4.0 mà là cho tất cả. Nếu chọn sai ngành học thì dù lựa chọn đó là gì, sinh viên vẫn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục. Như vậy vừa tốn thời gian, tiền bạc, vừa đồng thời làm mất đi cơ hội của những bạn trẻ khác phù hợp hơn.
Điển hình như một ngành học đang rất "hot" trong thời gian gần đây: Công nghệ thông tin. Nói về xu hướng thí sinh đang "đổ xô" vào ngành này, Đỗ Thành Đạt (sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm, Trường ĐH FPT) - chủ nhân của Huy chương Bạc cuộc thi Lập trình quốc gia ICPC cho biết: "Người ta nhìn vào sẽ nói đây là một ngành hot, ngành xịn xò nhất hiện nay nên nhà nhà cho con học công nghệ. Nhưng những điều đó chỉ đúng nếu bạn thực sự đam mê, thực sự có khả năng và đồng thời đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm. Bản thân mình đã chứng kiến nhiều bạn vì "cái tiếng" mà đăng ký học CNTT, nhưng rồi không phù hợp nên đành phải chuyển qua ngành khác. Đó là một điều đáng tiếc".
Đỗ Thành Đạt trong một giờ nghiên cứu tại phòng Lab của ĐH FPT
Không thể phủ nhận sự thức thời của các trường trong việc mở các ngành học mới, nhằm đi trước một bước trong quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai. Tuy nhiên, lựa chọn ra sao luôn phụ thuộc vào chính các thí sinh. Các em sẽ là người quyết định mình có sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động của tương lai hay không.
Hải Nguyễn - Trường Thịnh
Để học online hiệu quả: Giáo viên, học sinh phải 'vượt núi' khó khăn Gánh nặng trong việc khắc phục những khó khăn phát sinh trong quá trình dạy học online đang dồn lên giáo viên, học sinh và phụ huynh trong khi họ đang còn nhiều bỡ ngỡ với phương pháp học này. Phương pháp dạy học online giúp học sinh được tiếp cận với hình thức học của thời đại 4.0.(Ảnh minh hoạ: TTXVN) Học...