Không biết vẽ có học được thiết kế đồ họa?
Nhiều học sinh đặt câu hỏi: ‘Thích chơi game và muốn làm việc trong lĩnh vực này thì có thể học ngành nào. Và không có năng khiếu vẽ có học được thiết kế đồ họa không?’
Người trẻ tham gia ngày hội việc làm tại Khu Công nghệ cao TP.HCM – LÊ THANH
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc, Phó trưởng khoa CNTT, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM), chia sẻ: “Khi muốn làm ra những sản phẩm trên các thiết bị di động hay máy tính, nói chung là các sản phẩm về phần mềm thì phải học ngành kỹ thuật phần mềm. Trong chương trình đào tạo sẽ dạy cho các bạn các kiến thức về thiết kế phục vụ sản phẩm về game”.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
“Nếu bạn không có năng khiếu về đồ họa, thì cũng không sao bởi vì hiện nay hầu hết công việc máy tính đều có thể làm được. Nên khi học lập trình, các bạn vẫn được dạy về thiết kế đồ họa trên các phần mềm để các bạn có thể thiết kế”, tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc cho biết.
Làm chủ công nghệ thông tin, thu nhập 'khủng'!
Vào 18 giờ 40 hôm nay 11.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai' với khối ngành công nghệ và công nghệ thông tin.
Chương trình đồng thời diễn ra trên các kênh: thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên .
Trong vài năm gần đây, nhiều ngành đào tạo mới khối ngành công nghệ và công nghệ thông tin đã được các trường ĐH đưa vào tuyển sinh và đào tạo. Năm 2021, việc tuyển sinh và đào tạo khối ngành này có gì mới? Chương trình tư vấn trực tuyến hôm nay sẽ tập trung phân tích các thông tin này.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Phần 2 gồm các khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM; tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc, Phó trưởng khoa CNTT Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định; thầy Vũ Quang Huy, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
18:47
* Chào mừng các bạn trở lại với chương trình tư vấn trực tuyến CHỌN NGÀNH HỌC TƯƠNG LAI với khối ngành CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn , Fanpage facebook Báo Thanh Niên , kênh YouTube và Tik Tok. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc ngay có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Phần 2 có sự tham gia của các khách mời:
- Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM;
- Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc, Phó trưởng khoa CNTT Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
- Thầy Vũ Quang Huy, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Khách mời tham dự chương trình - ĐÀO NGỌC THẠCH
18:53
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Năm nay thì việc tuyển sinh của nhà trường hầu như đều sử dụng phương pháp trực tuyến thay vì trực tiếp như nhiều năm trước vì tình hình dịch bệnh.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc - Đ.N.T
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thì có 16 ngành trong nhóm ngành công nghệ và CNTT. Và theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì không chỉ có nhóm ngành CNTT mà còn có những nhóm ngành liên ngành, xuyên ngành để các em ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu CNTT của xã hội.
18:54
Tiến sĩ Ngô Minh Hải: Trường ĐH Gia Định có nhiều ngành xu hướng như phân tích dữ liệu, Robotic, dự báo, AI... Khi vào nhà trường, các em có thể học công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm, đa phương tiện, từ năm 3 các em được chọn các ngành mà các em thật sự có khả năng.
Trường liên kết với các tập đoàn, để các em được thực tập trong quá trình học. Sinh viên nhập học sớm tại trường thì được nhận học bổng 10%.
18:59
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả: Hiện nay Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đào tạo đa ngành nghề và nhóm ngành công nghệ cũng là nhóm ngành mũi nhọn của trường.
Năm nay trường tăng thêm 6 ngành, trong đó có 2 ngành liên quan đến liên ngành là ngành quản trị kinh doanh thực phẩm (trong đó 40% về quản lý, 60% về công nghệ kinh doanh thực phẩm), và ngành kinh doanh dệt may thời trang cũng thiên hướng vừa về kinh tế và dệt may. Khi học những nhóm ngành liên ngành này, ra trường các em có thể làm được cả hai lĩnh vực.
19:07
Thầy Vũ Quang Huy: Chúng tôi xét tuyển 50 ngành, trường tập trung vào các khối ngành như kỹ thuật công nghệ, kinh tế du lịch, xã hội nhân văn, ngoại ngữ, sức khỏe, kiến trúc, mỹ thuật... Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xét tuyển bằng 4 phương thức: điểm tốt nghiệp THPT năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực, xét học bạ điểm năm lớp 12 cho 3 môn (tổng 3 môn là 18 điểm trở lên); xét học bạ từ 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Phương thức xét học bạ trường đang nhận hồ sơ.
Các em nhập học sớm sẽ được giảm học phí. Theo học ngành CNTT, các em được hỗ trợ việc làm.
19:09
Học sinh hỏi: "Thích chơi game và muốn làm việc trong lĩnh vực này thì có thể học ngành nào. Và không có năng khiếu đồ họa thì có học được ngành này không?"
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Khi muốn làm ra những sản phẩm trên các thiết bị di động hay máy tính, nói chung là các sản phẩm về phần mềm thì phải học ngành kỹ thuật phần mềm. Trong chương trình đào tạo sẽ dạy cho các bạn các kiến thức về thiết kế phục vụ sản phẩm về game.
Nếu bạn không có năng khiếu về đồ họa, thì cũng không sao bởi vì hiện nay hầu hết công việc máy tính đều có thể làm được. Nên khi học lập trình, các bạn vẫn được dạy về thiết kế đồ họa trên các phần mềm để các bạn có thể thiết kế được.
19:15
Tiến sĩ Ngô Minh Hải: Tôi mê chơi game. Tôi có anh bạn hồi THPT, không đi học ĐH, chỉ chơi game, và sau này bạn thành lập esport đầu tiên của Việt Nam. Bạn ấy đã phát huy được năng lực của mình.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải - Đ.N.T
Nếu học game, thì không chỉ biết đồ hoạ, mà còn cần biết thiết kế, bán sản phẩm làm ra. Không phải đi sâu ngành game mới làm trong ngành game.
19:18
Bạn đọc hỏi: Phân tích dữ liệu lớn là sao (Big Data)?
Thầy Vũ Quang Huy: Theo học lĩnh vực này, các em được học nhiều, được học nhiều kiến thức, cơ sở dữ liệu ứng dụng, phân tích ứng dụng, học bảo mật, các bạn ra trường có mức lương khá cao.
Nhưng các bạn đừng đặt nặng quá mức lương của mình khi mới ra trường, nếu các bạn thật sự giỏi thì hiển nhiên sẽ có lương cao, ngược lại, nếu khá thì các bạn hãy bình tĩnh trau dồi thêm.
19:20
Học sinh hỏi: "Em ở xa và muốn đăng ký bằng xét tuyển bằng học bạ thì phải như thế nào?"
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả: Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có 4 phương thức xét tuyển nhưng do dịch bệnh nên các bạn chỉ cần nộp hồ sơ online hoặc là qua bưu điện. Các em ở tỉnh thì nên sử dụng 2 phương pháp này.
Đối với nhóm ngành công nghệ và CNTT thì trường hiện có 2 ngành là: CNTT và an toàn thông tin.
19:26
Học sinh hỏi: Học công nghệ thông tin thì toán phải giỏi đúng không ạ?
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Nếu nhìn nhận năng lực toán dưới 7 điểm học CNTT sẽ vất vả thì đó chỉ là một góc nhìn, chứ nó chưa phải là góc nhìn tổng quát. Toán khi các em học ở phổ thông là toán về lượng giác, hình học, đại số còn toán khi học về CNTT là toán trên máy tính. Nói giỏi toán để học thông tin thì thực ra là giỏi về tư duy các môn tự nhiên nói chung. Nên khi các bạn học toán trung bình cũng học CNTT được, chứ không nhất thiết toán phải giỏi.
Và tôi cũng có lời khuyên là việc chọn ngành nghề phụ thuộc vào sở thích của mình, chúng ta hiện nay có rất nhiều trường đại học nên phải chọn ngành nghề đúng sở thích để theo học và sau này ra trường có thể gắn bó ngành nghề đó lâu dài và có niềm vui hơn mỗi ngày.
19:29
Tiến sĩ Ngô Minh Hải: Tôi không muốn khuyên các em vào trường của tôi nếu các em không hiểu bản thân mình. Muốn chọn nghề thì các em phải hiểu bản thân trước, nên làm trắc nghiệm để hiểu mình, rồi chọn ngành, lĩnh vực, nghề.
Trường ĐH đào tạo ra tài năng, doanh nghiệp thì sử dụng nhân sự, vậy tại sao không ngồi lại với nhau? Hai bên cần gì thì nói với nhau. Ở đây chúng tôi dạy 30-30-40, tức là 30% lý thuyết, 30% tương tác với giảng viên, và 40% sinh viên thể hiện tài năng được trường ĐH đào tạo khi làm ở doanh nghiệp.
19:35
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả: Học các nhóm ngành về công nghệ thì cần kiến thức cơ bản, dù không đòi hỏi các bạn phải 7 điểm môn toán, nhưng các bạn phải nắm được các kiến thức nền tảng ở các môn phổ thông có liên quan. Và sau khi vào đào tạo thì các bạn sẽ được đào tạo về các môn chuyên ngành.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả - Đ.N.T
Trong quá trình học, các bạn còn được thực hành và trải nghiệm thực tế. Ngoài ra, ở Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, các bạn còn được đào tạo về các kỹ năng. Ở trường học theo hướng nghiên cứu ứng dụng nên các bạn phải có kỹ năng về tự học, học nhóm và kỹ năng ngoại ngữ rất quan trọng trong nhóm ngành công nghệ do tài liệu nước ngoài về khối ngành này rất nhiều.
19:38
Thầy Vũ Quang Huy: Các em học năm nhất chọn sai ngành rất nhiều, vì các em chưa hiểu rõ sở thích và đam mê, thích là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Ví dụ, CNTT cần học tốt các môn tự nhiên. Tiếp theo, các em phải học tốt ngoại ngữ, đầu tư nhiều về ngoại ngữ, từ cơ bản tới chuyên ngành. Trong quá trình học, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM rèn luyện tiếng Anh rất nhiều cho các em sinh viên.
Để chọn không sai ngành, các em hãy tham khảo nhiều ý kiến của người đi trước, xem bản thân thật sự giỏi gì, đam mê gì.
Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, sinh viên có 40 CLB đội nhóm trong trường, chú trọng kỹ năng thực hành, giao tiếp của các bạn. Nhà trường mở các buổi hướng dẫn viết CV, đào tạo thực hành, 60% thời gian học của sinh viên là thực hành, doanh nghiệp, nhà trường gắn kết với nhau. Khi đó, năng lực đã có, kỹ năng mềm có, các sinh viên ra trường đi làm vui là kiếm được tiền thôi.
19:42
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Nhu cầu của thị trường về nhóm ngành CNTT rất lớn. Chúng ta thấy thực tế hiện nay, trường đại học cũng đang hướng tới đạo tạo đại học số, cách học cá nhân hóa, mỗi người học thời gian khác nhau, và học bất cứ thời gian nào... Nên nhìn chung khối ngành về CNTT cơ hội việc làm rất nhiều và lương rất cao.
19:44
Tiến sĩ Ngô Minh Hải: Hiện nay chúng ta thấy nhiều em ra trường làm nhiều nghề mới như review món ăn, travel blogger... Điều này đặt ra vấn đề, cái chúng ta cần thay đổi là cách đào tạo, số hóa mọi thứ, tiết kiệm chi phí, đưa thông tin tới sinh viên càng nhanh càng tốt, cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp càng sớm càng tốt...
19:46
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả: Hiện nay Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM Phối hợp nhiều công ty chuyên về công nghệ nên nhu cầu đặt hàng từ doanh nghiệp rất nhiều cho khối ngành này.
Tôi có lời khuyên là trong quá trình học thì các em nên chọn đúng đam mê, ngoài việc học kiến thức thì còn học kỹ năng để có được ngành nghề mong muốn. Có đam mê, có phấn đấu và nỗ lực thì chắc chắn các em sẽ có được việc làm.
19:48
Thầy Vũ Quang Huy: Các em sinh viên hãy cố gắng, tôi luôn tin là với sự nỗ lực của các em thì các em có cơ hội thành công sớm hơn các thầy rất nhiều. Sinh viên CNTT khác biệt với các ngành khác, nhu cầu nhân sự lớn, thu nhập rất cao, nhất là sau 10-15 năm nữa.
Thầy Vũ Quang Huy - Đ.N.T
19:49
*** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết về khối ngành công nghệ và CNTT để có thể quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH. Chương trình sẽ tiếp tục vào tuần sau với chủ đề khối ngành KỸ THUẬT-THIẾT KẾ- MỸ THUẬT- KIẾN TRÚC cũng tại địa chỉ này, mời bạn đọc đón xem. Xin chào và hẹn gặp lại.
Những lợi ích khi trẻ em học lập trình Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc học viết mã sẽ giúp trẻ em phát triển toàn diện hơn, bất kể con đường mà các em chọn để đi sau này là gì. Câu hỏi là làm sao truyền cảm hứng cho trẻ học viết mã và những lợi ích mà nó mang lại là gì để phụ huynh có thể trợ giúp. Dưới...