Không biến ‘động lực’ thành ‘áp lực’ với giáo viên
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam chia sẻ giải pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.
Cô trò Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm ( Hà Nội) trong giờ học. Ảnh: Thế Đại.
Vai trò quan trọng của hiệu trưởng
- Theo ông, đâu là chủ thể quan trọng nhất giúp giáo viên có được động lực trong công việc?
Xây dựng trường học hạnh phúc là giải pháp cơ bản nhất nhằm làm giảm áp lực cho giáo viên. Trong đó, hiệu trưởng là người gieo mầm, là cánh chim đầu đàn, người cầm lái tiên phong của nhà trường.
Hiệu trưởng cần hiểu rõ các loại nhu cầu (nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu liên kết/giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định) tác động đến tâm lí làm việc của giáo viên, từ đó có các biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể là thực hiện “5 đáp” đối với giáo viên:
Đáp ứng nhu cầu sinh học cho giáo viên để có sự yên tâm, thoải mái trong công việc. Nhà trường cần bảo đảm các điều kiện làm việc; tổ chức thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho giáo viên; bảo đảm trả lương, thưởng và phúc lợi (nếu có) đúng, đủ, minh bạch.
Ông Đặng Tự Ân.
Đáp ứng nhu cầu an toàn cho giáo viên. Bố trí cảnh quan, sắp xếp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường bảo đảm an toàn. Đưa ra các biện pháp xử lý kỷ luật khéo léo. Xây dựng nội quy nhà trường phù hợp. Khen, thưởng xứng đáng khi hoàn thành tốt công việc…
Đáp ứng nhu cầu liên kết, giao tiếp. Theo đó, nhà trường cần hỗ trợ giáo viên thực hành phương pháp giao tiếp khoan dung dựa vào sự đồng cảm, thấu cảm và không phán xét để tạo nên một không khí bình an, không bạo lực. Xây dựng quan hệ thân thiện, hợp tác giữa giáo viên với nhau. Xây dựng quan hệ cởi mở, hợp tác giữa hiệu trưởng với giáo viên. Tạo dựng bầu không khí thân tình, hợp tác trong nhà trường. Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên: Du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao… Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong nhà trường…
Đáp ứng nhu cầu được tôn trọng của giáo viên. Để làm được điều đó, cần trao quyền tự chủ cho giáo viên trong thực hiện công việc; phát huy dân chủ trong nhà trường. Thầy cô được tham gia có hiệu quả vào các công việc của trường, được tin tưởng giao việc và được giao việc đúng sở trường, năng lực… Khen thưởng kịp thời thành quả công việc của giáo viên. Công bằng trong đánh giá nỗ lực bỏ ra và tiến bộ trong công việc của giáo viên…
Video đang HOT
Đáp ứng nhu cầu tự khẳng định của giáo viên. Trong đó, khuyến khích các hoạt động hợp tác nhằm mục đích không cạnh tranh hay tranh giành thắng thua. Thực hiện nhiều cách sáng tạo để đề cao, tôn vinh những đóng góp của giáo viên. Tạo cơ hội cho mọi người được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cần thiết cho công việc. Khích lệ mọi người thử nghiệm ý tưởng mới và sử dụng các sáng tạo trong công việc. Tạo cơ hội thăng tiến công bằng cho mọi giáo viên. Tổ chức hiệu quả các hoạt động tôn vinh nghề nghiệp…
Cô trò Trường Tiểu học Phenikaa.
Nguyên tắc cần tuân thủ
- Đôi khi ranh giới giữa tạo động lực và áp lực rất mong manh. Theo ông, cần quan tâm đến những vấn đề gì để không biến “động lực” trở thành “áp lực”?
Bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Khi một nhu cầu được thỏa mãn về cơ bản, nó sẽ dần mất đi và nhu cầu mới lại xuất hiện. Sự thỏa mãn nhu cầu chính đáng có tác động tích cực tới động lực của mỗi người. Tùy thuộc vào từng nhà trường, vào nhu cầu của các cá nhân khác nhau mà lựa chọn biện pháp tác động phù hợp.
Với nghề giáo, bên cạnh nguyên tắc tác động vào nhu cầu như nói ở trên còn cần tôn trọng đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên. Nghề giáo là một nghề đặc thù, vì vậy giáo viên rất mẫn cảm với cái “tôi” và chuyên môn mà mình phụ trách. Với giáo viên, bên cạnh nhu cầu cơ bản là thu nhập hợp lý để có thể sống được bằng nghề dạy học, họ rất cần được thấu hiểu đặc điểm công việc của “ông thầy tổng hợp”.
Nếu hiệu trưởng không trân trọng những cố gắng và tiến bộ, thành công (có thể chỉ là rất nhỏ) của họ, thì họ cảm giác bị thiếu tôn trọng, bị vùi dập và họ sẽ có thể không còn muốn cố gắng nữa.
Khi giáo viên gặp khó khăn hay phạm phải sai sót, khuyết điểm trong công tác và sinh hoạt thì họ có nhu cầu được người lãnh đạo và đồng nghiệp trong trường chia sẻ, cảm thông. Nếu không được đáp ứng thì họ dễ sinh tâm lý tự ti, bỏ mặc và không thiết tha với công việc chung.
Các biện pháp tạo động lực cũng cần linh hoạt: Tạo động lực thông qua biện pháp kinh tế; phân công công việc phù hợp; cải thiện môi trường làm việc cho giáo viên…
Cô trò Trường tiểu học Phenikaa.
Kỹ năng tự hóa giải áp lực
- Ngoài những hỗ trợ như trên, giáo viên có thể tự tạo động lực cho mình như thế nào?
Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học sẽ hạnh phúc, nhà trường sẽ hạnh phúc.
Thay vì làm những điều lớn lao, cao xa, mỗi giáo viên cần học cách làm những việc giản dị nhưng vô cùng hiệu quả như: Bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp.
Thầy cô cũng cần rèn luyện điều tiết cảm xúc và giảm stress. Ví dụ, biết gọi tên những nỗi sợ, lo âu, tìm hiểu nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực, hay tập những bài tập thể chất (thở, đi bộ, tĩnh tâm…).
Một trong những tác động cải thiện cảm xúc của giáo viên trong trường chính là sự thấu cảm.
Trong nhà trường, hiệu trưởng cần hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn từng giáo viên; đến lượt giáo viên cũng cần sự thấu cảm tương tự đối với học sinh, cha mẹ học sinh một cách chân thành nhất.
Có bốn thành tố thực hành rèn luyện, giao tiếp thấu cảm trong nhà trường gồm: Quan sát, cảm nhận, bày tỏ nhu cầu, yêu cầu/đề nghị.
Quan sát: Nhìn nhận tình huống và lắng nghe một cách đơn thuần mà không phán xét, diễn dịch, phân tích, so sánh .
Cảm nhận: Kết nối với những cảm giác, cảm xúc của chính mình trong hiện tại, và diễn đạt những cảm nhận ấy một cách chân thật, với chủ ý xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ; không phán xét, đổ lỗi hay so sánh.
Bày tỏ nhu cầu: Bày tỏ một cách chân thật nhu cầu hay điều mà mình đang cần hay đang mong mỏi ngay lúc ấy.
Yêu cầu/đề nghị: Đưa ra một yêu cầu hay đề nghị cụ thể và khả thi để giúp chăm sóc một nhu cầu nào đó mà mình đang có. Ngôn từ và cách biểu đạt yêu cầu hay đề nghị có thể thẳng thắn, nhưng không nên mang tính cách bó buộc, đòi hỏi, hăm dọa, hay bảo thủ. Nếu bản thân có lỗi, có sai lầm thì nên thành thật nhận lỗi trước. Không che giấu, không thanh minh, hãy đón nhận sự phê bình của đối phương. Nếu có sự hiểu lầm, cần cùng đối phương giải quyết với thái độ hết sức bình tĩnh, khiêm tốn.
- Xin cảm ơn ông!
Nhân lên niềm tin bước vào năm học mới
380 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh là con thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 760 triệu đồng; 32 học sinh lớp 9 đạt giải cao môn tiếng Anh cấp tỉnh nhận phần thưởng của Công ty Cổ phần (CP) giáo dục và đào tạo Ecovalley Việt Nam.
Đó là những suất học bổng và phần thưởng được trao trong Chương trình 'Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em tới trường - Vì em hiếu học' lần thứ X, năm 2022 do Hội Khuyến học tỉnh tổ chức ngày 24-8 tại trường quay S1 của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học tỉnh trao học bổng cho các em học sinh TP. Phổ Yên.
Đến lớp 12A2, Trường THPT Trần Phú (Võ Nhai), chúng ta sẽ gặp cô học trò đáng để nhiều bạn cùng trang lứa học tập. Đó là Hoàng Thị Hồng, dân tộc Dao, ở xóm Thượng Lương, xã Nghinh Tường. Gia đình làm nghề nông, tất cả thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên bố mẹ Hồng phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và lo cho ba chị em ăn học. Đã vậy, mẹ em lại thường xuyên đau ốm. Thương bố mẹ vất vả, thương em nhưng Hồng vẫn luôn cố gắng vươn lên trong học tập và dành thời gian để giúp bố mẹ công việc gia đình. Nhiều năm liền em luôn đạt danh hiệu học sinh khá, được nhà trường, thầy cô biểu dương, khen thưởng.
Em Trần Văn Hoàn, học sinh lớp 7B, Trường THCS Hà Châu (Phú Bình) là anh cả trong một gia đình có 3 anh em. Hai em gái của Hoàn tuổi còn nhỏ. Bản thân Hoàn bị mắc bệnh "tan máu bẩm sinh". Em đang ở tuổi 13 nhưng cơ thể rất yếu ớt, đã phải trải qua biết bao cuộc điều trị, cuối cùng em phải chấp nhận sống chung với bệnh tật. Hằng tháng, gia đình phải đưa em đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để điều trị. Gia đình em sống cùng ông nội năm nay đã 89 tuổi, bị tai biến nằm liệt giường suốt 20 năm nay. Mẹ em phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con, phụng dưỡng ông nội. Bố em cũng không dám đi làm xa, chỉ quanh quẩn ruộng nương gần nhà nên thu nhập của gia đình rất bấp bênh. Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Hoàn lại rất lạc quan và luôn phấn đấu vươn lên trong học tập.
Em Hứa Thị Trà, học sinh lớp 8, Trường THCS xã Khe Mo (Đồng Hỷ) sinh ra trong một gia đình thuộc diện hộ nghèo, mồ côi bố từ lúc còn nhỏ tuổi. Mẹ em không may bị tai nạn giao thông, sức khỏe thường xuyên đau yếu. Mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng em luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. 8 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh tiên tiến. Thấu hiểu sự vất vả của mẹ, ngoài việc học ở trường, em thường xuyên giúp đỡ mẹ làm việc nhà, tham gia lao động sản xuất để kiếm thêm thu nhập giúp mẹ.
Đó chỉ là 3 trong rất nhiều gương mặt tiêu biểu được nhận học bổng tại Chương trình "Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em tới trường - Vì em hiếu học" năm nay. Với các em, đây quả là món quà vô cùng ý nghĩa. Nó không chỉ giúp gia đình các em vơi đi phần nào gánh nặng, mà còn là nguồn động lực tinh thần giúp các em thêm kiên trì, cố gắng học tập thật tốt.
Nhiều năm nay, tất cả các địa phương trong tỉnh đều tích cực hưởng ứng và tổ chức Chương trình một cách chu đáo, có ý nghĩa động viên, giáo dục sâu sắc đối với các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nhiều nhà hảo tâm đã chủ động tìm đến tổ chức khuyến học các cấp để đăng ký ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần, trao tặng những suất học bổng đầy ý nghĩa.
Ngay trong những ngày tháng Tám lịch sử năm nay, khi dịch bệnh đã tạm lắng xuống, các cấp hội khuyến học từ xóm, bản, tổ dân phố đến các xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã và đang lựa chọn nhiều hình thức tổ chức Chương trình phù hợp, kịp thời động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tự tin bước vào năm học mới.
Năm nay, được sự quan tâm của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chương trình được tiếp nhận 200 triệu đồng từ Quỹ Khuyến học Việt Nam, đồng thời tiếp tục nhận được sự đồng hành của Viettel Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên, cùng với sự tham gia của Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh, một số doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn và các nhà hảo tâm với số tiền trên 1 tỷ đồng, vượt so với cùng kỳ này năm trước hơn 300 triệu đồng.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học tỉnh, cho biết: Suất học bổng cấp tỉnh năm nay được nâng lên mức 2 triệu đồng/suất (năm 2021 là 1 triệu đồng/suất). Nét mới trong Chương trình năm nay, ngoài các suất học bổng bình xét theo thông lệ, thiết thực hướng về kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022), Thường trực Hội Khuyến học tỉnh đã quyết định dành 20 suất học bổng cho các cháu là con thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, để tiếp tục động viên, khích lệ việc học ngoại ngữ của các cháu học sinh, Công ty CP giáo dục và đào tạo Ecovalley Việt Nam đã tìm đến Hội Khuyến học tỉnh và dành phần thưởng tặng cho 32 cháu đoạt giải Nhất, Nhì, Ba môn tiếng Anh lớp 9 của tỉnh năm học 2021-2022 với tổng trị giá phần thưởng là 27,6 triệu đồng.
Có thể khẳng định, Chương trình là một chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã trở thành truyền thống của Hội Khuyến học các cấp hàng năm. Chương trình đã giúp đỡ những học sinh nghèo đang gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho các em thêm tự tin, yên tâm và phấn khởi khi bước vào năm học mới.
9 năm qua (2013-2021), Chương trình "Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em tới trường - Vì em hiếu học" trên địa bàn tỉnh đã trao tặng học bổng cho 406.737 lượt học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, với số tiền gần 52 tỷ đồng. Chương trình đã mang lại hiệu ứng xã hội tích cực, được nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ, tạo nên dấu ấn nổi bật trong hoạt động khuyến học, khuyến tài.
Trường học hạnh phúc khi thầy, cô giáo thay đổi Mấu chốt để xây dựng trường học hạnh phúc là thầy, cô giáo phải thay đổi, cán bộ quản lý phải thay đổi. Vậy hiệu trưởng có dám tự nhìn nhận, bước ra khỏi "vùng an toàn" và thay đổi hay không? Học sinh Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: NVCC. Truyền lửa cho học trò Cô Nguyễn Thị Thuỷ...