Không bị động khi thực hiện Chương trình GDPT mới
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, Chương trình GDPT mới sẽ triển khai ở bậc TH từ năm học 2019 – 2020, đối với bậc THCS từ năm học 2020 – 2021. Như vậy, việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ… đòi hỏi các địa phương phải nhanh chóng, gấp rút và tập trung mọi nguồn lực.
Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ và CSVC cho đổi mới GD. Ảnh: Đ.Hạnh
Ông Nguyễn Trung Thành – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ (Hà Giang) trao đổi cùng PV Báo GD&TĐ xung quanh vấn đề chuẩn bị bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT mới.
Đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ
- Cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định trong thực hiện Chương trình GDPT mới. Vậy, ngành GD-ĐT Quản Bạ đã có phương hướng chuẩn bị ra sao, sẽ bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho 1.300 CBNV, GV toàn ngành thế nào, thưa ông?
- Đối với đội ngũ GV, khi thực hiện Chương trình GDPT mới sẽ nảy sinh những vấn đề cần giải quyết như: thay đổi cơ cấu đội ngũ GV ở các trường THCS; GV ở cấp học này phải chuyển từ dạy đơn môn sang dạy môn học có tính tích hợp rộng; SGK phải được soạn lại theo cấu trúc môn học tích hợp; cơ cấu đội ngũ GV cũng phải đa dạng hơn; quản lý kế hoạch dạy học ở nhà trường sẽ phức tạp hơn; chương trình phải được thiết kế có sự gắn kết, liên thông với nội dung đào tạo ở các trường nghề, trường đại học… Vì vậy, GV phải được đào tạo lại, bồi dưỡng theo hướng trang bị kiến thức chuyên sâu; năng lực tư vấn nghề nghiệp, lựa chọn môn học. Những vấn đề này được quan tâm giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả, khả thi của chương trình mới.
Ông Nguyễn Trung Thành – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ -Hà Giang
Video đang HOT
Với đội ngũ CBQL, chúng tôi sẽ trang bị kỹ năng trong tình hình mới. CBQL phải có kỹ năng trong việc lên kế hoạch, xây dựng chương trình trong quá trình quản lý. CBQL cần giao quyền chủ động cho GV trong quá trình dạy học chứ không phải cầm tay chỉ việc. Người quản lý không chỉ bằng kinh nghiệm cảm tính, bằng thói quen chủ quan mà cần được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nghiên cứu và thực nghiệm. CBQL phải được bồi dưỡng chuẩn năng lực nghề nghiệp mới trong bối cảnh đổi mới chương trình phổ thông hiện nay. Tóm lại, CBQL cần phải được bồi dưỡng về cách thức để đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm phải sáng tạo và phát huy hết năng lực của mình cho sự phát triển của nhà trường.
Để bảo đảm đủ điều kiện CSVC, ngành tham mưu cho UBND huyện ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà lưu trú cho HS theo các Đề án, Dự án, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, kiên cố hóa trường, lớp học và các nguồn vốn khác. Cùng đó, thực hiện tốt công tác XHH giáo dục nhằm thu hút, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng chung tay chăm lo cho công tác giáo dục; khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, tập thể, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, viện trợ và hỗ trợ giáo dục của huyện dưới nhiều hình thức khác nhau; vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất.
Không để bị động
Quản Bạ – huyện có đông HSDT học tập và bán trú tại trường. Ảnh: Đ.Hạnh
- Để chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới sẽ triển khai ở bậc TH từ năm học 2019 – 2020, trước đó ngành GD-ĐT Quản Bạ đã có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện ra sao để các nhà trường, thầy cô có sự thích nghi nhanh chóng và hiệu quả?
- Những nhiệm vụ giáo dục TH mà ngành GD-ĐT Quản Bạ đã chỉ đạo và triển khai quyết liệt trong năm học này bao gồm:
Các trường TH xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá HS TH theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập của HS. Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, kiên quyết không để HS “ngồi nhầm lớp”. Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ (Tiếng Anh) và Tin học
Mặt khác, chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương…
Các nhà trường cũng tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở các trường tiểu học. Triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục ở 100% lớp 1 của các trường TH.
Xây dựng và sử dụng hiệu quả thư viện lớp học, thư viện trường học; tổ chức các hoạt động giáo dục tại thư viện nhằm phát huy tốt công năng của thư viện và phát triển văn hóa đọc cho HS, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học.
Chủ động chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDPT mới: Tiếp tục thực hiện tốt các đề án, chương trình, kế hoạch về giáo dục của tỉnh, huyện; xây dựng và thực hiện kế hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện Chương trình GDPT mới bắt đầu từ lớp 1 năm học 2019 – 2020, đặc biệt quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng GV dạy các khối lớp và ưu tiên cho khối lớp 1 vì đây là khối lớp đầu tiên trong cấp học phổ thông thực hiện Chương trình, SGK mới. Đẩy mạnh việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tránh những bất cập khi thực hiện Chương trình GDPT mới.
- Quản Bạ là huyện có số HS DTTS khá đông, việc phát triển mô hình trường TH bán trú vùng đông HS DTTS để nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị cho triển khai Chương trình, SGK mới đã được quan tâm và tạo điều kiện triển khai ra sao?
- Với nhiệm vụ nâng cao chất lượng mô hình trường PTDT bán trú để chuẩn bị cho triển khai Chương trình, SGK mới, ngành Giáo dục đã triển khai chỉ đạo các trường học phát huy nội lực, tập trung vào một số nhiệm vụ như: Thực hiện tốt đề án chuyển HS từ các điểm trường về trường chính và sáp nhập điểm trường bậc TH giai đoạn 2016 -2020; Tiếp tục nâng cao chất lượng các mô hình phục vụ thiết thực cho công tác dạy và học.
Các trường tổ chức tốt việc giáo dục kỹ năng sống, truyền dạy văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian, tuyên truyền kiến thức về nông thôn mới, định hướng nghề nghiệp phù hợp với đối tượng học sinh từng bậc học…; Xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu cho HS ở trường chính cũng như điểm trường. Thực hiện tốt mô hình trồng rau, nuôi lợn cải thiện bữa ăn và mua sắm sinh hoạt của HS.
Đức Hạnh
Theo GDTĐ
Toàn bộ giáo viên Hưng Yên sẽ họp rút kinh nghiệm sau vụ nữ sinh bị đánh
Cuộc họp trực tuyến sẽ được tổ chức trong tuần này nhằm thông báo, rút kinh nghiệm sự việc và tư vấn cách xử lý bạo lực học đường.
Sau cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng 31/3, ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, giao công an tỉnh phối hợp với công an huyện Ân Thi cử điều tra viên giỏi nhất xác minh việc năm học sinh trường THCS Phù Ủng lột quần áo, đánh bạn nhằm hoàn thiện hồ sơ, đưa ra kết luận sớm nhất.
Theo ông Dương Tuấn Doan, Chánh văn phòng UBND huyện Ân Thi, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo họp trực tuyến toàn tỉnh với sự tham gia của 100% giáo viên trong tuần này nhằm thông báo, rút kinh nghiệm sau sự việc ở trường THCS Phù Ủng, tư vấn thầy cô cách xử lý khi xảy ra bạo lực học đường. Giám đốc Sở Giáo dục sẽ chủ trì việc này.
"Về phía huyện, chúng tôi đã quán triệt tới các trường là cố gắng hết sức để không xảy ra bạo lực học đường thêm nữa", ông Doan nói.
Ông Dương Tuấn Doan, Chánh văn phòng huyện Ân Thi. Ảnh: Dương Tâm
Trong 15 ngày hiệu trưởng trường Phù Ủng bị đình chỉ công tác phụ trách chung, phó hiệu trưởng sẽ thay thế điều hành. Một phó phòng giáo dục phụ trách khối THCS được điều xuống trường, thường xuyên có mặt chỉ đạo.
Hôm nay, năm học sinh đánh bạn có thể đến trường học bình thường vì thời hạn đình chỉ một tuần đã hết, nhưng các em vẫn phải phối hợp với cơ quan điều tra khi được yêu cầu, ông Doan thông tin.
Trước đó 17h30 ngày 22/3, 5 học sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng đã lột quần áo, đánh bạn ngay tại lớp học. Gia đình đã nộp đơn đến công an xã và huyện đề nghị làm rõ sự việc sau khi nhận thấy nhà trường có dấu hiệu che giấu. Sáng 30/3, UBND huyện Ân Thi đình chỉ công tác điều hành chung của Hiệu trưởng Nhữ Mạnh Phong để tập trung xử lý sự việc.
Sáng 31/3, Bộ Giáo dục cùng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên xuống trường làm việc. Ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, đã yêu cầu huyện Ân Thi "xem xét làm quy trình cách chức đối với Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách đội; xem xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ". Giáo viên chủ nhiệm cần bị xử lý nặng hơn "vì không nắm được tâm tư của học sinh". Lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị xem xét hạnh kiểm của học sinh tham gia hành hung, những em chứng kiến mà không can ngăn.
Dương Tâm
Theo VNE
Quảng Ninh thông tin việc học sinh Trường THPT Tiên Yên nghỉ học Mấy ngày gần đây, dư luận rất quan tâm việc trong ngày 25 và 26/3, Trường THPT Tiên Yên có khoảng 500/569 học sinh đột ngột nghỉ học. Về vấn đề này, lãnh đạo UBND tỉnh đã có cuộc họp với Sở GD&ĐT và huyện Tiên Yên để chấn chỉnh, ổn định học tập cho các em học sinh. Lãnh đạo tỉnh Quang...