Không ăn sáng nguy hiểm thế nào?
Bạn sẽ có nguy cơ bị đau dạ dày, sỏi mật, táo bón và béo phì nếu không ăn sáng.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Khi không ăn sáng, cơ thể bạn lúc này buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt. Bởi vậy, nếu không muốn bị “già nhanh” thì nhất định bạn không được bỏ bữa sáng.
Dễ mắc bệnh sỏi mật, sỏi tiêu hóa
Mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn nếu bạn không ăn sáng. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Ngoài ra, do không ăn sáng, ruột của bạn sẽ bị trống rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước cũng không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
Không ăn sáng rất có hại cho sức khỏe. (Ảnh: K14)
Đau dạ dày
Đây là bệnh dễ mắc nhất ở những người không hay ăn sáng. Bởi bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều để co bóp và tiêu hóa (kể ra khi không có thức ăn), nên dễ bị viêm, loét dạ dày…
Táo bón
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng để tiêu hóa thức ăn theo đúng đồng hồ sinh học. Nhưng nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
Béo phì
Một số người thường có thói quen bỏ bữa sáng nhưng lại ăn nhiều vào buổi trưa và buổi tối đề “bù” lại lượng năng lượng đã mất. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.
Bởi theo các chuyên gia, do biểu đồ hoạt động của con người thường có xu hướng ít vận động vào buổi chiều và tối. Trong khi lại ăn nhiều vào hai bữa trưa, tối sẽ khiến thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, làm nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều dẫn đến béo phì.
Video đang HOT
Một bữa sáng đầy đủ, nhiều dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc mệt mỏi. (Ảnh: Zing)
Suy giảm sức đề kháng
Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
Ăn sáng thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Theo các chuyên gia, khung giờ từ 7 đến 8 giờ sáng là thời điểm thích hợp nhất cho bữa sáng. Bởi thời điểm này biểu hiện thèm ăn của cơ thể rõ nhất, cơ quan tiêu hóa cũng nhờ đó mà hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, thời gian ăn bữa sáng nên cách bữa trưa từ 4 đến 5 giờ đồng hồ, không nên ăn quá muộn hay quá sớm để hai bữa không mất cân đối, khiến việc no, đói bất hợp lý, gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, bữa sáng tuy là bữa quan trọng nhất, nhưng bạn cũng không vì thế mà cố “nhồi nhét” để ăn quá no. Bữa sáng thích hợp nên là đồ ăn ấm nóng, có rau xanh, hoa quả, ưu tiên ngũ cốc, trứng, sữa và hạn chế đồ ăn sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Theo VTC
Bà xã ca sĩ Hoàng Bách bật mí bữa sáng cân bằng cho con
Theo Thanh Thảo, trước đây cô nghĩ chỉ cần ăn no bụng, con sẽ có đầy đủ sức khỏe, tinh thần để đi học nhưng đây là sai lầm trong việc chuẩn bị bữa sáng cho bé.
Bữa ăn sáng rất quan trọng cho cả người lớn và trẻ em. Chúng cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể trong cả ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em thường xuyên ăn sáng khả năng học hỏi tốt hơn so với các bé bỏ qua bữa ăn này. Tuy nhiên, việc chuẩn bị bữa sáng như thế nào để trẻ có đủ năng lượng lại khiến không ít bà mẹ "đau đầu".
Bữa sáng vội vàng, con có đủ năng lượng đến trường?
Mới đây, hot mom Đoàn Thanh Thảo - bà xã ca sĩ Hoàng Bách - chia sẻ trên trang cá nhân những trăn trở về việc chuẩn bị bữa sáng cho hai nhóc tỳ của mình. Cô viết: "Báo chí, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rất nhiều về vai trò của bữa sáng. Bữa ăn này còn được đánh giá quan trọng nhất trong ngày, nhưng đây cũng là khoảng thời gian Thảo tất bật nhất. 10 năm nay, mỗi sáng, Thảo luôn cố gắng để vừa chuẩn bị cho bản thân, vừa nấu hoặc mua đồ ăn cho anh Bách và các con. Tuy nhiên, càng lớn, Tê Giác, Meo Meo càng học và hoạt đồng nhiều hơn. Thảo rất lo các con bị mệt, uể oải khi đến trường vì thiếu năng lượng".
Theo Thanh Thảo, cơ thể trải qua một đêm dài không ăn uống nên sẽ rất đói. Vì vậy, buổi sáng cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng và tiếp thêm các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, buổi sáng của các bé cần nhiều năng lượng phục vụ cho học tập, chơi đùa nên bữa sáng phải đảm bảo để hoạt động.
Bà xã ca sĩ Hoàng Bách chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị bữa sáng cho hai nhóc tỳ trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.
Đồng quan điểm, mẹ Tu Lam Kha (TP.HCM), cho biết vì công việc quá bận rộn, chị không có đủ thời gian chuẩn bị cho con gái nhỏ Lina một bữa ăn sáng đầy đủ. Có khi, chị chỉ vào căng tin của trường hay hàng quán ven đường mua cho con một phần ăn nhanh.
"Nhiều khi thấy con ăn vội vàng bữa sáng để kịp đến lớp, mẹ không muộn giờ làm, Kha thấy thương lắm. Lina là chị cả nên luôn phải chịu thiệt thòi hơn hai em. Bữa sáng rất quan trọng nhưng con chỉ kịp ăn một chút, cộng thêm lịch học xuyên suốt từ 7h-19h liệu con có đủ năng lượng để học và vui chơi cả ngày dài hay không?", bà mẹ ba con tâm sự.
Với mẹ Thoa Trần (TP.HCM), chị cũng gặp tình huống tương tự. "Sáng nào cũng vậy, bé nhà tôi chỉ kịp ăn vài miếng rồi tranh thủ vào lớp. Gần tới kỳ thi học kỳ, bé áp lực, căng thẳng nên càng kén ăn hơn. Tôi lo rằng việc ăn uống như vậy con không có đủ năng lượng để học tập tốt, chưa kể cần tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác", chị Thoa Trần chia sẻ.
Tầm quan trọng của bữa sáng với trẻ
Bữa sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì đây là lúc các tế bào trong cơ thể hoạt động mạnh nhất và hấp thụ các loại chất dinh dưỡng hiệu quả. Bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, đảm bảo cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Những năm đầu đời là nền móng cho sự phát trển của cơ thể khi chúng ta trưởng thành. Vì vậy, bạn không được bỏ qua bất cứ bữa ăn nào trong ngày của trẻ trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không dưới 70% trường hợp trẻ bị bệnh là hệ quả đáng tiếc của việc ăn sáng không đều đặn.
Nếu không ăn sáng, trẻ sẽ có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn. Điều này liên quan đến nguy cơ bị béo phì. Bỏ bữa sáng, trẻ sẽ cảm thấy đói nhiều hơn vào giữa buổi hoặc ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo.
Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Trung tâm Khám, Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi được cung cấp bữa sáng đầy đủ, trẻ sẽ tập trung tinh thần cao và sáng tạo trong những hoạt động, nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như nhanh nhạy hơn trong việc phối hợp tay - mắt. Một bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng hàng ngày của mình, duy trì một cân nặng và chiều cao lý tưởng, có sức khỏe tốt hơn và ít mắc bệnh phải nghỉ học.
Gia đình ca sĩ Hoàng Bách cùng hai nhóc tỳ kháu khỉnh. Ảnh: FBNV.
Bữa sáng - chỉ cần ăn no?
Thanh Thảo cho hay trước đây cô nghĩ chỉ cần ăn sáng no bụng con sẽ có đầy đủ sức khỏe, tinh thần để đi học. Nhưng sau khi tìm hiểu thêm nhiều thông tin, Thảo nhận ra mình đã hiểu sai về cách chuẩn bị bữa sáng cho bé.
"Bữa sáng trẻ không cần ăn quá no mà nên đầy đủ các chất dinh dưỡng như bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất,... Đây mới là yếu tố quyết định giúp trẻ đủ năng lượng học tập, vui chơi cả ngày dài. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều các đồ ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ để ngăn ngừa các vấn đề về răng lợi và bệnh đái tháo đường sau này", bà xã ca sĩ Hoàng Bách, nói.
Bên cạnh đó, cô cũng gợi ý "chiêu" giúp con vui hơn khi ăn sáng là cả nhà ngồi bên nhau. "Thói quen này Thảo và anh Bách luôn cố gắng thực hiện để vừa gần gũi hơn với con, vừa khích lệ con ăn sáng, có thêm năng lượng, động lực để đến trường", Thanh Thảo tiết lộ.
Để chuẩn bị một bữa sáng đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ, các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia gợi ý các nguồn thực phẩm có chứa các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ:
- Protein và chất sắt: có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại hạt. Protein vốn được biết đến với vai trò tạo hình cơ bắp. Chất sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ của trẻ.
- Tinh bột: Chất này có nhiều trong cơm, cháo, khoai tây, khoai lang, mì,... Đây là nhóm thức ăn có chứa các tinh bột tạo nên chất bột đường cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của trẻ.
- Trái cây và rau xanh: Rau có vai trò lớn trong việc cung cấp cho cơ thể vitamin và chất xơ. Trái cây cũng chứa lượng vitamin cao, do đó các mẹ nên cho trẻ dùng thêm trong các bữa ăn.
- Sữa: Đây là nguồn dưỡng chất khá phong phú vì chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như protein, chất béo, sắt, kẽm, magiê, canxi, vitamin... Phụ huynh nên lựa chọn những sản phẩm làm từ sữa tươi để trẻ dùng kèm trong bữa ăn.
Thực đơn mẫu bữa sáng cho bé của hot mom Thanh Thảo:
Thực đơn 1:
- 1 hộp sữa Milo bữa sáng với bánh mì
- 1 quả trứng luộc
- 1 quả chuối hoặc bơ
Thực đơn 2:
- 1 hộp sữa Milo bữa sáng
- 2 lát bánh mì gối phết bơ hoặc pho mát
- 1 quả cam hoặc táo
Theo Zing
Đừng coi thường bữa sáng của con khi nghỉ hè Mùa hè là thời gian để vui chơi hay tranh thủ học tập? Làm sao để trẻ trải qua kỳ nghỉ hè lý thú, bổ ích mà vẫn đảm bảo sức khỏe? Đây là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Sau một năm học hành vất vả, trẻ luôn hào hứng khi kỳ nghỉ hè đến vì đây không chỉ...