Không ăn cơm có tác hại gì?
Cơm gạo trắng vốn được coi là một thực phẩm không lành mạnh bởi chứa ít dinh dưỡng và nhiều carb. Tuy nhiên với một số trường hợp, không ăn cơm có tác hại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Không ăn cơm, loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn là phương pháp ăn kiêng của nhiều chị em hiện nay. Vậy nhưng theo các chuyên gia, bác sĩ, việc kiêng hoàn toàn toàn tinh bột có thể ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, làm suy giảm trí nhớ và gây ra một số tình trạng không tốt đối với sức khỏe.
Không ăn cơm có tác hại gì?
1. Không ăn cơm gây suy giảm trí nhớ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (bộ môn thần kinh, Học viện Quân y 103) cho biết, hiện nay nhiều người coi các thực phẩm nhiều bột đường như cơm, mì,… là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm.
Chất bột đường (glucid/carbohydrat/glucose) là chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng quan trọng nhất của cơ thể, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần. Một gam carbohydrat cung cấp 4kcal năng lượng. Nó cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.
Đặc biệt, các glucid, glucose là chất đốt của não bộ, là nhiên liệu giúp não bộ hoạt động nên không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Với trọng lượng 1/50 trọng lượng cơ thể, nhưng mỗi ngày não cần tới 400 calo, tương đương với 1/5 tổng số năng lượng mà người bình thường cần trong một ngày.
Não bộ cần một lượng đường lớn để hoạt động – 20% lượng đường dung nạp vào cơ thể. Nó cũng là chất cần thiết để cơ thể duy trì cường độ vận động, cung cấp năng lượng cho não và cơ bắp.
Không ăn cơm khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một phần tinh bột, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của não. Từ đó gây suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng những loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm để lượng đường trong máu luôn ổn định như ngũ cốc thô, gạo không xát (gạo lứt), bánh mì đen, khoai lang, ngô,…
Ví dụ, khi vận động cơ thể không cung cấp đủ chất bột đường sẽ gây ra hiện tượng thiếu năng lượng cho cơ bắp và gây ra mệt mỏi. Không những thế, nếu thực phẩm ăn uống hằng ngày thiếu ngũ cốc trong thời gian dài còn làm cho hàm lượng đường máu thấp đi, gây ra chóng mặt, hoa mắt, tim loạn nhịp… Nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết.
Không nên bỏ bữa tối, thay vào đó là ăn nhẹ nhàng nhưng đủ chất để não có thể hoạt động ngay cả khi ta ngủ. Bữa cơm tối ảnh hưởng đến giấc ngủ, trí nhớ và hoạt động của não bộ.
Video đang HOT
2. Không ăn cơm gây mất ngủ
Nhiều người nghĩ rằng có thể giảm cân bằng cách nhịn ăn bữa tối, thế nhưng đây cũng là quan niệm sai lầm. Bữa cơm tối như đã nói là hết sức quan trọng. Bạn có thể ăn nhẹ nhàng nhưng phải đầy đủ chất để cơ thể hoạt động bình thường.
Không ăn cơm sẽ dễ dàng khiến cơ thể bị thiếu hụt bột đường, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, từ đó gây mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, nhịn ăn buổi tối sẽ khiến cơn đói trở nên cồn cào và bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
Thiếu ngủ khiến cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, khó tập trung vào công việc.
3. Không ăn cơm gây mất tập trung
Tinh bột là chất dinh dưỡng không thể thiếu để giúp não bộ hoạt động bình thường. Bởi vậy không ăn cơm làm cho bạn thiếu hụt tinh bột, dẫn đến khó tập trung vào học tập, làm việc.
Nếu không ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, chúng ta có khả năng mất trí nhớ. Cụ thể, một số người không ăn những thực phẩm giàu tinh bột trong vòng 1 tuần thì sẽ tổn thương trí nhớ và khả năng nhận thức. Nếu dung nạp chất đường, bột không đủ có thể sẽ làm giảm lượng đường glucose cần thiết để cung cấp cho tế bào não, từ đó ảnh hưởng tới tư duy, trí nhớ và học tập…
4. Không ăn cơm gây hạ đường huyết
Không ăn cơm khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để hoạt động bình thường sẽ khiến bạn đói, dẫn tới hạ đường huyết. Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm, có thể khiến bạn choáng váng, xây xẩm mặt mày, ngất xỉu,…
5. Không ăn cơm khiến cơ thể suy nhược
Không ăn cơm hoặc ăn quá ít cơm có thể khiến cơ thể suy nhược do thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu vitamin nhóm B đặc biệt quan trọng đối với cơ thể có trong cơm bao gồm các loại: vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie axit… làm sức đề kháng, làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, hạn chế sự phát triển của tế bào, gây mất cân bằng hệ thống thần kinh.
Nhịn ăn cơm, hay bất cứ thứ gì đều không được cho là giải pháp tốt để giảm cân mà ngược lại nó còn gây ra những tác hại xấu về lâu dài như: thiếu máu, giảm trí nhớ, viêm loét dạ dày…
Ăn bao nhiêu cơm là đủ?
Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể ăn cơm trắng một cách vừa phải mà không phải lo lắng về các vấn đề sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi bát cơm có thể tích 250 ml có chứa khoảng 200 – 240 calo. Từ sự đo lường này, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, mỗi người người lớn chỉ cần lượng tinh bột bằng ba bát cơm. Như vậy, một ngày mỗi người chỉ nên ăn không quá ba bát cơm để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tốt nhất không nên loại bỏ hoàn toàn cơm gạo trắng ra khỏi khẩu phần ăn, bạn cũng có thể thay thế cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
Những tác hại khôn lường của việc ngủ quá nhiều
Một giấc ngủ ngon và đủ mỗi ngày thực sự rất cần thiết. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe con người.
Trầm cảm
Dopamine và serotonin là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng của con người. Khi chúng ta ngủ quá nhiều, việc dẫn truyền các chất này lên não sẽ giảm một cách đáng kể, là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trầm cảm.
Đau tim
Theo một kết quả khảo sát tại Mỹ cho thấy, những người phụ nữ ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 38% so với những phụ nữ ngủ vừa đủ. Đồng thời, ngủ quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển khối u thất trái, tăng nguy cơ suy tim.
Ngủ quá nhiều có thể gây ra những tác hại khôn lường: trầm cảm, đau tim, béo phì,... Đồ họa: Kim Nhung
Béo phì
Càng ngủ nhiều thì thời gian vận động của bạn sẽ càng bị giảm đi, đồng nghĩa với việc lượng calories trong cơ thể không bị đốt cháy. Ngủ nhiều sẽ khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài gây tăng cân, béo phì.
Gây đau lưng
Do không được vận động, lại nằm lâu ở một tư thế trong một thời gian dài, sẽ dễ gây nên ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức toàn cơ thể, đặc biệt là vùng lưng.
Dễ mắc các bệnh về hô hấp
Khi ngủ, đặc biệt trong thời gian dài, chúng ta thường đóng kín cửa để tránh ánh sáng và tiếng ồn. Tuy nhiên hành động này nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến lượng không khí trong nhà không đủ lưu thông.
Thời gian dài trong phòng kín thiếu không khí sẽ sản sinh ra các vi khuẩn có hại, dẫn đến chất lượng không khí kém. Cộng thêm thời gian ngủ quá lâu, khiến con người rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Suy giảm trí nhớ
Ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các chức năng của não bộ. Nó khiến bộ não của bạn lão hóa nhanh, làm suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn nhịp sinh học
Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm một cách tự nhiên. Khi bạn ngủ quá nhiều có thể gây rối loạn nhịp sinh học, khiến bạn có thể ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại mất ngủ vào ban đêm...
Cẩn trọng với những cơn đau đầu vào buổi sáng Cơn đau buốt và nhói đầu có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất tập trung cả ngày. Sau một giấc ngủ dài chắc chắn khi tỉnh dậy vào buổi sáng, bạn sẽ thấy khỏe khoắn và tràn đầy sinh khí. Tuy nhiên những cơn đau đầu ập đến, phá hỏng toàn bộ lịch trình trong ngày của bạn. Cơn đau...