Khởi tố thêm 2 bị can trong vụ nhân viên ngân hàng làm giả giấy tờ
Công an đã khởi tố 2 bị can liên quan đến đường dây sử dụng, làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức do nhân viên ngân hàng Nguyễn Hữu Hoàng cầm đầu.
Chiều 12/10, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, đã khởi tố bị can đối với Phạm Bảo Quốc (SN 1995, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhân viên một ngân hàng tại Hà Nội) và Lê Thanh Huyền (SN 1995, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về hành vi “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
2 nghi phạm bị cơ quan công an khởi tố. Ảnh CACC.
Công an xác định, 2 nghi can này liên quan đến đường dây sử dụng, làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức, do đối tượng Nguyễn Hữu Hoàng (SN 1993) là nhân viên ngân hàng cầm đầu.
Công an xác định, Quốc là nhân viên ngân hàng, quen biết Nguyễn Hữu Hoàng và được Hoàng “add” vào nhóm zalo có nhiều nhân viên ngân hàng khác để mua bán giấy tờ giả.
Trong quá trình làm nhiệm vụ cho vay, nhiều khách hàng của Quốc gặp vướng mắc về hồ sơ, giấy tờ. Để giúp khách hàng vay được tiền của ngân hàng, Quốc đã liên hệ với Hoàng mua giấy tờ giả để lập hồ sơ tín dụng. Các tài liệu này được mua với giá 3,5 triệu đồng/ tờ.
Video đang HOT
Nghi phạm Lê Thanh Huyền làm công việc tự do, thường xuyên cộng tác với các nhân viên ngân hàng để đăng các bài viết hỗ trợ vay tiền.
Huyền đã mua 28 tài liệu giả của Hoàng với giá từ 2 triệu đồng – 4 triệu đồng/tờ. Sau khi nhận được các giấy tờ giả, Huyền sẽ chuyển trực tiếp cho các nhân viên ngân hàng để hỗ trợ khách.
Các đối tượng này đã mua bán giấy tờ giả từ năm 2022 đến tháng 4/2023.
Liên quan đến vụ án, công an đã khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về các hành vi “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức”. Ngoài 2 đối tượng trên, 3 đối tượng bị khởi tố trước đó gồm Nguyễn Hữu Hoàng, Đinh Tiến Cường và Trần Quốc Dương.
Mắc bẫy đổi tiền cũ lấy tiền mới, phó giám đốc ngân hàng bị lừa gần 9 tỷ đồng
Đang được hoãn thi hành án về tội lừa đảo, cô gái 30 tuổi từ quê ra Hà Nội, làm giả tài liệu cơ quan nhà nước, tiếp tục thực hiện 5 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 14 tỷ đồng.
TAND Hà Nội đã thụ lý hồ sơ để xét xử bị cáo Nguyễn Thị Diệu Hương, trú tại thị xã Hoàng Mai, Nghệ An, về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Diệu Hương không có nghề nghiệp và từng có tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong thời gian được hoãn thi hành án phạt tù, cô ta từ Nghệ An lên Hà Nội, thuê nhà ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông để sinh sống.
Lấy tên là Nguyễn Thị Lan Hương, tự giới thiệu là Trưởng phòng Ngân sách, Vụ Quản lý ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, cô này nói mình có nhiều mối quen biết, có thể xin được dự án, mua nhà giá rẻ, đổi tiền cũ lấy tiền mới không mất phí...
Với khả năng ăn nói, chỉ trong 3 năm từ 2018-2021, Hương thực hiện 5 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 14 tỷ đồng của nhiều người. Đáng chú ý có cả những người có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cũng mắc bẫy.
Anh N - Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng - là một trường hợp như vậy. Tin lời Hương, từ tháng 1-2021 đến 4-2021, anh này đã nhận tiền của 61 người, tổng số hơn 8,3 tỷ đồng và bản thân bỏ ra 524 triệu đồng nữa, nhờ cô ta đổi tiền mới.
Đến khi đổi tiền không được, đòi trả không xong, tháng 2-2022, nghe Hương nói cần đóng thuế đất để bán nhà mới trả được nợ, anh N lại chuyển tiếp cho cô ta 470 triệu đồng, và tiếp tục bị chiếm đoạt.
Đến thời điểm ra cáo trạng, Hương mới trả cho anh N hơn 3,8 tỷ đồng, còn chiếm đoạt hơn 5,4 tỷ đồng.
Một trường hợp khác, anh H - Giám đốc một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đang chủ trương xin đấu thầu thực hiện dự án kè, chống sạt lở sông Cái Sắn, ở Long Xuyên, An Giang. Biết Chính phủ có quyết định hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long nguồn vốn dự phòng 2.500 tỷ đồng cho những dự án chống sạt lở, nên tìm mối liên hệ.
Tháng 5-2018, qua quan hệ xã hội, anh H đã đến gặp Hương. Dùng giấy tờ giả quyết định của Bộ Tài chính bổ nhiệm mình làm Trưởng phòng Ngân sách, Hương khẳng định có thể xin vốn dự phòng của Chính phủ được, với chi phí 3% tổng số tiền giải ngân. Anh H đồng ý.
Sau một thời gian, Hương đưa ra một công văn của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ tỉnh An Giang 85 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng cấp bách của năm 2018 để thực hiện dự án xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển. Văn bản này là giả, nhưng anh H tin sái cổ, nên đã chỉ đạo nhân viên chuyển tiền cho Hương tổng cộng 1,1 tỷ đồng.
Còn nhiều bị hại khác trong vụ án với bị cáo duy nhất là Nguyễn Thị Diệu Hương. TAND Hà Nội đã quyết định đưa vụ án ra xét xử hôm qua, 3-3, nhưng kế hoạch đã không thực hiện được, do không trích xuất được bị cáo, đồng thời vắng mặt luật sư và một số bị hại.
Nữ "siêu lừa" đem hàng chục ô tô cầm cố đi thế chấp, chiếm đoạt tiền tỷ Nhận cầm cố xe của người khác, rồi làm giả giấy đăng ký xe ôtô và mang các xe đi thế chấp người khác để lấy tiền tiêu xài, nữ "siêu lừa" lãnh án. Ngày 24/2, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử và tuyên phạt Nguyễn Thị Thùy Sương (SN 1980, ngụ tại huyện Củ Chi) 13...