Nhân viên ngân hàng rút 500 triệu đồng của khách
Quá trình tiếp nhận hồ sơ vay tiền, Nguyễn Phúc Nhân (nhân viên tín dụng ngân hàng, ngụ tại Bạc Liêu) đã lừa đảo, rút 500 triệu đồng từ tài khoản của khách hàng để tiêu xài cá nhân.
Chiều 4/8, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Phúc Nhân (SN 1994, ngụ xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) để làm rõ về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đối tượng Nhân tại cơ quan Công an.
Theo điều tra, Nhân từng là cán bộ tín dụng của một ngân hàng chi nhánh tại Bạc Liêu. Ngày 7/6/2022, Nhân tiếp nhận hồ sơ vay vốn của ông N. (ngụ phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) với hạn mức vay là 1 tỉ đồng.
Quá trình tiếp nhận hồ sơ, Nhân đã lừa đảo, rút 500 triệu đồng từ tài khoản của ông N để tiêu xài cá nhân. Đến ngày 13/3/2023, ông N phát hiện sự việc, liền đến cơ quan Công an trình báo. Quá trình điều tra, Nhân thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông N.
Ngân hàng ở TP.HCM có lổ hổng an ninh mạng nào mà hacker dễ chiếm đoạt 10 tỉ gây xôn xao
Thanh Niên đăng bài viết của ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena, về vụ hacker Dương Minh Tâm xâm nhập hệ thống một ngân hàng ở TP.HCM chiếm đoạt 10 tỉ đồng.
Video đang HOT
Cuối tuần trước, cộng đồng mạng xôn xao vụ hacker Dương Minh Tâm ở TP.HCM bị bắt khẩn cấp vì đã truy cập được vào hệ thống của một ngân hàng lớn, chỉnh sửa mã lệnh tài sản cầm cố là giá trị điện tử tiết kiệm từ 1 triệu đồng lên đến hơn 51 tỉ đồng.
Tóm tắt theo thông tin ban đầu được các báo đăng như sau:
Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp hacker Dương Minh Tâm (27 tuổi) với hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Ngân hàng đã phát hiện Tâm mở tài khoản ngân hàng và xâm nhập vào hệ thống ngân hàng để chiếm đoạt 10 tỉ đồng, sau đó báo cáo công an.
Trong quá trình điều tra, Công an TP.HCM xác định Tâm mở dịch vụ ngân hàng điện tử và mở sổ tiết kiệm online 1 triệu đồng. Với sổ tiết kiệm này, Tâm chỉ được vay tối đa 850.000 đồng. Tuy nhiên, hacker Dương Minh Tâm đã can thiệp trái phép vào hệ thống thông tin tài chính của ngân hàng, và sửa mã lệnh để tài sản cầm cố là giá điện tử tiết kiệm điện từ 1 triệu đồng thành hơn 51 tỉ đồng, từ đó chiếm đoạt 10 tỉ đồng để tiêu xài.
Hacker Dương Minh Tâm đã thực hiện hành vi xâm nhập vào hệ thống ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Ảnh AUTHY
Các thông tin báo chí không nêu rõ cách hacker Dương Minh Tâm đã thực hiện hành vi xâm nhập vào hệ thống ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, qua phân tích tình huống có thể đưa ra một số phán đoán sau:
Việc tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống của một ngân hàng để có thể thực hiện thông qua nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng:
Việc tin tặc tấn công xâm nhập được vào hệ thống của một ngân hàng có thể được thực hiện qua các cách như: tấn công lừa đảo (phishing), sử dụng phần mềm tống tiền (ransomeware), sử dụng mã độc, tấn công ddos, tấn công trực tiếp vào máy chủ, lợi dụng lỗ hổng phần mềm.
Xét trường hợp hacker Dương Minh Tâm, khả năng cao là lợi dụng lỗ hổng phần mềm, có thể mạnh dạn suy đoán là lỗ hổng bảo mật trong API của ứng dụng ngân hàng. API (giao diện lập trình ứng dụng) là một bộ quy tắc và giao thức cho phép các phần mềm khác tương tác với ứng dụng ngân hàng. API cung cấp các phương thức và chức năng để truy cập vào dữ liệu và chức năng của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu không được bảo mật đúng cách hoặc tồn tại các lỗ hổng truy cập, API có thể trở thành điểm yếu cho các cuộc tấn công và xâm nhập.
Hacker có thể lợi dụng các lỗ hổng trong phần mềm API để thực hiện các cuộc tấn công, bao gồm:
Tấn công SQL Injection: hacker có thể chèn mã SQL độc hại vào yêu cầu API để truy xuất hoặc thay đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Tấn công Cross-Site Scripting (XSS): Hacker có thể chèn mã JavaScript độc hại vào API phản hồi để đánh cắp thông tin của người dùng hoặc thực hiện các hành động được phép trái trên trình duyệt của họ.
Tấn công OAuth và mã thông báo: nếu cơ chế xác thực và phân quyền của API không đủ an toàn, hacker có thể lấy được mã thông báo truy cập và giả mạo quyền truy cập của người dùng.
Tấn công Brute Force: hacker có thể thử hàng loạt API yêu cầu với các thông tin xác thực khác nhau để tìm ra thông tin đăng nhập hợp lệ hoặc lợi dụng các lỗ hổng xác thực để truy cập vào hệ thống.
Dù hacker Dương Minh Tâm sử dụng cách nào, thì anh ta cũng đã đạt được mục tiêu chỉnh sửa được mã lệnh tài sản của ngân hàng. Nếu phần mềm quản lý tài sản của ngân hàng gặp sự cố khi thiết lập chương trình cho phép truy cập không ủy quyền vào mã lệnh tài sản, hacker có thể khai thác kho lưu trữ này để truy cập và thay đổi dữ liệu.
Qua vụ việc cho thấy đây là một bài học lớn đối với các ngân hàng, nhất là với những chuyên gia công nghệ ngân hàng. Công nghệ và phương pháp tấn công liên tục phát triển, các hacker cũng tìm cách tận dụng các xu hướng công nghệ mới để tìm ra các lỗ hổng và tấn công. Điều này làm cho việc bảo mật phần mềm trở thành một thách thức liên tục.
Để giảm thiểu sai sót trong phần mềm, các nhà phát triển phần mềm cần áp dụng các quy trình kiểm tra chất lượng và bảo mật, sửa lỗi thường xuyên và áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp.
An Giang: Hai phó phòng ngân hàng tham ô tài sản, lãnh tổng cộng 36 năm tù Do không có tiền trả tiền vay lãi nặng nên Huỳnh Tiểu My bàn với đồng nghiệp kế toán rút hơn 7 tỉ đồng từ kho quỹ của ngân hàng để trả nợ. Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 5.7, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Huỳnh Tiểu My (42 tuổi) 20 năm tù và Vũ Thái An (35...