Khởi sắc trong dạy và học tiếng Anh
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, HĐND tỉnh đã ban hành một số nghị quyết nhằm ‘ kích cầu’ môn học này.
Trước đây, việc tổ chức dạy và học tiếng Anh tự chọn đối với lớp 1, lớp 2 của các trường tiểu học trong toàn tỉnh do các trường tự thỏa thuận với phụ huynh để thuê giáo viên giảng dạy.
Từ tháng 11-2021, đối với môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2, các cơ sở giáo dục công lập được sử dụng định mức kinh phí thuê khoán theo Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh “Quy định một số chính sách hỗ trợ dạy và học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, để trả tiền công cho giáo viên. Số lượng tiết giảng dạy được hỗ trợ là 2 tiết/lớp/tuần, tương đương 70 tiết/lớp/năm học.
Giờ học môn tiếng Anh tại Trường Tiểu học Mỏ Chè (TP. Sông Công).
Từ Nghị quyết này, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã mở rộng việc dạy và học tiếng Anh tự chọn đối với lớp 1 và lớp 2. Cô Lê Thị Hồng Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỏ Chè TP. Sông Công, phấn khởi nói: Việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết hỗ trợ tiền thuê khoán giáo viên dạy môn tiếng Anh tự chọn giúp các trường chủ động về nguồn kinh phí, đặc biệt là giảm gánh nặng đóng góp cho phụ huynh học sinh. Việc dạy và học môn tiếng Anh tự chọn đối với lớp 1, lớp 2 được Nhà trường triển khai từ năm học 2018-2019. Tuy nhiên, để tổ chức dạy học, Nhà trường phải thỏa thuận với các phụ huynh để thuê khoán giáo viên. Nếu không có tiền hỗ trợ của tỉnh, 1 học sinh học tiếng Anh tự chọn phải đóng góp 80 nghìn đồng/tháng, một năm số tiền phải nộp là 720 nghìn đồng.
Năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Mỏ Chè có 30 lớp với 1.119 học sinh. 100% học sinh được học tiếng Anh, trong đó lớp 1 và lớp 2 học tự chọn; lớp 3 học Chương trình giáo dục phổ thông 2018; lớp 4, lớp 5 học chương trình cũ 10 năm.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ thuê khoán giáo viên dạy môn tiếng Anh, số trường tiểu học tổ chức dạy tự chọn đối với lớp 1, lớp 2 trong toàn tỉnh ngày càng tăng. Theo đồng chí Nguyễn Hà Sơn, Trưởng Phòng Mầm non và Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên: Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 99 trường tiểu học dạy môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2, với 12.998 học sinh được học, chiếm 48,9% tổng số trường. Năm học 2021-2022, các trường tổ chức dạy môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 tăng lên 139 trường, bằng 60,69% tổng số trường tiểu học; có 16.164 học sinh lớp 1 (bằng 62,98% tổng số học sinh) và 15.802 học sinh lớp 2 (bằng 64,3% tổng số học sinh) được học tiếng Anh.
Với gói “kích cầu” này, tinh thần dạy và học môn tiếng Anh trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Các trường mầm non đã đẩy mạnh cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh. Riêng năm học 2021-2022 đã có 161/246 trường mầm non tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh (tỷ lệ 65,4%), tổng số trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh là 15.220/66.343 (tỷ lệ 22,9%).
Video đang HOT
Khối các trường THPT có 40% giáo viên môn Toán của Trường THPT Chuyên và 16% giáo viên môn Toán của các trường THPT khác dạy Toán bằng tiếng Anh.
Để nâng cao hiệu quả học môn tiếng Anh, các giáo viên Trường THPT Chuyên Thái Nguyên chia học sinh theo nhóm thảo luận.
Cùng với việc hỗ trợ thuê khoán giáo viên dạy tiếng Anh, Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh cũng quy định mức hỗ trợ lệ phí thi cho học sinh phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Đây là động lực để các em học sinh từ tiểu học, đặc biệt là cấp THCS, THPT nỗ lực học tiếng Anh để thi chứng chỉ quốc tế. Từ khi nghị quyết có hiệu lực đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 300 học sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.0 trở lên được hỗ trợ lệ phí thi với số tiền trên 1,3 tỷ đồng, trong đó có 15 học sinh có kết quả cao với mức điểm đạt 8.0.
Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công ty CP Giáo dục Educa Corporation triển khai cuộc thi “Vì Thái Nguyên giỏi tiếng Anh” dành cho cấp tiểu học. Đây là một trong những giải pháp góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng trong điều kiện đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới.
Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 50% lệ phí thi đối với học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 4.0 đến dưới 5.0 hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
Hỗ trợ 75% lệ phí thi đối với học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.0 đến dưới 6.0 hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
Hỗ trợ 100% lệ phí thi đối với học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương; học sinh thuộc vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh là con thương binh, con liệt sĩ có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 4.0 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
Khắc phục thiếu giáo viên tiếng Anh bằng lớp học ảo
Năm học 2022-2023, tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 3, nhiều trường học tại TPHCM gặp phải không ít khó khăn vì thiếu giáo viên.
Lớp học ảo của học sinh Trường tiểu học Thạnh An.
Tuy nhiên, với nhiều giải pháp, các trường đã từng bước linh hoạt trong công tác giảng dạy, đảm bảo học sinh được học theo đúng chương trình.
Học trực tiếp qua lớp học ảo
Năm học 2022-2023, nhiều địa phương của TPHCM vẫn thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Sở GD&ĐT TP, do số lượng giáo viên ngoại ngữ đăng ký tuyển dụng để thực hiện chương trình mới theo yêu cầu còn hạn chế vì chưa đảm bảo được các quy định về bằng cấp và chứng chỉ. Bên cạnh đó, nhiều trường có nhu cầu tuyển dụng giáo viên bộ môn này nhưng không có ứng viên dự tuyển.
Tại Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ), theo định biên đơn vị này có 2 giáo viên tiếng Anh đảm bảo số tiết để thực hiện chương trình GDPT 2018 cũng như dạy tiếng Anh theo đề án của nhà trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay chỉ có 1 giáo viên phụ trách môn này. Thời gian qua nhà trường buộc phải vận động giáo viên dạy tăng tiết (có trả phí theo quy định) để đảm bảo học sinh đủ số tiết học.
"Điều kiện Thạnh An là xã đảo, đi lại rất khó khăn nên nhiều năm nay dù thông báo tuyển dụng nhân sự cho môn tiếng Anh nhưng không có giáo viên ứng tuyển. Trong khi đó giáo viên duy nhất dạy tiếng Anh tại trường thời gian tới cũng đang có ý định xin nghỉ. Có lớp học ảo nhưng không có giáo viên cũng sẽ gây không ít khó khăn cho nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động, phong trào, hội thi về tiếng Anh", thầy Bình cho hay.
Theo chia sẻ của thầy Lê Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An, để khắc phục việc thiếu giáo viên môn tiếng Anh, đầu tháng 12/2022 nhà trường đã xây dựng 2 phòng lớp học ảo để học sinh học tập. Từ lớp học ảo, giáo viên ở Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TPHCM sẽ giảng dạy cho học sinh mỗi tuần 4 tiết. Khác biệt với các lớp học trực tuyến, lớp học này vẫn có một giáo viên đứng lớp để hỗ trợ kết nối học sinh với giáo viên tiếng Anh.
Theo chia sẻ của thầy Bình, quá trình nhà trường triển khai thành lập lớp học ảo rất thuận lợi. Trên cơ sở phòng học đã có sẵn, các trang thiết bị như camera, máy chiếu, micro,... được Sở GD&ĐT TPHCM cũng như Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TPHCM hỗ trợ đầy đủ.
Linh hoạt nhiều hình thức
Tại Trường tiểu học Tân Tạo (quận Bình Tân) có gần 3.300 học sinh chia làm 70 lớp. Toàn trường cũng chỉ có 5 thầy cô dạy tiếng Anh biên chế. Để có đủ giáo viên giảng dạy môn học này, nhà trường buộc phải hợp đồng với 5 giáo viên khác.
Giờ học của học sinh Trường tiểu học Tân Tạo.
Cô Phạm Thị Đoan Trang, Hiệu trưởng nhà trường cho biết giải pháp của trường là khối lớp 3 có 14 lớp, trong đó có 8 lớp bán trú mỗi tuần học 6 tiết tiếng Anh và 6 lớp học mỗi tuần 7 buổi có 5 tiết tiếng Anh. Khối 1,2 và 4,5 các lớp bán trú sẽ dạy mỗi tuần 6 tiếng Anh, còn các lớp học 7 buổi sẽ dạy 4 tiết.
Theo ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM, năm học 2022-2023, tiếng Anh và Tin học trở thành môn bắt buộc đối với học sinh lớp 3. Tuy nhiên, hiện TPHCM chưa cung ứng được lực lượng giáo viên do đang thiếu nguồn tuyển, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh và Tin học ở bậc tiểu học.
"Thời gian qua Sở cũng đã có hướng dẫn các trường hợp đồng ngắn hạn giáo viên tiếng Anh ở cấp THCS trong thời gian chưa tuyển đủ giáo viên. Cụ thể giáo viên ở cấp THCS sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình ở trường có thể thực hiện công tác hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học. Tất nhiên các trường cần giáo viên cũng phải đảm bảo đủ chế độ cho thầy cô giáo tham gia theo hợp đồng", ông Minh cho biết.
Ngoài ra, ngành giáo dục TPHCM cũng đã đề nghị các trường nội thành chia sẻ giáo viên đến các trường ngoại thành, đặc biệt là xã đảo Thạnh An và các trường ở các huyện xa xôi; xây hình thức dạy học trực tuyến với học sinh ngoại thành để tăng cường năng lực tiếng Anh, giúp các đơn vị tiếp cận nền giáo dục tốt nhất.
"Đối với giáo viên ở thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) có thể di chuyển ra dạy tại xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) hoặc có những tiết dạy kết nối với học sinh ngoài xã đảo. Đây là hoạt động chia sẻ để cho thầy cô giáo có tinh thần thực hiện nhiệm vụ, đồng thời là giải pháp khả thi trong khi chờ lực lượng giáo viên bổ sung", ông Minh cho biết thêm.
Năm học 2022-2023, TPHCM cần tuyển hơn 5.200 giáo viên, trong đó tiểu học hơn 2.300, THCS gần 1.700, mầm non gần 900 và THPT gần 300. Các môn thiếu giáo viên nhiều nhất là Tiếng Anh, Tin học.
Thái Lan muốn cải thiện dạy và học tiếng Anh Theo Chỉ số thông thạo tiếng Anh của tổ chức giáo dục EF Education First, Thái Lan xếp thứ 97 trong 111 quốc gia về khả năng sử dụng tiếng Anh. Trình độ tiếng Anh thấp cản trở cơ hội kinh doanh, việc làm giữa Thái Lan và thế giới. Chính phủ Thái Lan đã và đang nỗ lực để biến quốc gia...