Khôi phục sân bay Nà Sản là cần thiết
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việc khôi phục lại sân bay Nà Sản là hết sức cần thiết. Đây là sân bay được người Pháp xây dựng năm 1950 và đã dừng hoạt động từ năm 2004.
Tiếp tục chuỗi sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân ở Sơn La, chiều 28/5, trong chuyến khảo sát Cảng hàng không Nà Sản tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, báo cáo Thủ tướng và đoàn công tác của Trung ương, ông Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La thông tin: Cảng hàng không Nà Sản được người Pháp xây dựng từ năm 1950 và khai thác từ năm 1996 – 2004, với tần suất từ 2 – 5 chuyến/tuần, với máy bay ATR 72 và đã dừng hoạt động từ năm 2004. Diện tích quy hoạch 171 ha.
Cảng hàng không Nà Sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018; Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 249/QĐ-BGTVT với diện tích quy hoạch là 498,67 ha.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể báo cáo phương án nâng cấp, cải tạo sân bay Nà Sản với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đường cất hạ cánh kích thước chiều dài 2.600 m, chiều rộng 45 m; bao gồm sân đỗ quân sự và sân đỗ hàng không. Công suất khai thác đến năm 2030 là 1,0 triệu hành khách/năm và tầm nhìn đến 2050 là 2,0 triệu hành khách/năm.
Video đang HOT
Về quy mô dự án chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, phấn đấu đến năm 2030 đón 1 triệu hành khách và vận chuyển hàng hóa 350 tấn hàng/năm với mức tổng đầu tư dự kiến là 2.500 tỷ. Bao gồm các hạng mục: Đường cất cánh có kích thước 2.600m x 45m, kết cấu bê tông xi măng đảm bảo khai thác máy bay A320, A321 và các máy bay quân sự Su27, Su30MK.
Giai đoạn 2: Phấn đấu đến năm 2050 sẽ mở rộng nhà ga và đáp ứng công suất 2 triệu hành khách và số lượng hàng hóa là 6.000 tấn/năm, với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
Về hình thức đầu tư, theo hình thức PPP loại hợp đồng BOT. Phần góp vốn của Nhà nước, tỉnh Sơn La cam kết bố trí khoảng 350 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khoảng 150 tỷ đồng; chi phí rời đường lăn, sân bay quân sự và hệ thống tấm ghi khoảng 20 tỷ đồng. Tỉnh Sơn La cũng đề xuất Tổng công ty bay Việt Nam bố trí khoảng 180 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạng mục đài kiểm soát không lưu.
Tỉnh Sơn La đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành một số nội dung, như: Giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án Cảng hàng không Nà Sản; chấp thuận về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không Nà Sản theo hình thức đối tác công tư.
Sân bay Nà Sản được người Pháp xây dựng từ năm 1950.
Phát biểu tại buổi khảo sát Cảng hàng không Nà Sản, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích: “Khi có kết nối giao thông sẽ giảm thời gian đi lại. Bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội chỉ có 2 tiếng. Nhanh hơn đi ô tô từ Hà Nội lên Sơn La mất khoảng 6 tiếng. Hiệu quả kinh tế rất rõ. Khi mở được sân bay thì khác hẳn. Đơn cử như Thanh Hóa khi chưa có sân bay Sao Vàng rất khó phát triển. Khi có sân bay Sao Vàng, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến đến năm 2020 mới có khoảng 500 nghìn khách, nhưng năm đầu tiên đã đạt 1 triệu khách và bây giờ đã quá tải”.
Theo Thủ tướng, việc khôi phục lại sân bay Nà Sản là hết sức cần thiết. Qua báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải và quá trình chuẩn bị báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án thấy rất là rõ. “Ngày 29/5, sẽ làm việc với tỉnh Sơn La để quyết định đầu tư như thế nào, phương thức ra sao. Nếu vượt quá thẩm quyền chúng ta sẽ báo cáo lên cấp có thẩm quyền. Rõ ràng tinh thần chung là phải khôi phục sân bay Nà Sản”, Thủ tướng nói.
Belarus rút ra nhiều bài học quân sự từ cuộc xung đột Nga-Ukraine
Xung đột ở Ukraine đã khiến Belarus điều chỉnh kế hoạch hiện đại hóa quân đội cũng như tăng cường binh lực ở khu vực giáp biên giới với Kiev.
Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko tại cuộc họp của Bộ Quốc phòng nước này. Ảnh: BelTA
Hãng thông tấn Belarus (BelTA) dẫn thông báo của Tổng thống nước này Aleksandr Lukashenko ngày 26/5 cho biết, các sự kiện gần đây ở Ukraine đã giúp Belarus rút ra những bài học và thúc đẩy Minsk xem xét lại chiến lược hiện đại hóa các Lực lượng vũ trang của mình.
Tại một cuộc họp ở Bộ Quốc phòng Belarus để thảo luận về các vấn đề an ninh quân sự, ông Lukashenko nói: "Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, chúng ta đã có một ý tưởng khác về cách cải tiến và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình. Ba tháng diễn ra cuộc đối đầu giữa Ukraine và Nga, cùng các hoạt động quân sự của hai bên, Chúng ta nhận ra rằng cần phải từ bỏ chiến lược hiện đại hóa ban đầu vì nó hóa ra quá tốn kém. Giờ đây, chúng ta đã hiểu rõ hơn về những vấn đề cần hiện đại hóa cho quân đội".
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin nêu rõ, để phù hợp với nhiệm vụ, có tính đến những diễn biến hiện tại và đánh giá tình hình ở Ukraine, Bộ này đã điều chỉnh các phương pháp tiếp cận để tăng cường lực lượng vũ trang. Công việc này sẽ được thực hiện theo nhiều hướng.
Trước đó tại cuộc họp chính phủ để thảo luận về các hợp đồng quốc phòng năm nay, ông Lukashenko nói rằng Belarus đã rút ra bài học từ hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Belarus nói: "Hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine đã dạy chúng tôi rất nhiều điều".
Theo Tổng thống Lukashenko, quyết định nhằm tăng cường khả năng cơ động của lực lượng vũ trang Belarus là đúng đắn.
"Nói cách khác, chúng ta cần các đơn vị cơ động. Và chúng ta phải tập trung vào nó. Chắc chắn, hệ thống tên lửa phòng không S-400 là một loại vũ khí tốt cũng như các máy bay chiến đấu tối tân cùng những trang thiết bị khác. Nhưng một bài học đã được rút ra. Các lực lượng công nghệ cao của Mỹ hoặc NATO có tiềm lực khổng lồ và có thể phá hủy mọi loại sân bay và cơ sở hạ tầng trong vòng 1-2 giờ. Sau đó, máy bay của chúng ta sẽ hạ cánh ở đâu? Hơn nữa, khả năng bị tiêu diệt của những chiếc máy bay này vẫn tồn tại. Đây là lý do tại sao việc tập trung vào tính cơ động là cần thiết", ông Lukashenko nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Tổng thống Lukashenko chỉ ra rằng sự cần thiết phải đảm bảo thông tin liên lạc đáng tin cậy là một bài học kinh nghiệm khác từ cuộc xung đột ở Ukraine. "Có rất nhiều vấn đề với các phương tiện liên lạc. Không có quân đội nào mà không có thông tin liên lạc. Nếu không đảm bảo thông tin liên lạc, các hệ thống vũ khí cũng bị coi là không hiệu quả và hoạt động quân sự sẽ bị tê liệt", ông Lukashenko nhận xét.
Cùng ngày, Tổng thống Lukashenko thông báo nước này quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam (hướng biên giới với Ukraine) như một phần của lực lượng vũ trang Belarus.
Theo ông Lukashenko, quân đội Belarus phải tăng cường bảo vệ khu vực biên giới này ngay lập tức và một cuộc luân chuyển đang được tiến hành đối với các lực lượng vũ trang, lực lượng đặc công (từ hướng Tây và Tây Bắc), các tiểu đoàn chiến thuật, được triển khai về phía Nam.
Tổng hợp những khách sạn gần sân bay ở Đà Nẵng view đẹp, giá tốt Bạn đang tìm kiếm một khách sạn nằm gần sân bay Đà Nẵng? Bài viết dưới đây, Luhanhvietnam sẽ chia sẻ cho bạn những khách sạn gần sân bay ở Đà Nẵng đẹp, đầy đủ tiện nghi, chất lượng phục vụ tốt. 1. Dreamy Sky - Airport View Boutique - khách sạn gần sân bay ở Đà Nẵng hiện đại Địa chỉ: Cổng...