Khơi nguồn tri thức bằng sự tận tâm
Sức mạnh từ tình yêu thương, tâm huyết với nghề của cô giáo cô Phí Thị Thư đã thôi thúc cô không quản ngại vất vả để giúp đỡ những HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường.
Nhiều năm qua, hình ảnh cô Phí Thị Thư – GV Trường Tiểu học Tân Xã ( huyện Thạch Thất, Hà Nội) hàng ngày dắt, cõng học trò lên xuống cầu thang cho các em đi vệ sinh hay tới phòng học các môn chuyên biệt trở nên quen thuộc, gần gũi với đồng nghiệp và HS trong trường.
Tỏa sáng nét đẹp người khơi nguồn tri thức
Câu chuyện để lại nhiều xúc động cho mọi người và cũng là kỷ niệm ấn tượng nhất trong hơn 20 năm dạy học của cô Phí Thị Thư là em Nguyễn Văn Toàn, HS lớp cô giảng dạy năm học 2016 – 2017. Toàn bị mắc bệnh còi xương và đường ruột, mặc dù đã 6 tuổi, học lớp 1 nhưng chiều cao của em chỉ như em bé mới 2 tuổi. Việc đi lại của Toàn rất khó khăn, do sức khỏe yếu, em tiếp thu bài cũng chậm hơn so với bạn cùng lớp.
Thương cậu học trò nhỏ, hằng ngày, cô Thư ân cần cầm tay, dắt em mỗi khi xếp hàng ra vào lớp, cõng em lên xuống cầu thang đến các phòng học tiếng Anh, Âm nhạc… và phân công một bạn cầm cặp sách giúp em. Toàn không thể tự đi vệ sinh được, mỗi lần như thế cô đều phải đưa đi rồi vệ sinh sạch sẽ cho em. Cứ như vậy, 9 tháng đi qua, bằng sự nỗ lực cố gắng của cả cô và trò, cuối năm học Nguyễn Văn Toàn đã hoàn thành chương trình lớp 1 và được lên lớp 2.
Câu chuyện về em Hà Bảo Châu, HS lớp cô Thư giảng dạy năm học 2017 – 2018 thêm một lần nữa lan tỏa tấm gương sáng về một nhà giáo tận tâm với nghề, với trò. Hà Bảo Châu bị bệnh viêm mao mạch, phải nghỉ học một tháng nằm viện để chữa bệnh. Bệnh của em phải kiêng đi lại, gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Bố mẹ muốn em nghỉ học, cô Thư đã thường xuyên đến nhà thăm hỏi, động viên gia đình cho em tiếp tục được đến lớp. Sau thời gian Hà Bảo Châu nằm viện, cô trở thành người mẹ thứ hai của em. Hằng ngày, cô cõng em tới các phòng học môn chuyên biệt, đi vệ sinh, đồng thời đưa đón Châu đi học mỗi khi gia đình em có việc bận.
Vào giờ ra chơi, cô bồi dưỡng thêm kiến thức để em theo kịp chương trình. Niềm vui lớn nhất với cô là cuối năm học em Hà Bảo Châu đã được nhà trường khen thưởng HS hoàn thành xuất sắc nội dung học tập và rèn luyện.
Năm học 2020 – 2021, những việc làm đầy tình thương, nhiệt huyết của cô Thư lại tiếp tục chạm vào trái tim của tất cả GV, HS trong trường. Bởi năm học này lớp cô chủ nhiệm có một học sinh bị tự kỷ. Không tự đi vệ sinh được, sách vở lấy ra nhưng không biết cất, cô phải giúp em từ việc đi vệ sinh đến việc thu xếp sách vở đồ dùng sau mỗi buổi học.
Chia sẻ về việc làm của mình, cô Thư bộc bạch: “Ngay từ khi rời ghế trường sư phạm, tôi luôn có một tâm nguyện sẽ suốt đời chung thủy với nghề dạy học. Đặc biệt, tôi luôn quan tâm đến những HS có hoàn cảnh khó khăn”.
Video đang HOT
Cô Phí Thị Thư luôn quan tâm chăm sóc HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nối dài yêu thương
Không chỉ quan tâm đến HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mong muốn mang đến cho HS những điều tốt đẹp nhất của cô Phí Thị Thư còn được nối dài đến với tất cả HS trong mỗi lớp học. Hơn 20 năm dạy học, trong đó có 17 năm giảng dạy tại Trường Tiểu học Tân Xã, huyện Thạch Thất – một địa bàn còn khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em.
Bởi vậy, điều mà cô luôn canh cánh trong lòng là làm thế nào để giúp HS có học lực yếu vươn lên trong học tập. Mọi biện pháp đều được cô áp dụng bằng tất cả nhiệt huyết với nghề, từ việc kèm cặp miễn phí cho HS tại nhà, thường xuyên liên lạc với phụ huynh để trao đổi tình hình học tập đến việc kịp thời khen thưởng động viên khi các em có nhiều tiến bộ.
Càng yêu nghề, cô Thư lại càng say sưa tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, sách báo, Internet để cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS.
Viết nhiều sáng kiến kinh nghiệm, trong đó có một số sáng kiến áp dụng thành công vào thực tiễn giảng dạy được hội đồng khoa học các cấp đánh giá cao như: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn luyện từ và câu lớp 2; Môt sô biên phap nâng cao chât lương chư viêt cho HS lơp 2; Thiết kế một số trò chơi giúp HS học tốt môn học vần lớp 1; Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán lớp 2 cho HS yếu…
Một mảng việc nữa cũng được cô Thư chú trọng là phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu. Theo cô Thư, để bồi dưỡng HS trước tiên phải phát hiện HS có năng khiếu, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, phương pháp bồi dưỡng một cách cụ thể, dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao.
Thông qua những bài luyện để dạy các em phương pháp tư duy – dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Nhờ đó, cô thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bồi dưỡng HS năng khiếu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Tân Xã.
Năm học 2014 – 2015 lớp cô giảng dạy có 1 HS đoạt giải Ba HS giỏi cấp thành phố. Nhiều năm liên tục cô có HS đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi giải Toán trên mạng Internet cấp huyện. Những năm gần đây, lớp do cô chủ nhiệm luôn đứng thứ nhất trong khối và là một trong những lớp đạt vở sạch chữ đẹp cấp huyện nhiều năm liền. Chất lượng đại trà của lớp cô cũng luôn đi đầu trong tổ khối – trường.
Là một nhà giáo nhưng cũng là một người mẹ, tôi coi các em như con của mình. Tôi chăm sóc, dạy dỗ các em không chỉ bởi trách nhiệm của một nhà giáo, mà còn bằng tình thương của một người mẹ với mong muốn mang đến cho các con những điều tốt đẹp nhất.
Tấm gương người thầy tâm huyết, sáng tạo từ mái trường mang tên Trạng Bùng
Thầy Nghiêm Hồng Trung sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo ngoại thành Hà Nội.
Đại diện Cựu học sinh trao Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó cho thầy Nghiêm Hồng Trung.
Chính vì thế Thầy hiểu được những khó khăn mà mình đã trải qua, ngày 19/2/2016 với cương vị mới - Hiệu trưởng trường THPT Phùng Khắc Khoan-Thạch Thất. Thầy luôn trăn trở câu hỏi lớn: "Làm thế nào để trường THPT ở ngoại thành Hà Nội, khi mà điểm đầu vào rất thấp khó khăn đủ đường, có thể vượt khó vươn lên có chất lượng đào tạo ngang bằng với các trường nội thành và sẵn sàng đón nhận xu hướng tự chủ"
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, thầy tự coi nơi mình công tác là một một trường ngoài công lập, đang rất khó khăn bằng mọi cách để khẳng định mình và tồn tại. Một chiến lược dài hạn được vạch ra, sự sáng tạo đến với Thầy theo một cách tự nhiên vậy đấy.
Để thổi một luồng không khí mới, động viên tinh thần khích lệ CBGV và học sinh, phá vỡ rào cản nhận thức "không có bột thì không thể gột nên hồ" , cần lắm một sự đột phá về chất lượng học sinh giỏi thành phố khi mà điểm đầu vào của nhà trường không cao (điểm tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 là 26,75 trong khi đó các trường nội thành khoảng 40).
Thầy đã làm được, sáng kiến đã được áp dụng cho trường THPT Phùng Khắc Khoan từ năm 2017, nhà trường từ việc chưa từng có giải nhất HSG cấp TP, tỷ lệ HS đi thi có giải TP chỉ 50% đến năm 2019 tỷ lệ đạt giải HSG TP là 94,4% số HS đi thi và đã có 01 giải HSG Quốc gia, năm học 2020 có giải nhất HSG TP.
Đặc biệt, nhà trường là 1 trong số 8 trường của Thủ đô vinh dự được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng bằng khen 'Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020".
Thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng nhà trường
Nhưng như thế vẫn chưa đủ, cái cốt lõi cần đạt được là sự tiến bộ của từng học sinh trung bình và yếu. Nhận thức rõ nếu như một lớp học có 4 nhóm đối tượng khác nhau về mức độ nhận thức : giỏi , khá, trung bình , yếu thì người GV dạy rất vất vả và không hiệu quả, mỗi bài toán, mỗi giải pháp chỉ phù hợp với 1 trong 4 nhóm đối tượng trên, nếu người thầy tâm huyết sẽ chia thời gian tiết dạy làm 4 để dạy các nhóm trên, như vậy lớp học chỉ lĩnh hội được bài giảng của người Thầy, điều này làm cản trở sự phát triển của nhà trường, cần phải khắc phục.
Trước khi vào năm học, Thầy phát phiếu lấy thông tin cho HS trúng tuyển trong buổi đăng ký nhập học, từ đó biết được thứ tự các môn mà con yêu thích, sở trường, thành tích của con, để rồi xem kỹ từng phiếu đánh giá và xếp lớp phù hợp. Thầy tạo điều kiện và động viên các con chuyển lớp sau mỗi kỳ để tìm đến lớp phù hợp hơn với những môn học, khối học mà con theo đuổi, phù hợp với năng lực của con, và tập dần sự thích nghi trong các môi trường mới.
Với mong muốn xây dựng ngôi trường hạnh phúc và tiêu chí yêu thương được đặt lên hàng đầu. Dịp may đã đến, năm 2019 khi Khóa 1 cựu học sinh trường THPT Phùng Khắc Khoan có nhã ý tặng nhà trường bức tượng bằng đồng đặc trị giá 400 triệu, một lời đề xuất Thầy đưa ra và đã được chấp thuận, thay bức tượng đặc bằng một bức tượng rỗng để có dư 100 triệu lập quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, quỹ gửi tiết kiệm không được rút gốc, chỉ rút lãi hàng năm chia cho học sinh nghèo của nhà trường.
Quỹ chỉ nhận hỗ trợ từ cựu học sinh của trường và công khai minh bạch mọi thông tin trên cổng thông tin điện tử của nhà trường, hiện nay quỹ đạt được 142 triệu. Trao đổi với Thầy thì được biết Thầy quan niệm: những đứa trẻ được trợ giúp vượt khó vươn lên sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống, khi thành công rồi sẽ quay về trường và có trách nhiệm với những đứa như chính con ngày xưa, một vòng tròn luân hồi được tạo thành, cứ như vậy sự lan tỏa lớn dần lên.
Từng đạt giải nhất Olimpic Vật lý sinh viên toàn quốc năm 2001, thủ khoa viên chức giáo dục tỉnh Hà Tây với điểm số 96&97/100, dạy Vật lý cũng là niềm đam mê của Thầy, với đóng góp 3 SKKN được xếp loại B cho ngành, đặc biệt bộ thí nghiệm vật lý sử dụng cho quy tắc hợp lực đồng quy được chế tạo có nhiều ưu điểm vượt trội so với bộ thí nghiệm của người Đức về độ chính xác và phát huy tính tự chủ, tích cực sáng tạo của học sinh.
Với những cống hiến ấy Thầy được vinh danh trong Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô năm 2020 bởi giải thưởng và nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới sáng tạo trong dạy học. Khi được hỏi bí quyết nào đem lại hiệu quả trong những việc Thầy làm. Thầy chỉ cười: "Sự chân thành có thể cảm hóa được mọi đối tượng, còn sáng tạo bắt nguồn tự những gì nhỏ nhất trong cuộc sống và trong công việc. Tôi hy vọng một đứa trẻ tốt, sẽ ảnh hưởng được 1 gia đình tốt, rồi ảnh hưởng đến làng xóm tốt, và cứ thế lan ra sẽ được một xã hội tốt"
Các danh hiệu và thành tích đã đạt được:
- Giải thưởng nhà giáo Hà nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 4
-01 Bằng khen của công đoàn giáo dục Việt Nam năm 2018
-01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm 2020
-01 Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục, 03 giấy khen của Giám đốc công an thành phố
- 8 năm đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở,- 1 SKKN loại A, 3 SKKN loại B, 1 SKKN C
Người thầy 'giàu có' treo thưởng cho học trò là mì tôm, cá khô Lắng nghe câu chuyện của thầy Hồ A Chương, chúng ta sẽ thêm trân quý hai tiếng "người thầy" thân thương, một biểu tượng của sự mẫu mực, trí tuệ và nhân văn. Hơn 15 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hồ A Chương - người dân tộc thiểu số Vân Kiều (trường Tiểu học Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)...