Khởi nghiệp IoT: dễ hay khó?
Internet of Things (IoT) – Internet kết nối vạn vật đang bùng nổ. Theo công ty nghiên cứu và tư vấn về IT hàng đầu thế giới Gartner, năm 2016, có 6,4 tỉ vật kết nối (với nhau, với Internet, với thế giới bên ngoài) được sử dụng trên toàn cầu, tăng 30% so với năm 2015. Họ dự báo đến năm 2020, sẽ có 20,8 tỉ vật kết nối được sử dụng.
Gartner cũng cho rằng cứ mỗi ngày trong năm 2016, có 5,5 triệu vật mới được kết nối. Một vật trong IoT được xem là bất kỳ vật thể tự nhiên hay nhân tạo nào mà có thể gán được một địa chỉ IP và cung cấp khả năng truyền dữ liệu thông qua mạng lưới, đó có thể là chiếc xe hơi với bộ cảm biến dò đường, một người với trái tim cấy ghép, một động vật được gắn bộ chip sinh học. Viện Nghiên cứu McKinsey Global Institute dự báo tác động của IoT lên nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025 sẽ ở mức 6.200 tỉ đô la Mỹ. loT rõ ràng là tương lai của thế giới.
Khởi nghiệm loT thường lặng lẽ hơn so với các ngành khác.
Các doanh nghiệp ngày càng sẵn sàng với IơT. Trong một cuộc khảo sát lấy ý kiến 465 công ty từ 18 nước khắp năm châu mà Gartner công bố hồi đầu năm nay, 29% nói rằng công ty của họ đang dùng IơT, 14% nói sẽ thực hiện trong năm 2016, 21% nói sẽ lên kế hoạch trong năm 2016. Như vậy, 64% đã sẵn sàng với IơT. Sự sẵn sàng này chính là cơ hội cho các startup. Các startup loT đã nhận được 7,4 tỉ đô la Mỹ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong sáu năm qua, theo số liệu từ quỹ đầu tư CB Insights. Càng về sau, sự tăng trưởng đầu tư càng ngoạn mục: năm 2015 tăng 83% so với năm 2014.
Khởi nghiệp IoT mới là High-tech
Tại Việt Nam, IoT được ứng dụng lẻ tẻ dưới các hình thức tự động hóa như hệ thống nhà thông minh, hệ thống tưới tiêu tự động… Chỉ bắt đầu từ năm 2015 thì khái niệm IoT mới được nhắc đến nhiều thông qua các hội thảo, hội nghị về xu hướng công nghệ, về xây dựng thành phố thông minh. Hoạt động khởi nghiệp trong ngành này khá lặng lẽ so với các ngành khác.
Tháng 4 năm nay, một cuộc thi có quy mô lớn đầu tiên cho các startup IơT mới được khởi động, mang tên “IoT Startup – Phát triển đô thị thông minh và nâng cao chất lượng cuộc sống” do Ban Quản lý khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tổ chức, với 71 dự án đăng ký tham gia. Cuối tháng 8 vừa qua, vòng chung kết cuộc thi được tổ chức, một đội giải nhất và bốn đội đạt giải khuyến khích được SHTP ưu tiên hỗ trợ để hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa sản phẩm.
Nhìn qua thì các sản phẩm mang tới cuộc thi khá giống với những sản phẩm đã ứng dụng trên thế giới như hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh, khóa cửa thông minh, hệ thống cảm biến không dây trong quan trắc chất lượng nước thải công nghiệp. Nhưng theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý SHTP, Trưởng ban giám khảo cuộc thi: “Nhu cầu ở các nước giống nhau nhưng giải pháp ở từng nước lại khác nhau nên mỗi dự án đều có tính khả thi riêng”.
Vài năm qua, các startup công nghệ tập trung phục vụ và khai thác nền kinh tế chia sẻ, tạo ra các dịch vụ dùng ứng dụng di động kiểu Uber. Những Tiki, Foody, Lozi, Vexere. nổi đình nổi đám ở Việt Nam qua các vòng gọi vốn đầu tư mạo hiểm từ các quỹ nước ngoài. Nhưng theo nhận xét của ông Vũ Tuấn Anh, Trưởng dự án khởi nghiệp cộng đồng của Hoa Sen Group, các dự án đi vào thương mại điện tử đó chỉ là low-tech, những dự án về IoT mới thật sự là high-tech.
Khó khăn trong khởi nghiệp IoT
Trong khởi nghiệp với ứng dụng di động cho một dịch vụ nào đó, quá trình tạo ra sản phẩm không quá khó nhưng công sức và chi phí tiếp thị để thuyết phục, lôi kéo cộng đồng sử dụng dịch vụ rất tốn kém. Nhiều dự án chết yểu vì không đủ sức để duy trì các khoản chi phí này cho đến khi được các nhà đầu tư để mắt tới hoặc đến khi thu được tiền từ người sử dụng.
Khởi nghiệp IơT không mất nhiều chi phí tiếp thị nhưng chi phí tạo ra sản phẩm mẫu và hoàn thiện công nghệ lại cao; từ ý tưởng đi đến sản phẩm mất nhiều thời gian vì Việt Nam chưa sẵn các thiết bị phần cứng, Phạm Khôi Nguyên, sinh viên khoa Kỹ thuật y sinh trường Đại học Quốc tế, cho biết nhóm của anh phải mua chip, cảm biến từ bang Texas (Mỹ), thử nghiệm và hỏng nhiều lần mới có được sản phẩm mẫu mang đến cuộc thi.
Dự án của Phạm Khôi Nguyên là “Hệ thống giám sát và cảnh báo các vấn đề về tim mạch” – một giải pháp chăm sóc sức khỏe tự động và liên tục cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Bộ sản phẩm gồm bốn thiết bị gắn trên người bệnh nhân và ứng dụng di động để bác sĩ và người nhà theo dõi tình trạng của bệnh nhân, chỉ riêng giá thành vật liệu đã tới 192 đô la Mỹ, sẽ khó khăn nếu đưa sản phẩm ra thị trường hiện nay. “Nhập vật liệu từ Trung Quốc giá rẻ nhưng không bền, nhập từ Mỹ và châu u thì giá quá cao”, Nguyên cho biết nhóm của anh sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và tìm cách giảm giá thành với sự hỗ trợ của SHTP.
Đỗ Minh Trí cũng vật vã trong hai năm qua, đã chi phí khoảng 500 triệu đồng cho dự án “Tưới thông minh quy mô lớn tích hợp dữ liệu online”. Anh nói: “Tạo ra một sản phẩm IoT không đơn giản. Hai năm qua đối với tôi là một vòng lặp: thiết kế bảng mạch, đưa ra ngoài in mạch, gắn phần cứng, viết phần mềm, đem ra thực tế thử nghiệm. Mỗi một vòng thử ra một lỗi là phải làm lại từ đầu”.
Sản phẩm của Đỗ Minh Trí có khác so với các sản phẩm được áp dụng trên thế giới là anh dùng xe robot tự hành gắn cảm biến đo các thông số môi trường như độ ẩm đất, độ ẩm không khí trên đồng ruộng. Các thông số này truyền hệ thống phân tích xử lý thông tin, sau khi thông tin được xử lý sẽ truyền lại cho robot để robot ra lệnh tưới cho các vòi nước.
Video đang HOT
Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm tối đa các cảm biến gắn ở các vị trí trên đồng ruộng. Căn cứ vào các thông số môi trường ở thời điểm thực và căn cứ vào đặc tính mỗi loại cây trồng mà hệ thống sẽ ra quyết định tưới bao nhiêu là vừa. Hệ thống tưới này đặc biệt hiệu quả cho những loại cây trồng háo nước được trồng ở những nơi khô hạn, như cây cà phê ở Tây Nguyên. Đỗ Minh Trí cho biết sản phẩm của anh đang ở những vòng cuối hoàn thiện, tháng 10 tới đây anh sẽ lập công ty và mang sản phẩm đi tiếp thị.
Các startup như của Phạm Khôi Nguyên và Đỗ Minh Trí rất cần sự hỗ trợ từ những trung tâm chế tạo sản phẩm mẫu (prototype) nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có. Ông Lê Hoài Quốc cho biết SHTP hiện đang kết hợp với trường Đại học tổng hợp bang Arizona (Mỹ) lập dự án xây dựng một trung tâm chế tạo sản phẩm mẫu.
Lợi ích quá rõ, nhưng vấp nhiều rào cản
Dự án giành giải nhất trong cuộc thi IoT Startup kể trên với phần thưởng 60 triệu đồng là dự án “Hệ thống đèn đường thông minh” của công ty S3 (Smart Streetlight System).
Giải pháp đèn đường thông minh bao gồm các bộ điều khiển kết nối trực tiếp với trụ đèn, giao tiếp không dây bằng sóng vô tuyến với một bộ trung tâm, một tuyến đường dài chỉ cần một bộ trung tâm như vậy. Bộ trung tâm kết nối điện toán đám mây, truyền dữ liệu về các máy tính để kiểm soát và điều khiển từ xa: thiết lập hẹn giờ cho từng chế độ chiếu sáng, tắt mở trực tiếp từ xa, cảnh báo đèn hư hỏng.
S3 do Phan Minh Hiếu, người từng sống và làm việc trong lĩnh vực IT cho chính quyền một bang ở Tây Úc cùng Tăng Phan Thanh Hiệp và Đỗ Nguyễn Thanh Đồng đồng sáng lập. Theo Phan Minh Hiếu, “hệ thống đèn đường hiện tại mở từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng là rất lãng phí. Nếu sử dụng giải pháp thông minh thì từ 12 giờ đêm tới sáng, tùy từng khu vực có thể tắt bớt một phần tư đến một nửa số bóng đèn, giảm sáng 40% mỗi bóng trong trường hợp dùng đèn LED, như vậy sẽ tiết kiệm được 30% điện năng”. Hiếu cũng cho biết “một khu công nghiệp hay một khu phố dùng hệ thống này có thể đảm bảo sau 18 tháng là hoàn vốn lắp đặt hệ thống qua việc tiết kiệm điện”. S3 đã nhận hợp đồng đầu tiên: trang bị hệ thống cho Khu công nghệ cao TPHCM.
Ngoài chức năng tiết kiệm điện cho chiếu sáng, hệ thống còn nhiều giá trị gia tăng khác phục vụ cho giao thông thông minh và các mục đích thương mại nhằm hướng tới tương lai thành phố thông minh. Ví dụ như đối với đèn tín hiệu giao thông ở các ngã tư, hệ thống sẽ nhận biết tuyến đường nào đang có đông người lưu thông để ra lệnh cho đèn giao thông duy trì ở trạng thái xanh lâu hơn. Hay hệ thống có thể nhận biết trên đường đang có nhiều phụ nữ hay nam giới hơn để ra lệnh cho các bảng quảng cáo trên đường phát những quảng cáo phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Thị trường tiềm năng của S3 không chỉ là 1,5 triệu cột đèn đường hiện có ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài và cả thị trường đèn LED được dự báo lên đến 50 tỉ đô la Mỹ vào năm 2018. Phan Minh Hiếu cho biết S3 sẽ tìm kiếm – hợp tác với công ty sản xuất đèn LED để cho ra loại đèn LED gắn cảm biến, tự điều chỉnh sáng tối.
Lợi ích của IoT thì đã rõ nhưng cũng như Đỗ Minh Trí, Phan Minh Hiếu cho rằng điều khó khăn ở Việt Nam là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chính quyền vẫn chưa sẵn sàng ứng dụng IơT. Các hội thảo, tham luận về đô thị thông minh, giao thông thông minh ngày càng nhiều nhưng sự thông minh đó vẫn chưa áp dụng được nhiều vào cuộc sống là do còn nhiều rào cản. Thứ nhất, băng tần sóng vô tuyến nhà nước cung cấp cho dân dụng ít, nhiều “ông lớn” đang chiếm giữ băng tần mà khai thác chẳng bao nhiêu. Thứ hai, sự chưa sẵn sàng với IoT chưa hẳn bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết về loT mà vì liên quan đến quyền lợi của các nhóm. Những công ty công nghệ nắm trong tay các giải pháp kỹ thuật nhưng quy mô nhỏ rất khó chen chân vào lĩnh vực đầu tư công.
Muốn xây dựng đô thị thông minh thì chính quyền phải quyết liệt thực hiện mục tiêu, tạo ra một số dự án tiên phong và có những chính sách hợp tác công – tư phù hợp để gắn kết các nguồn lực.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Cuộc chiến đám mây ngàn tỉ đô la
Khi Internet Vạn Vật (Iot, khái niệm mô tả thế giới mà Internet kết nối với mọi loại thiết bị, dần trở thành hiện thực, mặt trận "đám mây" cũng biến thành cơ hội kinh doanh vĩ đại nhất của một thế hệ doanh nghiệp. AmazOn, Microsoft lẫn Google đều tuyên bố mình nắm giữ thị phần lớn nhất.
Suốt nhiều tháng trời, trong lúc ban cố vấn của Google tìm kiếm ứng viên lý tưởng để lãnh đạo cuộc đánh cược "lội ngược dòng" cho cơ hội lớn nhất mà công ty này từng có kẻ từ thời Larry Page và Sergey Brin bắt đầu đặt biển quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Google.com) của họ. Và một cái tên xuất hiện: Diane Greene. Chẳng mấy tiếng tăm bên ngoài thung lũng Silicon, Greene là huyền thoại trong giới công nghệ và đã quen biết cả Page lẫn Brin kể từ ngày họ cùng học chương trình thạc sĩ ở ĐH Stanford. Bà là vợ của Mendel Rosenblum, giáo sư ngành khoa học máy tính nỗi tiếng Ở Stanford, và hai người đã sống trong khu học xá trường suốt nhiều thập niên. Greene, 61 tuỗi, có giọng nói nhẹ nhàng, khuôn mặt tròn được mái tóc vàng ngang vai bao bọc, thường xuyên nỞ nụ cười ấm áp. Song đằng sau phong thái bà mẹ là góc cạnh sắc bén hơn nhiều thường lóe lên trong ánh mắt mỗi khi bà nói đến cạnh tranh.
Giám đốc GoogleCloud Platfom, Daine Greene, đang trong hành trình bắt kịp Amazon.
Cũng như những nhà sáng lập Google, Greene giàu tham vọng, sở hữu bộ óc kỹ sư và tinh thần kinh doanh. Cùng năm mà Page và Brin xin phép nghi ở Stanford để thành lập Google, Greene và Rosenblum cùng ba người khác bắt tay thành lập Vmware, hãng tạo nên cuộc cách mạng trong cách các công ty quản lý dữ liệu từ xa bằng cách dùng công nghệ "ảo hóa." Greene đảm nhiệm vai trò CEO tại đây suốt mười năm, giúp xây dựng một doanh nghiệp được định giá 49 tỉ đô la Mỹ lúc đinh cao và tạo ra danh tiếng về một bậc thầy khoa học máy tính với tài quản lý hoàn hảo, người hiểu rõ lĩnh vực bán công nghệ cho những công ty lớn nhất thế giới. Với vị thế trong ngành của Greene, Page đã tuyền bà về làm trong ban giám đốc Google năm 2012.
Là thành viên ban giám đốc, Greene bắt đầu tư vấn cho các lãnh đạo Google về cơ hội bị bỏ lỡ: điện toán đám mây. Ý tưởng "cho thuê" sức mạnh xử lý của máy tính cho các doanh nghiệp đã có trước đó, và Google đã chạm vào lĩnh vực này từ năm 2008 khi lần đầu tiên cho phép các công ty startup viết ứng dụng trên nền mạng lưới các trung tâm dữ liệu siêu lớn của họ. Nhưng Google lại bị xao nhãng bởi những đam mê khác - nào là tìm kiếm, bản đồ, di động và xe tự lái... nên chưa bao giờ nghiêm túc về ngành điện toán đám mây.
Điều này không ngăn điện toán đám mây phát triển thành cơn sóng thần gần một thập niên sau đó, định hình lại cách các doanh nghiệp nghĩ và sử dụng công nghệ. Đầu tiên là một loạt startup mới - Airbnb, Instagram, Pinterest và nhiều tên tuổi khác - xây dựng phần lớn hoạt động trên những dịch vụ trực tuyến được cung cấp bởi những hàng khác. Gần đây nhất, những doanh nghiệp lớn - như GE, NBC và Shell - đã bắt đầu chuyển nhiều ứng dụng của họ hơn lên "đám mây."
Giờ đây, giản như các công ty đều làm theo cách này, đặc biệt là những người không lồ vận tải và công nghiệp nhìn ra được cơ hội không lồ trong cái-gọi là Internet Vạn vật (IOT). Bằng cách triển khai những mạng lưới cảm biến được kết nối để điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, những công ty này đang dựa vào các ứng dụng IoT để quân lý các đội xe tải vòng quanh thế giới, theo dõi đất đai và điều kiện độ ảm trong dây chuyền nông nghiệp, hoặc để quản lý thang máy. Đối với lượng dữ liệu khổng lồ, không gì tốt hơn là đám mây. Nhìn tổng thể, sự chuyển dịch sang những ứng dụng đám mây đại diện cho sự chuyển dịch mang tính thế hệ trong điện toán doanh nghiệp, vốn nhiều khả năng cũng quan trọng ngang ngửa với sự xuất hiện của máy tính nối mạng.
Google, nơi trong hai thập kỷ qua đã xây dựng thứ, mà Về cơ bản, là mạng lưới máy tính lớn nhất thế giới - một loạt trung tâm dữ liệu rộng khắp, kết nối với nhau trải khắp thế giới và được trang bị đủ loại phần mềm và ứng dụng - tỏ ra đang nắm vị thế đắc địa trong việc kiếm ra tiền từ thời đại mới của đám mây. Đúng vậy, nhiều người cả trong lẫn ngoài công ty đều xem điện toán đám mây như cơ hội kiếm tiền lớn nhất của Google, bên ngoài mảng quảng cáo. Nhưng với tư cách một hãng khổng lồ có giá trị 75 tỉ đô la Mỹ nhờ vào cung cấp dịch vụ di động và web miễn phí đến người tiêu dùng - thì Google lại không có tố chất để tạo ra một mảng kinh doanh mới to lớn, chuyên tập trung vào việc bán dịch vụ công nghệ cho những doanh nghiệp khác.
Đó là lý do tại sao cái tên của Greene liên tục xuất hiện. Khi Google chấp nhận cơ hội mới, Page nhờ bà đảm nhiệm mảng điện toán đám mây của công ty. Bà không chịu. Không lâu sau, những lãnh đạo và thành viên ban điều hành khác cũng nghe theo bà. Cuối cùng, phải cản đến Urs Hlzle, một trong những kỹ sư đầu tiên của Google kiêm người chịu trách nhiệm chính xây dựng cơ sở hạ tầng trực tuyến của Google, mới thuyết phục được Greene, trong lúc hai người dắt chó đi dạo chung ở những khu đổi của ĐH Stanford.
Có trở ngại duy nhất: Greene đang bận xây dựng startup bí mật mới Bebop, chuyên phát triển công nghệ hỗ trợ cho những phản mềm doanh nghiệp dễ dùng. Thế là vào tháng 11.2015, Google mua lại Bebop với giá 380 triệu đô la Mỹ và để Greene nhận chức giám đốc Google Cloud ntform (Nên tàng đám mây Google), với quyền hành xây ng đội ngũ kinh doanh và tái thiết đơn vị đã chi đến 10 đô la Mỹ để tăng trưởng vào năm 2015. Vị trí này đã đẩy eene vào một vai trò bất thường: Là thành viên ban điều nh Alphabet, vẻ mặt nào đó, bà cũng là sếp của Page. Là ìm đốc mảng điện toán đám mây, bà làm việc cho CEO ndar Pichai của Google, người báo cáo cho Page.
Greene đối mặt với trọng trách to lớn. Trong lúc Google "cựa mình," thì Jeff Bezos thống trị địa hạt này. Cú đánh ợc không chắc chắn của ông vào năm 2006 cho Amazon eb Services (hay AWS) - mng kinh doanh tách rời khỏi mảng bán lẻ lõi của Amazon tới mức tiểu người đã gãi đầu gãi tai khi the thông báo về nó đã thành ng dẻ dàng, với mức tăng trưởng m chính Amazon còn phải ngạc hiên. Với hơn một triệu khách [ng, AWS đang trên đà đạt mức xanh thu 10 tỉ đô la Mỹ năm nay, lợi nhuận của họ (600 triệu đô Mỹ chỉ riêng trong quy đầu tiên) 1 đủ để giúp Amazon có lãi.
Giám đốc công nghệ (CTO) của Amazon, Werner Vogels, dự kiến AWS sẽ trở nên lớn ngang bằng mảng bán lẻ của công ty.
Khởi đầu là một bộ ba dịch vụ, ở đây, AWS đã mở rộng thành 70 mảng kinh doanh khác nhau, và ở đây toàn bộ các công ty trong mazon đều chạy trên AWS. Dây huyền hoạt động của AWS, với [ hỏ trợ từ các cơ sở dữ liệu của mazon, tạo ra sức kéo mãnh liệt ho toàn bộ thế giới Internet. Vào các tối chủ nhật, khi khách thuê lo Netflix yên vị để xem chương ình truyền hình yêu thích của họ, cũng là lúc gần 30% u lượng băng rộng của nước Mỹ chạy qua AWS, nơi phát ị các đoạn phim của Netflix. Amazon vẫn hay tuyên bố Lng, nhờ vào AWS mà việc xây dựng một công ty công ghệ giờ cũng dẻ ngang ngửa xếp hình Lego. "Giờ ai cũng 9 thể quản lý một doanh nghiệp toàn cầu được công nghệ ẫn dắt." CTO Werner Vogels của Amazon nói, người gần ây vừa hé lộ một loạt dịch vụ mới của AWS tại sự kiện Ở as Vegas, bao gồm vài dịch vụ dành riêng cho những ứng dụng IoT.
Bất chấp những dự báo tích cực nhất có cơ sở hay không, đây là một thị trường không lồ, với quy mô có thể sánh được với thị trường Smartphone toàn cầu. Không lạ gì khi thị trường này có những siêu cường lớn nhất trong ngành công nghệ đối đầu nhau để giành khách hàng và thị phản nhận biết của họ. Một Microsoft đang hồi sinh với sự dẫn dắt của CEO Satya Nadella, người từng lãnh đạo đơn vị điện toán đám mây của công ty, đã luôn đặt cược mạnh tay vào mảng kinh doanh này, và xây dựng dịch vụ đám mây Azure trở thành số hai vững chắc chi sau Amazon. Còn IBM, nơi vẫn dẫn đầu so với Google trên phương diện thị phần, đang cùng những hãng khác rót thêm vốn đầu tư nhằm cùng cố thị phản đang có, nên "sàn đấu" đã được thiết lập để dành cho một cuộc chiến nhiều năm sẽ ác liệt như bất cứ cuộc chiến nào mà ngành công nghệ đã chứng kiến trong nhiều thập niên qua. Greene hiểu rõ bà Ở thế yếu, nhưng bà đã luôn lập đi lập lại rằng Google có yếu tố cản cho thành công: gan lì, tiền bạc và sức mạnh công nghệ to lớn. "Tôi luôn thích thú đối diện với thách thức," bà nói.Trước tất cả sự thống trị của Amazon, cuộc chiến điện án đám mây chỉ mới bắt đầu. Khi những doanh nghiệp 1ỹ và đa quốc gia ngày càng thoải mái hơn với ý tưởng thay hế những phản cứng máy tính đắt đỏ để chuyển sang mô ình dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, thị trường này dự kiến o nở rộ lên từ mức giá trị 370 tỉ đô la Mỹ (gấp hơn 10 lần uy mô hiện tại) lên thành mức một ngàn tỉ đô la Mỹ.
Tham vọng của Bezos cho AWS hiện tại vừa giản đơn vừa gây kinh ngạc: biến nó lớn hơn mảng bán lẻ của Amazon, nơi đạt giản 27 tỉ đô la Mỹ doanh thu trong quý giản nhất. Dẫu vậy, không một ai, kể cả Bezos, dám nghĩ rằng ông sẽ thành công mức này khi cùng những lãnh đạo Amazon khác vạch định kế hoạch cho AWS hơn một thập niên trước. Theo nhiều góc nhìn đây đúng là một ý tưởng thông thái. Amazon trước đó đã xây xong mạng máy tính uyền chuyển để hỗ trợ cho dây chuyền bán lẻ đang tăng trưởng nhanh của họ. Vậy tại sao không "đóng gói" ngân ấy năng lực để cung cấp cho người khác?
Sự ra mắt của AWS được chứng minh là đúng thời điểm hoàn hảo: Nó khớp với cơn bùng nỏ mới của truyền thông xã hội và những startup trên nền tảng di động. Những doanh nhân tằn tiện đang chạy đua để xây dựng ứng dụng yêu thích ý tưỡng để áp lực điều hành máy chủ và hệ thống lưu trữ dữ liệu cho người khác, và AWS lập tức trở thành lựa chọn số một. Và nó vẫn là số một đến ngày hôm nay. "Họ không chi là thế lực duy nhất, mà họ còn là lựa chọn mặc định," Jason Seats, đối tác tại Techstars, hãng hậu thuẫn khởi nghiệp giàu tiếng tăm, cho biết.
Bezos cùng đội nhóm đang đi trên dây: làm sao để tăng sức hấp dẫn trước thị trường doanh nghiệp mà không đánh mất độ khả tín trước cộng đồng startup. Sự biến chuyển này hiện rõ tại hội thảo re:Invent của họ Las Vegas. Được tổ chức vào tháng 10.2015, hội thảo thu hút khoảng 19 ngànàn dân công nghệ và lập trình viên. Nhiều người đến đó để hiểu thêm vê những công cụ AWS mới chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và dịch vụ an ninh theo yêu cầu dành cho doanh nghiệp vốn cần thiết cho những CIO và CTO tại những công ty lớn nhất nước Mỹ.
Trong số những sự hé lộ lớn, chính là nên tàng loT mới để theo dõi và cất trữ dữ liệu tải với dung lượng lên đến những petabyte (một petabyte bằng một triệu GB), khi mỗi bàn chải, thùng rác, xe bus đô thị và giàn khoan dâu đều được trang bị cảm biến. Bí quyết của Amazon: Nền tảng đám mây của họ giữ phiên bản "ngầm" của một thiết bị trong hệ thống mà người dùng có thể tương tác cùng, khi thiết bị này ở trạng thái không kết nối (offline). Danh sách khách hàng có mặt để lắng nghe Vogels và CEO của AWS Andy Jassy, hai ngôi sao diễn thuyết, có những tên tuổi lớn như Accenture, Capital One, Intel và GE. CTO của John Deere lên sân khấu để trình diễn ứng dụng xây dựng trên gói IoT mới dùng đế theo dõi xe cộ trên đường. BMW trình diễn ứng dụng kết nối với xe hơi. Họ gia nhập hàng ngũ những khách hàng như (chính quyên) bang Washington và, trong một sự kiện quảng bá rộng cho AWS, là cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), vốn vừa ký kết một hợp đồng nhiêu năm trị giá 600 triệu đô la Mỹ để chuyển một số dây chuyền "lên mây".
Nhiều tháng sau màn xuất hiện trên sân khấu của re:Invent, BMW có mặt trở lại trên sân khấu của một sự kiện công nghệ tại San Francisco để giới thiệu ứng dụng đám mây mới, BMW Connected. Ứng dụng này có thể cho biết địa điểm sắp đến của chiếc xe, nhắn tin cho bạn bè của tài xế và thậm chí còn nhận diện được khoảng trống để đậu xe. Hội thảo này là Build, sự kiện thường niên dành cho giới lập trình viên của Microsoft. Và lần này, người giới thiệu hãng xe không phải là Vogels, mà là Scott Guthrie, một người đàn ông cao gầy đeo kính cận và trong trang phục ưa thích là áo polo đỏ, là giám đốc mảng doanh nghiệp và đám mây của Microsoft, vị trí rõ ràng khiến. Ông là người quan trọng thứ hai trong công ty sau Nadella. "Chúng tôi đã có rất nhiều khách hàng chuyển sang từ Amazon," Guthrie nói về việc chọn cả hai phe của BMW. "Trên ti suất thắng-thua, chúng tôi làm rất tốt".ôngSự lo lắng đã tăng lên khi Amazon đã hạ giá thành đến 51 lần trong thập niên qua, bắt đầu chùn chân trước việc khách hàng ngừng dùng dịch vụ. "Một vị CIO bắt đầu chú ý khi họ thấy hóa đơn AWS trở thành một mục riêng trên sổ sách trị giá 50 triệu đô la Mỹ." Sam Ramji, giám đốc điều hành Cloud Foundry Foundation cho biết. Jassy nói ông hiểu quan ngại của khách hàng: "Việc bị khóa chặt là câu hỏi chúng tôi rất hay nhận được, và nó là điêu dễ hiểu. Chúng tôi cảm thấy mình cần phải chiếm được đơn hàng của các bạn mỗi giờ, mỗi tháng và mỗi năm."
Trong cuộc đua đám mây, Microsoft biết rõ vị trí của họ Ở đâu: hiện là ngay sau Amazon. Nhưng đây là một số hai đầy tham vọng. Màn chào hàng của Microsoft trước những doanh nghiệp lớn rất thẳng thẳn: Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xử lý yêu cầu của khách hàng lớn. Với nhiều người, việc Microsoft đặt lên bàn đàm phán 30 năm kinh nghiệm bán hàng cho doanh nghiệp cùng những sản phẩm được dùng rộng rãi có thể tích hợp với Azure như Office.365 là hoàn toàn bình thường. "Chúng tôi khác biệt nhờ sẵn sàng phục vụ khách hàng doanh nghiệp," Guthrie nói, nhấn mạnh Microsoft có nhiều khu vực đặt cơ sở dữ liệu hơn (32 so với 13 của Amazon), an ninh tốt hơn và uyển chuyển hơn trong vấn đề nơi chốn đặt cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết quan ngại về bảo mật toàn cầu.
Microsoft cũng đi trước Amazon với một số tính năng IoT, mà Guthrie nói sẽ giúp họ có được khách hàng là BMW. Sau nhiều năm chơi đuổi bắt, Azure đang hy vọng sẽ vượt lên trên những đối thủ của họ Với những sản phẩm mới cung cấp riêng biệt sỞ hữu trí tuệ nhân tạo và "máy học" (machine learning). Khi nhắc đến số liệu cụ thể, Microsoft vẫn còn chặng đường dài trước mắt. Tuy không tiết lộ doanh thu đám mây thuộc toàn khối "Intelligent Cloud" có doanh thu 6,1 tỉ đô la Mỹ của tập đoàn, giới phân tích ước tính thị phản của nó đạt khoảng 9%, kém hơn 1/3 so với dịch vụ của Amazon. Guthrie nói Azure đang tăng trưởng hơn 100% người dùng và doanh thu thường niên, mỗi tháng tăng thêm 120 ngàn khách hàng thuê bao. "Chúng tôi đang trong giai đoạn thị phần đang tăng quá nhanh nên nó không phải trò chơi có tổng bằng không." Ông nói. "Nếu chúng tôi tham gia triệt để thì chúng tôi thắng." Vài nghiên cứu xác nhận những tuyên bố này. Một cuộc thăm dò ý kiến các CIO và CTO của hơn 300 nhà bán hàng do Enterprise Technology Research thực hiện cho thấy, tổng thể, tỉ lệ tiêu thụ dịch vụ của Microsoft cao hơn Amazon trong năm vừa qua.
Azure có vài chiến thắng lớn gần đây như NBC Sports, nơi có kế hoạch truyền tải hơn 2.000 sự kiện thể thao từ sự kiện Thế vận hội mùa hè bằng hệ thống "đám mây" của Microsoft. Nhưng để thu hẹp khoảng cách với Amazon, Microsoft sẽ cần những khách hàng hiện tại của họ - chiếm gần 85% những công ty lớn nhất nước Mỹ - chi tiêu nhiều hơn mức họ đang chi cho Azure.
Một phần trong chiến lược lôi kéo họ của Nadella đòi hỏi một pha quay ngoắt 180 độ trong văn hóa của Microsoft. Công ty luôn được biết đến với việc áp đặt một thế giới "chi-có-Windows" lên khách hàng của họ suốt nhiều thập niên, nay sẵn lòng hơn trong việc cho phép phần mềm của họ được "cộng sinh" với những doanh nghiệp khác. Nếu khách hàng muốn chạy một phần doanh nghiệp của họ trên máy chủ của chính họ, một phần khác trên AWS và một phần nữa trên Azure, không vấn đề gì. "Nhiều đối thủ cạnh tranh của Microsoft nói về tính năng "lai" (hybrid), nhưng khi bạn thật sự tìm hiểu điều họ đang nói, thì chẳng có sự thật nào sau đó cả," giám đốc của Azure, Jasọn Zander phát biểu - Ông là một trong những cánh tay đắc lực của Guthrie.
Dẫu vậy, có người vẫn nhớ vẻ một Microsoft chuyên "bắt nạt" của nhiều năm trước, và đến tận hôm nay, nhiều doanh nghiệp lớn vẫn sợ năm tháng đó xuất hiện lại. Gần đây, Salesforce cân nhắc rất nghiêm túc sử dụng Azure trước khi chọn AWS làm nhà cung cấp "đám mây" ưa thích khi ký hợp đồng trị giá trung bình 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm trong suốt bốn năm. Amazon và Salesforce đều công khai nói AWS thắng hợp đồng bởi sức mạnh và sự trưởng thành trong những sản phẩm của họ. Nhưng vài người tin rằng việc Microsoft không ký được hợp đồng không phải là ngẫu nhiên, do họ đã qua mặt Salesforce trong việc mua lại LinkedIn với hợp đồng "bom tấn" 26,2 tỉ đô la Mỹ. "Tôi sẽ không nói rằng đó là một quyết định thuần túy về mặt công nghệ của họ (Salesforce)," Guthrie khinh khinh.
Greene có nhiều việc cần làm trước khi Google được xem trọng bên cạnh Amazon và Microsoft. Đến gần đây, ngoài việc chứa ứng dụng mạng xã hội ăn khách Snapchat, Google chưa làm nhiều để chứng tỏ họ biết cách làm việc với khách hàng quy mô lớn. Greene đang nỗ lực để cải thiện điều này bằng cách tái thiết bộ phận của bà hoạt động như doanh nghiệp độc lập trong Google và lần đầu tiên tập hợp đội tiếp thị, bán hàng, sản phẩm và kỹ thuật. Và cũng như Guthrie của Microsoft, bà lôi kéo khách hàng bằng cung cấp quyền tiếp cận những công nghệ phi thường của Google như phân tích, dịch máy, nhận diện giọng nói, bản đồ và thêm nhiều nữa. "Chúng tôi sẽ làm nhiều hơn để khách hàng có thể "huấn luyện" cho riêng dữ liệu của họ và xây dựng mô hình của riêng họ bằng phần mềm của chúng tôi," Greene nói.
Phát biểu này đã thu hút sự chú ý của những công ty công nghệ với nhu cầu không lồ về dữ liệu như Spotify, một khách hàng của AVVS đã đặt vài dây chuyền của họ trên nền tảng của Google trong năm nay. Và Google hiện đang ký kết với những tập đoàn lớn như Coca-Cola và Disney, nhờ vào sức mạnh xử lý dữ liệu của họ.
Nhiều khách hàng trong số này đang dùng Google cho các hoạt động dữ liệu trong khi đặt có vài ứng dụng cấp thiết trong tay Amazon và Microsoft. "Lợi thế là tính uyển chuyển," CTO Alan Boehme của Coca-Cola nói. Ông đang dàn trải hơn 1.000 ứng dụng đám mây của công ty trên cả ba nền tảng trên. Tuy các công ty cung cấp đám mây đều đưa ra những lợi ích để thu hút khách hàng lớn như giảm giá, dùng thử sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật, Google lại nổi trội nhờ bỏ tiền để giành thị phần. Công ty này đang có ý định thu hút vài khách hàng doanh nghiệp lớn từ Amazon bằng gói dùng miễn phí lên đến một năm, theo vài nguồn tin trong ngành. "Google đang cố gắng thu hẹp khoảng trỐng bằng việc tung miễn phí tài nguyên ra thiên hạ," Guthrie của Microsoft cho biết. Greene không nao núng. "Bỗng nhiên, chúng ta đang bàn về gần như 1.000 công ty hàng đầu," bà nói.
Với Scotf Guthire nắm quyền, mảng Azure của Microsoft đang tăng trưởng hơn 100% mỗi năm.
Theo vài nhà quan sát thị trường, không khó để mường tượng ra Viễn cảnh mà trong đó tất cả, ngoại trừ vài công cụ đám mây tối tân, chạm ngưỡng "zero" trong giá bán, tức là được những nhà cung cấp đám mây tặng miễn phí như "mồi" nhằm đặt một chân vào cửa nhà khách hàng. Tuy điều này tỏ ra có lợi cho sức mạnh của Google, và đưa ra vài ngụ chỉ cho con đường dẫn đến thành công của hãng này trong vài năm tới, vấn đề về độ khả tín của Google vẫn còn là một trở ngại lớn. Tuy Google đã cho thấy nhiều dấu hiệu hỗ trợ hoàn toàn Greene - CEO Pichai đến dự hội thảo của bà và cấp ngân sách lẫn chính Sách tuyển dụng được những nhân vật "tay to" - công ty sẽ phải thể hiện một lòng nhẫn nại bất thường để cho phép đội nhóm của bà Xây dựng những mối quan hệ mà ngay cả bà cũng thừa nhận sẽ phải mất vài năm.
Nhiều khả năng hơn cả là Microsoft sẽ là mối đe dọa lớn nhất cho Amazon trong vai trò dẫn đầu dịch vụ đám mây về dài hạn. Mối quan tâm dành cho Azure đang cao chưa từng có, còn ban lãnh đạo Microsoft thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của mảng đám mây trong tập đoàn. Microsoft đang từ từ rũ bỏ mối liên kết giữa họ và thế độc tÔn của Windows và sỞ hữu một tổ chức bán hàng lẫn mạng lưới đối tác ngang ngửa với những gì Amazon đang có.
Microsoft sẽ thắng thế chi khi Amazon không còn là doanh nghiệp hiệu quả không ngừng và do BezOS thúc đẩy. Nếu quan sát kỹ, ta thấy những rạn nứt: biên lợi nhuận 20% liên tục của AWS khiến người ta nghĩ dịch vụ đôi khi bị nâng giá quá. Và tuy nhiều công ty trong ngành công nghệ biết sợ sức mạnh của Google và Microsoft, Amazon cũng không khác là bao. Thế thống trị của họ trong mảng bán lẻ khiến AWS trở nên kém hấp dẫn với vài doanh nghiệp. Người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba giờ đã có mảng đám mây riêng. Walmart cũng thông báo về dự án đám mây dựa trên mã nguồn mở mang tên OneOps vào đầu năm nay.
Nhưng bạn hãy chuẩn bị chịu mọi rủi ro nếu muốn đánh cược chống lại Bezos và đội nhóm của ông. Nếu Amazon cảm nhận một mối đe dọa từ Microsoft trong những tháng tới, hãy trÔng đợi giả của AWS giảm bất ngờ còn chất lượng dịch vụ nó cung cấp vẫn tăng lên. "Người ta đã đánh giá thấp tốc độ sáng tạo vẫn đang diễn ra Ở Amazon," Max Gazor, nhà đầu tư mạo hiểm đã đầu tư vào những công ty đám mây, nhận xét. Những kỹ sư của AWS không chút bận tâm khi phải làm việc trong cả dịp Lễ tạ ơn để đảm bảo trang web của Kylie Jenner sẵn sàng ra mắt dòng mỹ phẩm mới của cô vào ngày Cyber Monday (thuật ngữ tiếp thị chi ngày thứ hai đầu tiên ngay sau Lễ tạ ơn) vừa qua. "Chúng tôi có phải một tổ chức đầy tham vọng không ư?" Vogels hỏi. "Đúng thế." Chưa ai từng đối mặt với Bezos cùng các cộng sự trong mảng bán lẻ lại nghi ngờ điều đó.
Trừ khi Amazon rẽ sai hướng, thật khó để tìm ra công ty nào khác đạt được mức doanh thu 100 tỉ đô la Mỹ đầu tiên. Nhưng nếu Google có thể cho thấy hấp lực thật sự và Microsoft có thể, bằng cách nào đó, thu hẹp khoảng cách, thì những công ty khôn ngoan sẽ ngày càng được hưởng lợi từ cuộc chiến giữa hai hãng nhằm duy trì cuộc đua với Amazon. Tại Microsoft, Guthrie trả lời câu hỏi rằng liệu Azure có nghĩ rằng họ sẽ chiếm được vị thế trung tâm trong thị trường dịch vụ đám mây: "Người thắng cuộc thật sự từ tất cả những cạnh tranh này, hy vọng sẽ là khách hàng," Ông nói.
Theo Forbes
Thiết bị lặn không cần bình oxy Giống như mang cá nhân tạo, thiết bị lặn mới giúp thợ lặn có thể ở dưới nước 45 phút mà không cần tới bình dưỡng khí. Thiết bị lặn Triton giúp người sử dụng có thể ở dưới nước 45 phút mà không cần bình dưỡng khí. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Stockholm (Thụy Điển) vừa giới thiệu một sản...