Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết ‘hot’
Để học tốt và tìm được việc làm các ngành thuộc khối khoa học xã hội, thí sinh cần rất nhiều kỹ năng.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, rất nhiều thí sinh vẫn nhầm tưởng các ngành khoa học xã hội chỉ dành cho những thí sinh khối C và tính cách nhút nhát. Thực tế không phải vậy.
Mỗi năm tuyển 8.100 người
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, dù đã làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng nhưng thí sinh vẫn thích chạy theo ngành hot. Do đó, các bạn thường chọn ngành theo tâm lý đám đông.
5 năm trước, sinh viên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán… ra trường dễ tìm được việc làm, thu nhập cao nên thí sinh đổ xô vào học. Đến nay, khi thị trường lao động ở khối này bão hòa thì sinh viên ra trường rất khó tìm được việc làm.
Ngược lại, ở nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn lại đang rất thiếu nhân lực. Ông Trần Anh Tuấn lý giải: “Có một thời gian dài, thí sinh đã quay lưng với nhóm ngành khoa học xã hội – nhân văn. Do đó, nhân lực ngành này đang rất khan hiếm. Trong khi đó, nhóm ngành khoa học xã hội – nhân văn là 1 trong 9 ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP HCM trong giai đoạn 2014 – 2015 và xu hướng đến năm 2020 – 2025. Từ đây đến năm 2025, mỗi năm nhóm ngành này tuyển 8.100 người. Mức lương không hề thua kém các ngành khác.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Tại TP HCM có nhiều trường ĐH đào tạo khối ngành khoa học xã hội, có thể kể đến ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Văn hóa TP HCM.
Trong đó phải kể đến ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM là trung đào tạo bậc cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn có quy mô nhất khu vực phía nam. Hiện nay, nhà trường đào tạo 54 chương trình giáo dục thuộc 27 ngành đào tạo các hệ chính quy tập trung, văn bằng hai chính quy, liên thông/hoàn thiện đại học. Trường thu hút trên 20.000 sinh viên theo học các hệ nói trên.
Thử thách sự kiên nhẫn
Video đang HOT
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng đào tạo ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cho biết, trong khối ngành khoa học xã hội tại trường, cho đến nay điểm đầu vào cao nhất vẫn thuộc các ngành báo chí truyền thông, ngôn ngữ Anh và quan hệ quốc tế.
Theo TS Hạ, sức hút của các ngành này có tỷ lệ thuận với khả năng việc làm của những ngành này sau khi ra trường. Nhất là những sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Anh và quan hệ quốc tế có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao.
Tuy nhiên, ông Hạ cũng khuyên thí sinh chọn ngành phải căn cứ vào yếu tố có phù hợp với năng lực, sở trường của mình hay không, đừng căn cứ vào yếu tố sở thích bởi sở thích có thể thay đổi theo thời gian, trong khi đó có những ngành nghề mình thích nhưng chưa chắc đã phù hợp. Nhiều thí sinh đổ xô vào ngành kể trên nhưng học lực không đáp ứng được vì điểm đầu vào rất cao.
Theo TS Hạ, trong số các ngành khoa học xã hội, xã hội học tuy không phải là ngành có điểm đầu vào cao nhất trường nhưng trong những năm gần đây có sức thu hút thí sinh khá cao và kể cả những người đi làm, muốn tìm hiểu chuyên sâu thêm về một lĩnh vực có độ nghiên cứu tổng quát này. Nếu không theo chuyên ngành xã hội học, người học cũng được tiếp cận trong chương trình học phần đại cương của những ngành học khác.
Ông Hạ cũng cho hay, ngành xã hội học cần rất nhiều kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, không đơn thuần chỉ là làm công tác nghiên cứu xã hội như nhiều người nhầm tưởng. Cụ thể, nhà xã hội học cần có tư duy phân tích để chạm tới, nắm bắt được sợi dây bản chất xuyên suốt mỗi hiện tượng xã hội. Như vậy rất cần thái độ kiên nhẫn.
Ngoài ra, không kém phần quan trọng đối với một người làm nghề xã hội học là khả năng giao tiếp tốt và tính nhân văn vì đối tượng trực tiếp làm việc là con người.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, xã hội học là một nghề đa dạng về môi trường công việc. Đơn cử, có thể tiếp tục làm nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu, làm giảng viên xã hội học tại các cơ sở đào tạo CĐ, ĐH, sau ĐH, về làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội, thậm chí là cả trong những bộ phận liên quan đến quan hệ đối ngoại, quan hệ xã hội, quan hệ công chúng, của các tổ chức kinh tế, báo chí, doanh nghiệp…
Theo Đặng Trinh/Người Lao Động
Những ngành học có điểm chuẩn cao
Y dược, Công nghệ Thông tin, Kinh tế... là những ngành học có điểm chuẩn cao trong nhiều năm liền. Lựa chọn những ngành này, học sinh cần cân nhắc kỹ và biết lượng sức mình.
Tham dự một kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh chủ động hơn trong việc đăng ký xét tuyển ngành nghề, cũng như trường đại học. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ, các bạn trẻ rất dễ chọn ngành học không phù hợp.
Ngành hot, điểm chuẩn cao
Ngành Bác sĩ đa khoa từ trước tới nay có sức hút rất lớn, với quan niệm của nhiều thí sinh: "Nhất Y, nhì Dược". Đây cũng là ngành có điểm trúng tuyển cao hàng đầu trong cả nước. Kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, điểm chuẩn của ngành Bác sĩ đa khoa tăng lên theo nấc 0,25 điểm mỗi ngày trong giai đoạn cuối. Tại Đại học Y Hà Nội, điểm trúng tuyển vào trường của ngành đạt mức kỷ lục: 27,75.
Bác sĩ Đa khoa thuộc Đại học Y dược Thái Bình có điểm chuẩn là 26, Đại học Y dược Hải Phòng lấy 25,5 điểm.
Tại phía Nam, Đại học Y dược TP HCM có điểm trúng tuyển ngành Bác sĩ đa khoa cao nhất 28. Ngành này ở Đại học Y dược Cần Thơ có điểm chuẩn 25,75, Đại học Quốc gia TP HCM là 26 điểm.
Với tốc độ phát triển mạnh của các ngành khoa học máy tính và công nghệ, Công nghệ Thông tin được giới trẻ yêu thích.
Khoa Toán - Tin thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn cao là 8,08 (theo cách tính riêng của trường).
Đại học Bách khoa TP HCM, ngành công nghệ Thông tin lấy điểm chuẩn 25,25 điểm cho hai tổ hợp môn Toán - Lý - Hóa và Toán - Lý - Văn.
Thí sinh chọn ngành học phù hợp năng lực là lời khuyên của các chuyên gia.
Ngành này của Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM) có mức điểm chuẩn trúng tuyển 22,75 cho các tổ hợp môn thi Toán - Lý - Hóa và Toán- Lý- Anh.
Đại học Khoa học Tự nhiên lấy 23,5 điểm cho cả hai tổ hợp môn Toán - Lý - Hóa, Toán - Lý - Anh.
Ngành Kinh tế nhiều năm được thí sinh ưa chuộng. Năm 2015, ngành Kinh tế thuộc Đại học Ngoại thương đạt mức điểm cao với 25,75 điểm khối A1 và D; 27,25 điểm khối A.
Đối với Đại học Ngoại thương TP HCM, ngành Kinh tế khối A00 có mức điểm trúng tuyển là 17, còn lại khối A1, D1, D6 là 25,5.
Thời gian gần đây, sức hút của ngành Sư phạm có giảm do thuộc nhóm ngành khó xin việc và mức lương dành cho giáo viên thấp. Tuy nhiên, điểm chuẩn vào ngành này vẫn ở mức cao.
Tại Đại học Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn ngành Sư phạm tiếng Pháp là 28,92 điểm. Sau khi nhân hệ số 2 môn chính, điểm chuẩn nhiều ngành trường Đại học Sư phạm TP HCM lấy trên 30. Trong đó, ngành Sư phạm Toán có điểm chuẩn cao nhất với 34,33. Nhiều ngành khác lấy trên 30 điểm như Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử khối C, Sư phạm Địa lý.
Chọn ngành: Hãy biết lượng sức mình
Đối với trường hot như Đại học Y Hà Nội, GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó hiệu trưởng nhà trường đưa ra lời khuyên: Học sinh nên tìm hiểu thông tin về điểm chuẩn của trường các năm trước trên Website của Đại học Y và đăng ký vào các ngành này. Để tăng khả năng đỗ vào trường, học sinh nên xem xét dự tuyển vào các ngành cử nhân.
Ngô Vương Minh - thủ khoa kép khối A, B và đồng thủ khoa Đại học Y Hà Nội vừa qua lưu ý thí sinh cần lựa chọn ngành có điểm số phù hợp, theo dõi lượng hồ sơ và điểm chuẩn của năm ngoái.
Đã trải qua kỳ học đầu tiên của năm thứ nhất, Ngô Vương Minh cũng nhắn nhủ, thời gian học tập tại Đại học Y Hà Nội tương đối vất vả. Với ngành Bác sĩ đa khoa, buổi sáng, Minh học từ 7h30 đến 11h, chiều đi thực tập và buổi tối học thêm ngoại ngữ. Thời lượng kiến thức học sinh phải tiếp thu trong mỗi buổi khá nhiều, cần xem bài trước ở nhà mới có thể tiếp thu. Tân thủ khoa cho rằng, việc học vất vả tại Đại học Y Hà Nội đã cho thấy tầm quan trọng của ngành này.
Đối với ngành Kinh tế, PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, chương trình đào tạo các ngành kinh tế của các trường đại học đều chung nhau những phần kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, điểm khác biệt thuộc phần kiến thức chuyên ngành, tùy theo đặc thù của từng trường. Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo các ngành Kinh tế và quản lý định hướng ứng dụng trong các tập đoàn công nghiệp.
Là sinh viên năm cuối khoa Kinh tế Đối ngoại, Đại học Ngoại thương, Hoàng Đình Quang - Á khoa năm 2012 chia sẻ, các ngành kinh tế nói chung thường học khá nhiều kiến thức, từ marketing, quản trị, kinh tế vi mô, luật đến kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp...
Vì vậy, khi ra trường, tuỳ vào mong muốn cá nhân và điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà các bạn học kinh tế có thể lựa chọn những ngành nghề cụ thể phù hợp với mình và tiếp tục theo đuổi.
Đánh giá về ngành Công nghệ Thông tin, TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Nhu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành Công nghệ Thông tin vẫn rất cao. Khảo sát bình quân thu nhập của các sinh viên ngành này của các trường lớn là 13,5 triệu.
Theo Zing
Những ngành học dễ xin việc làm Theo dự báo thị trường lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Kỹ thuật ôtô, Tâm lý học... là những ngành cần nhiều nhân lực trong vài năm tới. Cụ thể, dự báo thị trường lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nhu cầu việc làm của ngành Xây...