Khối ngành STEM đang chiếm lĩnh toàn cầu với mức lương khủng
Không phải khối ngành Kinh tế như nhiều người lầm tưởng mà chính là những nghề nghiệp thuộc mô hình giáo dục STEM (viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) đang dẫn đầu top 10 nghề nghiệp được trả lương cao nhất tại Mỹ (trung bình $110,000/năm) theo thống kê của tổ chức Glassdoor.
Liệu Việt Nam có đang đi ngược xu hướng?
Theo dự đoán của tạp chí Forbes, Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lên đến 2,4 triệu nhân công ngành STEM vào năm 2018. Tương tự, tại Úc, nhu cầu nhân lực mảng Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ tăng 25% các năm gần đây và vẫn đang gặp phải vấn đề thiếu hụt kỹ sư, công nhân lành nghề. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng lao động tại các nước phát triển kể trên, tại Việt Nam, khối ngành kinh doanh đang được ưu ái lựa chọn và đào tạo, vượt xa hẳn những ngành thuộc khối công nghệ, kỹ thuật. Theo số liệu thống kê những năm gần đây của Bộ GD-ĐT, nhóm ngành kinh doanh có số thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất với trên 80.000 thí sinh (năm 2017). Bên cạnh đó, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, khối các ngành thuộc về kinh tế sẽ chiếm đến 40% tổng nhu cầu tuyển dụng năm 2017.
Đổi mới hoặc lụi tàn
Xương sống của một nền kinh tế nằm ở sự đổi mới (innovation) và khối ngành STEM/STEAM là nhân tố chính tạo ra sự đổi mới. Đơn cử, những tiến bộ trong khoa học – kỹ thuật sẽ biến đổi hoàn toàn nền công nghiệp và thay đổi thế giới mãi mãi. Hãy nhớ về một nước Mỹ sửng sốt khi nhận tin Nga phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới – Sputnik vào không gian năm 1957, khởi động “cuộc chiến không gian” giữa hai cường quốc. Hiện nay, cuộc “Cách mạng Công nghiệp 4.0″ đang diễn ra, mang đến những cơ hội mới nhưng cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức. Ông Mark Zuckerberg, CEO Facebook từng phát biểu: “Vào thế kỷ trước, nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động chân tay. Trong tương lai, nền kinh tế sẽ được dẫn dắt chính bởi tri thức và các ý tưởng. Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học sẽ trở nên thực sự quan trọng với tất cả chúng ta trong tương lai ấy. Tôi cũng cho rằng Công nghệ trao cho chúng ta cơ hội tuyệt vời để giải quyết những vấn đề cơ bản mà xã hội đang đối mặt.”
Tất cả điều này dẫn chúng ta đến một câu hỏi quan trọng: Nền giáo dục trẻ em hôm nay liệu đã đủ để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai của các em trong một “thời đại người máy” và trí tuệ nhân tạo?
Giải mã sức mạnh của giáo dục STEM/STEAM
Phương pháp STEAM (Science – Technology – Engineering – Arts – Mathematics) là viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Đây là phương pháp được giới thiệu lần đầu tiên tại Mỹ tiếp bước trên nền tảng phương pháp STEM nổi tiếng (có thêm môn Arts – Nghệ thuật). Mô hình giáo dục STEM/STEAM giảng dạy theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) – trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Theo các nhà giáo dục, thay vì dạy các môn học một cách tách biệt như giáo dục truyền thống, STEM/STEAM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Video đang HOT
Có thể nói, đẩy mạnh và khuyến khích giáo dục STEM/STEAM chính là giải pháp tối ưu cho tương lai Việt Nam. Hiện nay, phương pháp STEM/STEAM đã được giới thiệu và giảng dạy tại Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng. Đáng kể và tiên phong nhất có thể là mô hình giảng dạy Tiếng Anh thông qua STEAM – STEAM English của Trung tâm Anh ngữ AEG. Với sự kết hợp này, học sinh sẽ được rèn luyện tiếng Anh thông qua những bài học, thí nghiệm, dự án mang tính ứng dụng của 5 môn học STEAM được khéo léo lồng ghép. Theo các chuyên gia giáo dục STEM/STEAM tại AEG, đây là phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em, giúp trẻ trang bị nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho các giai đoạn giáo dục chuyên sâu cũng như phát triển óc sáng tạo, tư duy độc lập và các kỹ năng mềm cho thời đại “Cách mạng công nghiệp 4.0″, hơn là học ngoại ngữ như một môn học độc lập.
H.Linh
Theo Dân trí
Bí quyết thành công của giáo dục Singapore
Từ một quốc gia nghèo, không có nhiều tài nguyên khoáng sản, Singapore trở thành một trung tâm của thế giới về thương mại, tài chính và giao thông. Các trường học của đất nước này chiếm vị trí cao trong các bảng xếp hạng của thế giới; giáo dục Singapore đã đạt được những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực về toán học, khoa học và ngôn ngữ.
ảnh minh họa
Câu trả lời, theo như các nhà giáo dục Singapore, rất đơn giản: đó là nhờ vào các chương trình môn học được thiết kế hợp lí, có cấu trúc chặt chẽ và được thực hiện bởi những giáo viên (GV) có chất lượng.
Những thông tin thú vị, bài học bổ ích từ giáo dục đất nước sư tử, đặc biệt trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chất lượng được TS. Ngô Vũ Thu Hằng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) trong tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế "Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm" do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức.
GV phải tham gia ít nhất 100 giờ đào tạo bồi dưỡng hằng năm
Lực lượng GV có chất lượng cao không đơn giản có được bởi sự tình cờ hay là kết quả của một văn hóa tôn trọng nghề dạy. Theo TS. Ngô Vũ Thu Hằng, nó là kết quả của những sự lựa chọn chính sách có tính toán một cách kĩ lưỡng.
Singapore đã phát triển một hệ thống toàn diện để tuyển chọn, đào tạo và phát triển GV đại trà và GV cốt cán. Một trong những yếu tố then chốt của hệ thống đó là hoạt động phát triển chuyên môn nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV Singapore.
Trước tiên phải nói rằng tất cả các GV của Singapore đều được đào tạo về sư phạm tại một địa chỉ duy nhất. Đó là Viện Giáo dục Quốc gia thuộc Trường ĐH Công nghệ Nanyang.
Để có thể phát triển chuyên môn, hàng năm các GV cần phải tham gia ít nhất 100 giờ đào tạo bồi dưỡng. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau...
Khuyến khích GV thành nhà thực hành tự chủ, năng động
TS. Ngô Vũ Thu Hằng cho biết: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển GV tại Singapore được quan tâm, trong đó quan tâm trang bị cho GV năng lực dạy học cá biệt hóa, có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ vào giảng dạy; khuyến khích GV thành nhà thực hành tự chủ, năng động và phát triển giảng dạy qua nghiên cứu và sử dụng các kết quả nghiên cứu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Mục tiêu của Singapore là làm thế nào để đảm bảo mọi người GV đều trở thành người GV xuất sắc. Để thực hiện điều này, hoạt động phát triển GV ở đây có 3 vai trò chính khác nhau.
Thứ nhất: Hình thành nếp suy nghĩ đúng đắn cho GV. GV Singapore được giúp để hiểu về sự tin tưởng hữu hiệu đối với hoạt động dạy học. Cụ thể, họ được truyền niềm tin rằng dạy học không chỉ là một quá trình hay đơn thuần là sự ghi nhớ mà là quá trình tư duy.
Một cách mà những người đào tạo, phát triển GV Singapore làm việc này đó là cho GV dành thời gian để giải quyết những vấn đề "mỏ neo" - là những vấn đề phức hợp thường được giới thiệu ở mỗi đầu bài học nhằm thúc đẩy suy nghĩ sâu ở người học và nhằm tổng hợp vô số các phương án và giải pháp.
Thứ 2: Giúp GV kiến tạo tri thức. Thứ 3 là tăng cường năng lực học tập. GV cần phải là những người học suốt đời. Nhiều nhà giáo dục Singapore dùng các cộng đồng học tập phát triển chuyên môn, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu bài học, nhằm nâng hoạt động dạy học trên lớp.
Bồi dưỡng, phát triển chuyên môn dựa trên các hoạt động của nhà trường
Theo TS. Ngô Vũ Thu Hằng, các GV Singapore nhận thấy việc nghiên cứu bài học có hiệu quả đặc biệt trong việc giúp họ nâng cao những kiến thức quan trọng. Ban đầu các khóa học bồi dưỡng được thực hiện với sự đẩy mạnh cách tiếp cận dựa trên các hoạt động trao đổi, tương tác.
Nhưng dần dần, các nhà giáo dục Singapore nhanh chóng nhận thấy hạn chế của kiểu thảo luận trao đổi, do đó họ cũng nhanh chóng chuyển sang hoạt động bồi dưỡng, phát triển chuyên môn dựa trên các hoạt động của nhà trường đồng thời vẫn duy trì các hoạt động phối hợp. Từ đó tạo nên một cộng đồng phát triển chuyên môn, nơi mà các GV có thể cùng nhau phát triển hoạt động dạy và học.
Bằng cách đó, các nội dung và hoạt động bồi dưỡng trở nên thiết thực hơn do gắn liền với thực tế dạy học tại trường phổ thông. Qua các buổi bồi dưỡng, các GV không chỉ nắm bắt được những vấn đề đang xảy ra trong các hoạt động dạy học hàng ngày mà còn được giới thiệu những phương pháp dạy học mới.
Mỗi nhà trường đều có một quỹ riêng để có thể sử dụng cho việc phát triển GV, bao gồm cả việc hình thành, phát triển những tư tưởng, quan điểm giáo dục, dạy học mới qua việc đi ra nước ngoài để tìm hiểu thêm về nền giáo dục của các nước trên thế giới.
Trung tâm GV Singapore được hình thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2010 để nhằm khuyến khích GV có thể liên tục những kinh nghiệm tốt nhất về hoạt động giáo dục, dạy học.
"Ở Singapore, GV được khuyến khích để trở thành những người học suốt đời. Một trong những lĩnh vực quan trọng mà các nhà đào tạo GV Singapore muốn phát triển ở GV đó chính là kiến thức sư phạm về môn học. Điều này có nghĩa là các GV tiểu học có thể không cần thiết biết hết về toán cao cấp nhưng họ cần học nội dung toán mà họ sẽ dạy dựa trên những quan điểm giáo dục tiến bộ" - TS. Ngô Vũ Thu Hằng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Ngày hội khoa học lớn của học sinh miền Bắc Học sinh sẽ được trải nghiệm với nhiều hiện tượng khoa học lý thú tại các phòng thí nghiệm hiện đại nhất Việt Nam. Ngày hội STEM 2018 dành cho học sinh từ 8 đến 18 tuổi khu vực phía Bắc diễn ra từ 8h đến 17h ngày 13/5 tại Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). STEM...