Khối ngành “hot” ra trường được nhiều nhà tuyển dụng săn đón
Khối ngành kinh tế luôn dẫn đầu trong việc chọn ngành trong nhiều năm qua.
Trong những năm gần đây, các chuyên ngành kinh tế được lựa chọn nhiều nhất là: Thương mại điện tử, quản trị kinh doanh, tài chính, quản trị logistics,… Đây đều là những ngành có cơ hội việc làm cao, ra trường không lo thiếu việc và đem lại nhiều tiềm năng phát triển bản thân.
NGÀNH KINH TẾ HỌC LÀ GÌ?
Kinh tế học là khối ngành cung cấp những kiến thức sâu rộng về kinh tế, mang lại cơ hội việc làm cao. Bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, thậm chí là ở các cơ quan nhà nước. Ngành kinh tế gồm các môn nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ. Ngành học này cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (hay còn gọi là nguồn lực) khan hiếm của nó.
Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và các tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học và nhiều ngành khoa học khác.
KINH TẾ HỌC GỒM NHỮNG NHÓM NGÀNH GÌ?
1. Nhóm ngành kinh tế quản trị
Trong khối ngành kinh tế, quản trị được xem là ngành học quan trọng. Nhóm ngành này gồm các chuyên ngành kinh tế như: Quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế,…
Sinh viên theo ngành này sẽ được cung cấp những kiến thức để trở thành một nhà quản trị. Một số ngành có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế quản trị: Quản trị marketing, quản trị nhân lực, quản trị tài chính, cố vấn kinh tế – tài chính.
2. Nhóm ngành kinh tế tài chính
Đây là nhóm ngành được nhiều sinh viên quan tâm và lựa chọn nhất trong những năm gần đây. Nhóm ngành này bao gồm các lĩnh vực cụ thể như: Tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính, tài chính quốc tế, thị trường chứng khoán, hệ thống thông tin tài chính,…
Sinh viên tốt nghiệp trong nhóm ngành này có thể làm những công việc như: Nhân viên ngân hàng, tư vấn tài chính, nhân viên bảo hiểm,…
3. Nhóm ngành kế toán – kiểm toán
Kế toán – kiểm toán cũng là một nhóm quan trọng trong khối ngành kinh tế. Sinh viên theo ngành sẽ được cung cấp kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính. Cũng như hiệu quả kinh doanh thông qua các nghiệp vụ: Tính phí dự toán, phân bổ sổ sách, quản lý doanh thu theo sát kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Về cơ bản, sinh viên kế toán có thể làm những công việc của kiểm toán và ngược lại. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc liên quan đến nghiệp vụ như: Kế toán, dự báo kinh tế, phân tích chứng khoán, kinh doanh ngoại hối,…
Trong kinh tế học có nhiều nhóm ngành hot mà các bạn trẻ nên tham khảo. (Ảnh minh họa)
4. Nhóm ngành về lĩnh vực công
Video đang HOT
Sinh viên theo nhóm ngành được trang bị các kiến thức và kỹ năng linh hoạt trong lĩnh vực kinh tế. Sau khi ra trường, bạn có thể làm những công việc liên quan đến thuế, thương mại, môi trường,…
Thu nhập những người làm trong ngành kinh tế sẽ phụ thuộc vào mỗi ngành nghề và cấp bậc vị trí khác nhau. Sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm, được làm ở những vị trí cao hơn trong ngành thì bạn có thể kiếm được hàng chục, thậm chí là cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
Sinh viên khối ngành kinh tế thường rất năng động và linh hoạt. Nhiều người không chọn đi làm ở một doanh nghiệp hay một tổ chức cụ thể, họ ra ngoài tự làm chủ, xây dựng cơ ngơi cho riêng mình và có được thành công ngoài mong đợi.
ĐỂ HỌC NGÀNH KINH TẾ, BẠN CẦN TỐ CHẤT SAU
- Là người logic, có đầu óc phân tích, luôn đón đầu xu hướng.
- Có khả năng toán học sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tính toán.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm chủ động.
- Thường quan tâm đến các vấn đề về kinh tế, xã hội trong nước và thế giới.
- Có năng lực giải quyết vấn đề tốt, có khả năng tổ chức, lãnh đạo.
- Có khả năng thuyết trình, thu nhập dữ liệu, phân tích và báo cáo.
NHỮNG TRƯỜNG NÀO ĐANG ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ?
Khối ngành về kinh tế rất rộng và đào tạo nhiều nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, tuỳ vào mục đích của từng trường sẽ có chương trình đào tạo riêng. Ngoài kiến thức tổng quan về kinh tế thì các trường còn đào tạo kiến thức chuyên sâu như: Kinh tế đối ngoại, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển, thương mại quốc tế,…
Một số trường đào tạo ngành kinh tế là:
- Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Học viện Tài chính.
- Đại học Thương mại.
- Đại học Vinh.
- Đại học Kinh tế TP. HCM.
- Đại học Mở TP. HCM.
- Đại học Cần Thơ.
…
7 lỗi phổ biến cần tránh trong hồ sơ xin việc
Hồ sơ xin việc tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng cũng như tạo cơ hội tốt để tìm kiếm việc làm.
Hồ sơ xin việc là ấn tượng đầu tiên mà nhiều nhà tuyển dụng có về bạn. Ảnh: Majerrecruitment.
Theo Business News Daily, khoảng 70% nhà tuyển dụng nói những sai sót trong hồ sơ xin việc có thể dẫn đến việc bạn bị từ chối.
Dưới đây là một số lỗi trong hồ sơ xin việc phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải và cách để tránh chúng.
Lỗi chính tả hoặc ngữ pháp
Lỗi chính tả trong hồ sơ xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không dành thời gian để đọc lại trước khi gửi nó. Bạn nên đọc kỹ hồ sơ xin việc và dùng ứng dụng kiểm tra ngữ pháp để phát hiện những lỗi sai.
Bạn cũng nên nhờ bạn bè, thành viên trong gia đình hoặc người cố vấn xem qua hồ sơ xin việc. Họ sẽ giúp bạn phát hiện lỗi.
Định dạng quá phức tạp
Hồ sơ tốt nên có một bố cục trình bày rõ ràng và hợp lý để bất cứ ai khi đọc vào đều biết được tổng quan về quá trình làm việc của bạn.
Khi trình bày hồ sơ, bạn tránh sử dụng màu sắc quá tươi sáng, phông chữ phức tạp hoặc bất kỳ thứ gì khác có thể làm phân tán nội dung trong hồ sơ xin việc.
Bạn nên sử dụng mực đen và phông chữ cơ bản như Times New Roman hoặc Arial. Cỡ chữ trong hồ sơ nên được để ít nhất là 10 cho dễ đọc .
Quá dài hoặc quá ngắn
Hồ sơ chỉ nên dài một hoặc 2 trang. Nếu nó quá dài, nhà tuyển dụng không có thời gian để đọc đến hết phần cuối. Nếu hồ sơ quá ngắn, họ sẽ lầm tưởng bạn không có kinh nghiệm cho vị trí này.
Nếu là sinh viên mới ra trường hoặc kinh nghiệm chuyên môn hạn chế, bạn hãy cân nhắc đến việc liệt kê các công việc tình nguyện hoặc công việc thực tập trước đây. Bạn cũng có thể ghi từng tham gia các hoạt động xã hội, nhóm chuyên nghiệp và các tổ chức khác.
Trải nghiệm không liên quan
Việc cắt bỏ những điều không liên quan có thể làm cho hồ sơ xin việc của bạn ngắn gọn hơn. Ví dụ, nếu ứng tuyển vào vị trí quản lý cấp cao, bạn không cần nói công việc bắt đầu là bán hàng khi tốt nghiệp đại học.
Trong trường hợp đề cập đến công việc, bạn hãy nêu bật các kỹ năng lãnh đạo có liên quan đến vấn đề này.
Không đủ hoặc quá nhiều người tham chiếu
Nhiều nhà tuyển dụng quan tâm nội dung người tham chiếu chuyên môn từ đồng nghiệp, cố vấn, giám sát mà bạn từng làm việc cùng trong quá khứ. Họ cho đây là cách tốt để đánh giá bạn có làm hài lòng cấp trên, cộng sự hay không.
Trước khi ghi tên và thông tin liên hệ của bất kỳ ai là người tham chiếu, bạn nên xin phép họ. Một số người có thể quá bận rộn để nói chuyện với nhà tuyển dụng. Những người khác có thể không sẵn sàng đánh giá tích cực cho bạn.
Bạn không nên sử dụng người tham chiếu như bạn bè, thành viên gia đình hoặc những người chưa từng làm việc. Thay vào đó, hãy chọn những người đã khen ngợi công việc của bạn trong quá khứ.
Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhờ giáo sư cũ hoặc đồng nghiệp để làm người tham chiếu.
Hồ sơ xin việc của bạn nên nói về những gì bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng. Ảnh: Pexels.
Sử dụng một chuỗi các từ khóa
Trước khi nộp đơn ứng tuyển, bạn hãy xem qua hồ sơ xin việc và suy nghĩ có nên tùy chỉnh nó để phù hợp với vị trí này. Bạn hãy sử dụng các từ khóa để mô tả công việc.
Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm bán hàng và bằng đại học, bạn có thể mô tả mình là người có 10 năm kinh nghiệm bán hàng và bằng cấp trong lĩnh vực kinh doanh. Trong trường hợp công ty nói họ muốn những cá nhân có sức hút, thân thiện, bạn nên đề cập bạn có độ sức hút và thân thiện.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng tìm kiếm từ khóa để tìm những cá nhân có năng lực nhất. Nếu không có từ khóa phù hợp, hồ sơ của bạn dễ bị bỏ lỡ.
Bỏ qua thông tin chi tiết
Hồ sơ tốt không được nên có quá nhiều chi tiết vì nó gây khó khăn cho các nhà tuyển dụng trong việc đánh giá bạn có phải là ứng viên thích hợp hay không.
Khi bạn liệt kê từng công việc cũ trên hồ sơ xin việc, hãy bao gồm tháng, năm bạn bắt đầu và ngừng làm việc tại vị trí đó.
Nếu chỉ đề cập đến năm làm việc, có vẻ bạn đang cố gắng che đậy những lỗ hổng trong quá trình làm việc của mình. Thay vì cố gắng che giấu bất kỳ khoảng trống nào, bạn hãy giải thích chúng. Bạn có thể nói đang tìm việc làm hoặc cải thiện trình độ học vấn. Khi đề cập đến mỗi vị trí, bạn hãy ghi 4-5 nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc thành tích.
Top 3 ngành học đang khát nhân lực Đây là 3 ngành nghề cực hot và có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới, sinh viên ra trường không lo thất nghiệp, lương lại cực cao. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, đa phần các bạn sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm đúng với ngành nghề mà mình học hoặc định hướng nghề...