Khởi động mùa thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC tại Việt Nam
Trong 2 ngày 5-6/10/2019, kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC tại Việt Nam chính thức khởi động tại Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng.
Đây là vòng thi miền Trung nhằm tìm kiếm các đội xuất sắc tham dự vòng thi quốc gia, vòng thi khu vực, hướng tới vòng chung kết ICPC toàn cầu.
Kế tiếp, vòng thi miền Bắc sẽ được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ngày 13/10/2019; và vòng thi miền Nam sẽ diễn ra ngày 20/10 ở Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
Mỗi vòng thi là một trải nghiệm lập trình căng thẳng trong 5 tiếng với 11 – 12 vấn đề công nghệ, thi online với các kỹ năng lập trình, giải thuật, làm việc tập thể (3 người một máy), đề bài bằng tiếng Anh. Các đội thi được tính điểm sẽ được công bố xếp hạng (ranking) lập trình chuẩn quốc tế ICPC.
Mỗi đội tuyển ICPC sẽ có 3 thí sinh, cùng làm việc nhóm để làm bài thi online.
Các đội xuất sắc nhất của 3 miền sẽ được tham dự vòng thi ICPC quốc gia của Việt Nam tổ chức ngày 3/11.
Cùng thời gian đó, các đội tuyển mạnh Việt Nam sẽ có thể chủ động đăng ký dự thi tại các vòng loại khu vực Asia (tính điểm vào vòng chung kết thế giới) tổ chức tại các điểm thi: Jakarta (28/10), Bangkok (2/11), Manila (15/12), Kuala Lumpur (8/11) và Yangon.
Việt Nam cũng đăng cai tổ chức một điểm thi khu vực Asia tại Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Kỳ thi ICPC Asia Đà nẵng sẽ được tổ chức ngày 6/12 tại Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng (đây là bước khởi động để Việt Nam sẽ lần đầu tiên đăng cai tổ chức chung kết ICPC Đông Nam Á và Thái Bình Dương tại Hà Nội từ 21-23/12/2020).
Video đang HOT
Các điểm thi khu vực sẽ tiếp tục lựa chọn những gương mặt xuất sắc nhất ghi danh trong top 100 đội tuyển sẽ có mặt tại vòng chung kết toàn cầu ICPC diễn ra tại Moscow – Nga trong tháng 6/2020.
Một điểm đáng chú ý, Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Đà Nẵng sẽ được tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng từ 3-7/12/2019, cùng với Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (OLP) lần thứ 28 và Kỳ thi Procon Việt Nam.
Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam đã qua 27 năm liên tục với các cuộc thi sôi động diễn ra tại các trường đại học, cao đẳng, là một trong những nguồn phát hiện và phát huy tài năng trí tuệ của lớp trẻ Việt Nam, bổ sung nguồn lực CNTT-TT phục vụ công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Tin học Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam đồng tổ chức. Trong khuôn khổ OLP 2019 sẽ có cả Kỳ thi Hackathon Phần mềm nguồn mở.
OLP và ICPC năm 2019 sẽ thu hút gần 800 sinh viên từ trên 70 trường đại học, cao đẳng Việt Nam tham dự, cùng 20 đội tuyển từ các quốc gia Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan và Đài Loan).
Cùng đồng hành OLP và ICPC 2019, năm nay sẽ lần đầu tiên tổ chức thi đối kháng Procon giữa các đội tuyển trên môi trường đề thi cho trước nhằm tìm kiếm 8 đội tuyển xuất sắc nhất tham dự Kỳ thi Procon quốc tế tại Hà Nội vào tháng 3/2020.
Sẽ có 150 thầy cô giáo huấn luyện viên, trên 300 đội tuyển dự thi 7 khối thi: Siêu CUP OLP, Chuyên Tin, Không chuyên, Cao đẳng, Phần mềm nguồn mở, Procon; và trên 100 đội tuyển với gần 360 sinh viên tham dự Kỳ thi ICPC Asia Đà Nẵng 2019.
Sau quá trình thử nghiệm năm 2017 và 2018, từ năm 2019, Ban Tổ chức cho phép các trường PTTH có lớp Chuyên Tin đăng ký dự thi 4 vòng thi ICPC online nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội tiếp cận, rèn luyện kỹ năng lập trình theo chuẩn quốc tế.
Đây cũng là dịp đánh giá xếp hạng để các trường đại học đào tạo CNTT-TT có thể xem xét tuyển thẳng bậc đại học ngành CNTT-TT.
Năm 2018, tại Việt Nam đã có 3.739 lượt đội tuyển sinh viên dự thi các vòng ICPC Việt Nam (ước gần 1.000 thí sinh). Dự báo năm nay sẽ tăng trưởng 30 – 40% lượt dự thi. Chi tiết về ICPC, OLP và Procon có tại www.olp.vn; http://acm-icpc.olp.vn/; https://icpc.baylor.edu/.
Theo itcnews
PTIT mở 2 ngành mới Công nghệ IoT, Kỹ thuật điều khiển tự động trong năm học tới
Năm học 2020 - 2021, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến sẽ tuyển sinh 2 ngành đào tạo mới là Công nghệ Internet vạn vật (IoT) và Kỹ thuật Điều khiển tự động hóa, đồng thời xem xét đưa vào giảng dạy các chuyên ngành mới mang tính chuyên sâu mà xã hội quan tâm.
Thông tin nêu trên vừa được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) cho biết tại lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020 của trường.
Ông San cũng cho biết thêm, vừa qua, Học viện đã hoàn thành xây dựng các đề án mở 2 ngành Công nghệ IoT, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (thiên hướng về Robotics) để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thời gian tới, Học viện sẽ gấp rút đưa vào giảng dạy chuyên ngành và xây dựng đề án mở ngành Khoa học dữ liệu (Big Data) và Fintech. "Với hướng đào tạo linh hoạt như vậy, sinh viên và người học tại Học viện có cơ hội lựa chọn, nắm bắt kịp thời ngành học và chuyên môn về ICT cần thiết cho hành trang lập nghiệp và đòi hỏi trong công việc của mình", ông San chia sẻ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: "Học viện xác định đưa vào dạy các chuyên ngành mới, mở ngành mới chính là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo rõ ràng nhất" (Ảnh: Đình Dũng)
Nhấn mạnh nâng cao chất lượng đào tạo luôn là mục tiêu hàng đầu của Học viện, người đứng đầu PTIT cho hay, bên cạnh việc liên tục đổi mới, cập nhật kiến thức thực tiễn cho giáo trình, bài giảng, Học viện hiện nay chú trọng đưa hàm lượng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào nội dung giảng dạy có tính chuyên sâu mang tính đặc thù của ngành CNTT và Truyền thông (ICT) không chỉ cho các ngành đào tạo kỹ thuật như các kiến thức về trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), An toàn thông tin, Dữ liệu lớn... mà còn cho cả ngành kinh tế, xã hội mà Học viện đang đào tạo như Thương mại điện tử, Kế toán số, Marketing số, Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế đồ họa...
"Học viện xác định đưa vào dạy các chuyên ngành mới, mở ngành mới chính là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo rõ ràng nhất", đại diện lãnh đạo Học viện nói.
Những năm gần đây, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã liên tục mở mới các ngành, chuyên ngành đào tạo lĩnh vực ICT để đáp ứng nhu cầu của xã hội (Ảnh minh họa: PTIT).
Cũng theo ông San, trong năm học mới 2019 - 2020, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ đổi mới phương thức tuyển sinh để phù hợp với thực tiễn, với đặc thù của ngành ICT và đáp ứng nhu cầu của người học hoàn thành tốt, đúng quy định cho công tác tuyển sinh năm 2020.
Bên cạnh đào tạo đại học chính quy, Học viện còn xây dựng và thúc đẩy mở các lớp đào tạo nâng cao ký năng và đào tạo lại để kịp thời bồi dưỡng các kiến thức mới mag nhu cầu xã hội và người học quan tâm.
Cùng với đó, theo đại diện lãnh đạo Học viện, thời gian tới các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong sinh viên cũng sẽ được đẩy mạnh; khuyến khích mạnh mẽ việc đăng tải các bài báo quốc tế ISI và Scopus. Đồng thời, đẩy mạnh đưa các sản phẩm nghiên cứu vào ứng dụng tại các địa phương và doanh nghiệp; hoạt động khởi nghiệp; ứng dụng CNTT phục vụ công tác đào tạo, quản lý điều hành và phục vụ nhu cầu của cộng đồng sinh viên, xây dựng một "Smart PTIT" "e-PTIT" từ năm 2020.
Đặc biệt, không chỉ đào tạo cho sinh viên trong nước, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ mở rộng liên kết đào tạo quốc tế; tiếp tục tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, mở các lớp liên kết đào tạo các hệ Đại học và Sau Đại học. "Lần đầu tiên, Học viện được Bộ TT&TT giao mở đào tạo Kỹ sư CNTT 100% bằng tiếng Anh cho sinh viên các nước ASEAN", đại diện lãnh đạo Học viện thông tin.
Vân Anh
Theo ictnews
Chàng sinh viên trẻ miệt mài "mang tiếng Anh về làng" Chứng kiến và thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ em vùng nông thôn, chàng trai trẻ Nguyễn Thành Long đã miệt mài thực hiện dự án "Tiếng Anh 1 USD - Mang tiếng Anh về làng". Dự án dạy Tiếng Anh cho trẻ em do bạn trẻ Nguyễn Thành Long (SN 1997, sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) khởi...