Khởi động đợt đánh giá của WB với Dự án hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông
Phiên họp khởi động đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới (WB) với dự án Hỗ trợ đổi mới dục phổ thông (RGEP) diễn ra tại Bộ GD&ĐT sáng nay (25/11), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, bà Keiko Inoue – Phụ trách Chương trình phát triển con người, giới và việc làm của WB chủ trì phiên họp.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại phiên họp.
Dự án RGEP có 4 thành phần, gồm: Hỗ trợ phát triển chương trình; Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới; Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; Quản lý, giám sát, đánh giá dự án.
Báo cáo tiến độ thực hiện dự án RGEP đến tháng 11/2019, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc RGEP – cho biết: Với thành phần 1 là hỗ trợ phát triển chương trình, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục đã được ban hành. Riêng chương trình tiếng dân tộc thiểu số, ngày 13/9/2019, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 946/KH-BGDĐT xây dựng chương trình Tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong sáng nay (25/11), các nhà khoa học, nhà giáo là thành viên Ban xây dựng chương trình môn Tiếng dân tộc thiểu số bắt đầu được tập huấn.
Về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, có 200 báo cáo viên nguồn, 800 giảng viên sư phạm chủ chốt, 1028 cán bộ quản lý sở/phòng GD&ĐT, 640 giáo viên Lịch sử là tổ trưởng chuyên môn đã được bồi dưỡng; 6.360 tổ trưởng chuyên môn đang được tiếp tục bồi dưỡng, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12/2019.
Về sách giáo khoa, ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký quyết định số 4507/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông; theo đó, có 32 SGK của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt trong lần này.
Việc thẩm định các SGK lớp 2, 6 được tiến hành theo kế hoạch số 908 ngày 28/8/2019 của Bộ GD&ĐT, bao gồm các hoạt động chính: Chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu dành cho người tham gia thẩm định SGK; Tổ chức hội thảo-tập huấn cho người tham gia thẩm định các SGK lớp 2, 6; Tổ chức thẩm định SGK lớp 2, 6 (tiến hành tương tự như thẩm định SGK lớp 1).
PGS Nguyễn Xuân Thành phát biểu tại phiên họp .
Liên quan đến công việc dịch song ngữ và chuyển sang chữ nổi Braille SGK mới; cung cấp SGK cho các trường vùng khó khăn: Đã ban hành các kế hoạch dịch song ngữ và chuyển sang chữ nổi SGK mới; cung cấp SGK cho các trường vùng khó khăn. Đang tổng hợp danh sách các trường vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và số học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 để lập gói thầu cung cấp SGK lớp 1.
PGS Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đồng ý kế hoạch học tập về khảo thí và phát triển chương trình giáo dục tại Hàn Quốc. Đang hoàn thiện kế hoạch tăng cường năng lực 2 trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và đánh giá quốc gia để trình Bộ GD&ĐT ban hành.
Về đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12, đến nay đã hoàn thành thử nghiệm câu hỏi thi đối với 11 môn ở 3 khối lớp 5, 9, 12; báo cáo kết quả thử nghiệm; dự thảo bộ bảng hỏi khảo sát. Đang thương thảo hợp đồng với 4 chuyên gia tư vấn quốc tế để tập huấn về biên soạn câu hỏi thi.
Video đang HOT
Về đánh giá dạy học các lớp 3, 8 chương trình hiện hành định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đã hoàn thành xây dựng cấu trúc và ma trận kỹ thuật đề kiểm tra cho 2 bài kiểm tra đầu năm/cuối năm môn Toán, Tiếng Việt, Ngữ văn lớp 3, 8. Đang hoàn thiện chọn mẫu 200 trường thuộc 20 tỉnh, gồm 100 trường khảo sát và 100 trường đối chứng…
Phiên họp khởi động đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của WB với dự án RGEP.
Cảm ơn các chuyên gia cao cấp của WB đã tham gia đoàn giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của dự án RGEP, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhận định: Với sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của WB, cũng như những nỗ lực của Bộ GD&ĐT, dự án đã từng bước có những tiến triển tích cực. Thứ trưởng đồng thời cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan của Bộ GD&ĐT chia sẻ cụ thể về những vấn đề liên quan đến thực hiện dự án RGEP.
Bà Keiko Inoue – Phụ trách Chương trình phát triển con người, giới và việc làm của WB – ghi nhận những nỗ lực, tiến bộ của Dự án trong thời gian qua, đồng thời cũng nêu một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới và nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ của Dự án. “Có thể thấy sự gắn kết giữa các đơn vị chuyên môn của Bộ GD&ĐT và dự án RGEP. Tinh thần hợp tác, sự tham gia sâu rộng của các bên có sự khẳng định rất rõ ràng” – bà Keiko Inoue nhận định.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Đổi mới giáo dục không phải bắt đầu từ số 0
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, giám đốc dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT), chia sẻ như thế cùng Tuổi Trẻ trước những lo lắng của giáo viên về việc thử nghiệm cách dạy mới.
Học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) trong buổi ngoại khóa thực nghiệm đo chu vi Trái đất trong ngày Xuân phân 21-3-2019 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ông Thành khẳng định việc Bộ GD-ĐT sẽ kế thừa những giá trị đã triển khai, thử nghiệm nhằm hướng đến mục tiêu mới phát triển năng lực, phẩm chất người học trong chương trình mới.
Không thể không thay đổi được
* Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều nội dung đổi mới giáo dục trong các nhà trường phổ thông, việc tiếp thu những thành quả này khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là như thế nào, thưa ông?
- Mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới là chuyển từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học. Nội dung các môn học sẽ hướng tới việc vận dụng, gần gũi với thực tiễn đời sống. Vì thế các mô hình, phương pháp dạy học tạo cơ hội cho học sinh học chủ động, tích cực, học qua trải nghiệm, thực nghiệm sẽ tiếp tục được phát huy.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện các phương pháp dạy học tích cực theo hướng dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông.
Việc cho phép các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục giúp các trường có điều kiện xây dựng các nội dung dạy học, trải nghiệm theo chủ đề, dự án, triển khai các hình thức dạy học sáng tạo.
Các trường có thể thiết kế thời khóa biểu theo kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh từng khối lớp và điều kiện dạy học của địa phương. Trong đó linh hoạt tổ chức các dự án học tập theo chủ đề liên môn.
Những thành quả từ các phương pháp này là một trong các cơ sở thực tiễn để xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành
* Nhưng trên thực tế có nơi làm sai, nhiều nơi không có sự chuyển biến về việc thực hiện các phương pháp trên...
- Những nơi thực hiện chưa tốt và sa vào hình thức thường do chưa hiểu, thực hiện cứng nhắc. Các nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch dạy học tích cực, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên chưa tốt, chưa được tập huấn kỹ, chưa có sự kết nối phát huy chất xám của đội ngũ giáo viên trong các tổ bộ môn.
Tuy nhiên, nếu bắt tay vào làm và điều chỉnh dần thì sẽ thấy không phải khó đến mức không làm được. Những nơi đã thực hiện tốt các mô hình, phương pháp dạy học tích cực, tôi tin khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thuận lợi, hiệu quả hơn.
* Cũng từ thực tế, nhiều ý kiến cho rằng các phương pháp dạy học tích cực sẽ bỏ quên những học sinh yếu do giáo viên để học sinh chủ động mà không có sự uốn nắn như cách dạy học truyền thống?
- Có ý kiến này do ở một số nơi triển khai các mô hình, phương pháp dạy học tích cực chưa đúng, có sự "tam sao thất bản". Chuẩn bị một tiết học công phu, học liệu, thiết bị hiện đại nhưng không nắm được mục đích, phương pháp phù hợp cũng trở thành hình thức. Ngược lại, hiểu rõ cốt lõi vấn đề thì có thể vận dụng sáng tạo với những học liệu không đắt tiền, đơn giản.
Một số nhà trường, giáo viên vì hiểu sai nên làm sai. Tôi ví dụ như mô hình trường học mới (còn gọi là mô hình VNEN) rất tốt nhưng bị phản ứng là do cách triển khai cứng nhắc, dẫn tới bị biến tướng.
Ở các phương pháp dạy học tích cực khác hay việc mở rộng không gian lớp học, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng thế - phải tùy thuộc vào yêu cầu môn học, chủ đề học tập, các giáo viên, tổ bộ môn thảo luận, cùng xây dựng nội dung dạy học một cách linh hoạt.
Xác định rõ giáo viên đang ở đâu
* Cụ thể thì việc tập huấn cho giáo viên sẽ phải triển khai thế nào để đáp ứng yêu cầu chương trình mới trên cơ sở phát huy những giá trị thực tiễn đã triển khai?
- Nhiều giáo viên lo khi triển khai chương trình mới vì họ nghĩ sẽ phải bắt đầu từ số 0. Nhưng thực tế không phải thế mà chương trình mới triển khai trên cơ sở kế thừa những giá trị đã có.
Điều quan trọng là xác định xem giáo viên đang ở đâu, cần bổ sung, hỗ trợ gì để đáp ứng yêu cầu mới. Yêu cầu của Bộ GD-ĐT trong năm 2019 là cán bộ, giáo viên phải hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới, đối chiếu với chương trình hiện hành, từ mục tiêu của chương trình để xem có khác biệt gì và xác định cách thức phải triển khai.
Ở đây là cách thức để xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức bố trí giáo viên hợp lý và tập huấn giáo viên dựa trên những yêu cầu cụ thể.
* Còn về các mô hình, phương pháp giáo dục đã thực hiện, khi bước vào triển khai chương trình mới sẽ duy trì như thế nào?
- Những mô hình, phương pháp hướng đến việc dạy học tích cực đều phù hợp với tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông sắp triển khai.
Chương trình được thiết kế mở, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo chủ động sáng tạo. Dĩ nhiên những khó khăn, hạn chế do điều kiện khách quan, do trình độ giáo viên, do cách hiểu sai sẽ phải khắc phục.
Đừng cứ thấy ý kiến trái chiều mà phủ nhận
* Nếu phát huy những mô hình, phương pháp dạy học tích cực vào chương trình giáo dục phổ thông mới, theo ông, cần rút ra bài học gì?
- Có hai điểm yếu phải khắc phục. Một là tập huấn giáo viên phải kỹ hơn, hai là tuyên truyền tốt để cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh hiểu được vấn đề cốt lõi của mục tiêu chương trình, các phương pháp dạy học được lựa chọn.
Còn một điểm nữa, nhìn lại quá trình triển khai những nội dung đổi mới giáo dục đã làm, tôi thấy chúng ta cần thay đổi tư duy. Đừng cứ thấy bị chê, thấy có ý kiến trái chiều thì co lại, thậm chí dừng thực hiện mà phải bình tĩnh, phân tích tình hình để xem những hạn chế, bất cập đến từ nguyên nhân nào.
Theo tuoitre
Sách giáo khoa cho đổi mới giáo dục Kỳ 2: Những người nhặt "sạn" Mục đích cuối cùng của việc thẩm định SGK là lựa chọn được những bộ sách chất lượng nhất cho GV, HS. Điều đó cho thấy, vai trò của Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) vô cùng quan trọng. Mặt khác, việc thành lập HĐTĐ cũng phải dựa trên quy trình hết sức chặt chẽ. Bộ sách giáo khoa chuẩn là phương tiện quan...